Xin hỏi, tôi bị nhịp tim nhanh, có nên tập chạy bộ không? Khoảng 5 tháng gần đây tôi mới bị nhịp tim nhanh, không đều, có thể vài ngày bị một lần hoặc 2, 3 tuần 1 lần. Mỗi khi bị nhịp tim nhanh, tôi thường khó thở, trống ngực, tim đập nhanh và mạnh, rất mệt.
Chào bạn,
Chạy bộ nói riêng và tập thể dục nói chung rất tốt cho trái tim của bạn. Chúng giúp cho hoạt động của cơ tim và giữ cho hệ thống tim mạch mạnh khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn đã không tập trong một thời gian dài và nay muốn chạy bộ, thì điều đó thực sự là tai hại, bởi chúng có thể kích hoạt làm tim đập nhanh và mạnh, không tốt cho bệnh của bạn.
Như vậy, với trường hợp của bạn, bạn hoàn toàn có thể chạy bộ, nhưng nên bắt đầu từ từ và luôn ghi nhớ những lưu ý sau đây:
– Luôn mang theo máy đo nhịp tim: Bạn có thể chuẩn bị cho máy các thiết bị đo nhịp tim nhỏ, đeo được tại tay (đồng hồ sức khỏe mibrand), hoặc tải ứng dụng đo nhịp tim trên màn hình điện thoại để theo dõi nhịp tim thường xuyên trong quá trình luyện tập. Nếu bạn thấy nhịp tim lên quá cao, bạn cần giảm cường độ chạy bộ, đi chậm và hít sâu thở chậm để đưa cơ thể về trạng thái thư giãn.
– Trước khi tập luyện, bạn cũng có thể trao đổi cùng bác sĩ. Vì họ sẽ là người đưa ra cho bạn lời khuyên hữu ích về việc bạn có thể tập bao nhiêu phút/ngày và mức độ.
– Không để nhịp tim khi chạy vượt quá 60 – 80% nhịp tim bình thường.
– Bạn nên chạy để nâng sức bền, độ dẻo dai thay vì tập để đổ nhiều mồ hôi. Các chuyên gia khuyên bạn có thể chạy bước trung bình, chậm rãi từ 20 phút, sau đó nghỉ ngơi 10 phút rồi tiếp tục. Tối thiểu một lần nên kéo dài từ 45 – 60 phút sau khi bạn đã quen với cường độ này.
– Để có hiệu quả, bạn cần duy trì chạy bộ tối thiểu 4 – 5 buổi/tuần.
– Uống tối thiểu 2 cốc nước lớn sau khi tập thể dục để bù nước và điện giải bị mất do đổ mồ hôi.
Chạy bộ rất tốt, nhưng nhịp tim nhanh là một dạng rối loạn nhịp tim rất khó kiểm soát và điều trị. Ảnh hưởng từ thực phẩm, thời tiết hay chính tâm lý của người bệnh sẽ có thể kích thích làm tim đập nhanh. Do đó, để tăng cao hiệu quả trong điều trị, ngoài chạy bộ, bạn cũng nên tập thêm thiền, yoga để điều tiết hơi thở, cảm xúc; giữ cho mình một lối sống lành mạnh tránh xa chất kích thích và hạn chế thực phẩm không tốt cho tim (cà phê, trà đặc, thuốc lá, rượu, bia…).
Chúng tôi cũng rất khuyến khích bạn sử dụng thêm Tpcn Ninh Tâm Vương 4 viên/2 lần/ngày, duy trì tối thiểu theo liệu trình 2 – 4 tháng sẽ giúp ổn định nhịp tim; tăng sức bóp của tim nên cải thiện rõ rệt các triệu chứng mệt mỏi, hồi hộp, khó thở, trống ngực…
Bạn có thể xem thêm chia sẻ của người bệnh bị tim đập nhanh sử dụng sản phẩm cho hiệu quả tốt tại đây:
Chúc bạn sức khỏe!
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com