Hoàng Đức Chính, TP Buôn Mê Thuật: Tôi năm nay 50 tuổi, bị ngoại tâm thu thất và đã được sử dụng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim. Nhưng dạo này tôi lại hay bị lo lắng, mất ngủ, tim đập không đều, đi khám được khuyên dùng sốc điện tim. Xin hỏi phương pháp này có gây biến chứng gì không? Tôi xin cảm ơn!
Chào bác!
Ngoại tâm thu là một rối loạn nhịp tim với biểu hiện tim đập lúc nhanh, lúc chậm. Trong cơn tim đập nhanh người bệnh sẽ thấy hồi, hộp, trống ngực, có thể kèm theo đau tức ngực, khó thở. Ngược lại, khi tim đập chậm bác lại cảm thấy chóng mặt, choáng ngất. Phương pháp điều trị hiện nay thường được áp dụng là sử dụng thuốc, đốt điện tim hoặc đặt máy tạo nhịp. Trường hợp của bác mặc dù dùng thuốc điều trị nhưng nhịp tim vẫn chưa kiểm soát được, vì vậy bác nên tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Trước mắt, bác nên thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên luyện tập như đi bộ, ngồi thiền, yoga. Đồng thời, bác nên giữ tinh thần thoải mái để có giấc ngủ ngon, giúp cải thiện nhịp tim. Bên cạnh đó, bác có thể sử dụng các giải pháp hỗ trợ từ thiên nhiên để ổn định nhịp tim và giảm cơn ngoại tâm thu. Hiện nay trên thị trường có tpcn Ninh Tâm Vương, bác có thể tham khảo sử dụng.
Đối với câu hỏi biến chứng của sốc điện tim, bác nên biết một số rủi ro khi thực hiện sốc điện trong điều trị rối loạn nhịp tim như sau:
– Khi thực hiện sốc điện bác có thể bị đau và tấy đỏ trên ngực. Những vết tấy này chỉ mang tính tạm thời, rất nhẹ và dễ lành trở lại.
– Sau khi thực hiện sốc điện, một số người bệnh có thể xuất hiện nhịp tim bất thường ngay sau đó. Hầu hết người bệnh phải thực hiện sốc điện thêm một lần nữa tại một số điểm.
– Nếu như bác có phản ứng với một số loại thuốc gây mê, nên nói với bác sỹ của mình để tránh rủi ro khi sốc điện.
– Ở một số trường hợp rất hiếm hoi, người bệnh có thể bị đột quỵ khi ca sốc điện tác động đến khối máu đông trong tim. Tuy nhiên, để đối phó với trường hợp này, trước khi sốc điện, các bác sỹ sẽ siêu âm tim, kiểm tra các cục máu đông và tiêm thuốc chống đông máu trước khi phẫu thuật.
Trong thực tế, cũng đã có người bệnh gặp rủi ro khi phẫu thuật và phải cấp cứu. Tuy nhiên, những trường hợp này rất hiếm hoi. Chỉ cần trước khi phẫu thuật bác trao đổi kỹ lưỡng với bác sỹ các vấn đề mình gặp phải để lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, tránh những rủi ro đáng tiếc.
Chúc bác sức khỏe.
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com