Đốt điện tim hiệu quả ra sao? Bao lâu thì tái phát?

148 Lượt xem

Em bị rối loạn nhịp tim được bác sỹ khuyên nên đốt, cho em hỏi, kỹ thuật đốt điện tim điều trị rối loạn nhịp tim là như thế nào, hiệu quả ra sao. Khi đốt xong có bị tái phát ngay không hay là nhiều năm sau mới tái phát? Đốt nhiều lần có ảnh hưởng gì không?

Đốt điện tim là loại can thiệp rất hiệu quả trong việc điều trị rối loạn nhịp tim nhanh, như cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh thất. Hiệu quả của phương pháp này tương đối cao, nhưng có người bị tái phát, phải đốt điện tim nhiều lần. Chúng tôi sẽ giải thích rõ hơn về hiệu quả và việc tái phát sau đốt điện tim như sau:

Hiệu quả của phương pháp đốt điện tim

Chuyên gia tim mạch Ts.Bs Phạm Trần Linh cho biết: Đốt điện tim là phương pháp tương đối tiên tiến, đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều trung tâm tim mạch lớn ở Việt Nam và rất hữu ích trong việc điều trị các loại rối loạn nhịp tim nhanh, ví dụ như cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất hoặc nhịp nhanh thất, với tỷ lệ thành công từ 80 – 90% thậm chí đến 95-99%. Bởi vậy, nếu phát hiện sớm và áp dụng tốt biện pháp điều trị này thì thì rối loạn nhịp tim có khả năng chữa khỏi là rất cao.

Như vậy, qua câu trả lời của BS Linh, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện phương pháp này.

Đốt điện tim bao lâu thì tái phát?

Ths.Bs Nguyễn Đình Hiến – Trưởng khoa nội tim mạch, bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn – Hà Nội chia sẻ: Một số người đốt điện xong thì bệnh khỏi hoàn toàn, nhưng cũng có trường hợp bị tái phát và cần đốt lại nhưng việc đốt điện lần thứ 2 cũng không nguy hại gì tới sức khỏe của người bệnh cả, nên bạn có thể yên tâm về vấn đề này

Việc tái phát có thể là do 1 trong các nguyên nhân như:

  • Thứ nhất: Trong quá trình dò tìm ổ gây loạn nhịp để đốt không phát hiện được tất cả các ổ loạn nhịp nên các ổ đó bị bỏ xót, vì vậy mà rối loạn nhịp vẫn xảy ra.
  • Thứ 2: Đốt thành công nhưng phát sinh ổ loạn nhịp mới, thời gian phát sinh ổ loạn nhịp có thể chưa xác định được sau bao lâu so với lần đốt trước, có thể vài tuần, vài tháng hoặc vài năm.
  • Thứ 3 là do biến chứng đốt điện tim, gây tổn thương hệ thống điện tim và tình trạng loạn nhịp tim lại xảy ra. Mặc dù tỷ lệ xảy ra tình trạng này rất thấp.

Mặt khác, với mỗi phương pháp thì việc điều trị thành công phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có bản thân người bệnh, cấu trúc tim, mức độ nặng và phức tạp của bệnh, vì vậy những con số thống kê chỉ mang tính tương đối.

Trước và sau khi đốt điện tim, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như Ninh Tâm Vương để ổn định nhịp tim, phòng ngừa tái phát cơn loạn nhịp. Với thành phần chính là tinh chất Khổ Sâm kết hợp với Đan Sâm, Hoàng Đằng, Cao Natto, Ninh Tâm Vương sẽ giúp  ổn định dẫn truyền tín hiệu điện tim, giảm kích thích cơ tim nên giúp ổn định nhịp, phòng ngừa tái phát ổ loạn nhịp nên cũng giảm tỷ lệ phải đốt điện tim lần 2.

Bạn có thể nghe chuyên gia rối loạn nhịp tim giải đáp về vấn đề tái phát sau khi đốt điện trong clip sau:

Xem thêm:

Phương pháp đốt điện tim là gì?

Đốt điện tim điều trị rối loạn nhịp tim và những câu hỏi thường gặp

Hy vọng sau khi đọc bài, bạn sẽ hiểu được hiệu quả, lợi ích của phương pháp cũng như khả năng tái phát. Nếu vẫn còn băn khoăn, hãy liên hệ 0966.491.285 để được hỗ trợ sớm nhất.

Chúc bạn sức khỏe!

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim