Dùng Ninh Tâm Vương chưa thấy cải thiện nhiều có nên uống tiếp?

7 Lượt xem

Bắt đầu từ tháng 1 năm 2017, tôi có biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực. Thời gian đầu chỉ khi leo cầu thang hoặc làm việc nặng mới bị nên tôi không đi khám, sau đó bệnh nặng hơn, tôi lên viện Thống Nhất bác sĩ kết luận tim hoàn toàn bình thường, chỉ cho Panagin về uống. Tôi uống được 2 tuần, không thấy cải thiện, được một người bạn khuyên uống thêm Ninh Tâm Vương. Tôi đã dùng được 4 hộp thấy các triệu chứng chuyển biến rất chậm, chỉ thấy người nhẹ nhõm hơn. Công việc của tôi thường xuyên phải thức đêm và đi lại nhiều nên khá căng thẳng, không biết điều này có ảnh hưởng tới tác dụng của sản phẩm không. Theo chuyên gia, tôi có nên tiếp tục sử dụng nữa không?

Chào bạn,

Với chứng rối loạn nhịp tim nói chung, việc điều trị khá khó khăn, đòi hỏi bạn phải kiên trì. Bởi những tổn thương liên quan đến hệ thống điện tim, cơ thể sẽ cần có thời gian để điều chỉnh lại rối loạn. Với sản phẩm Ninh Tâm Vương, do các thành phần chính là thảo dược, nên khi sử dụng hiệu quả sẽ không thể nhìn thấy ngay như thuốc tây. Do đó, chúng tôi khuyên bạn nên uống đủ theo liệu trình khuyến cáo của nhà sản xuất từ 2 – 4 tháng. Sau 1 tháng kiên trì sử dụng, tuy chưa cải thiện được rõ rệt, nhưng sản phẩm phần nào cũng đã giúp cơ thể bạn nhẹ nhõm hơn.

Điều khiển nhịp tim còn có vai trò rất quan trọng của hệ thống thần kinh tim. Hệ thần kinh này lại chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các yếu tố: căng thẳng, lo lắng, hồi hộp, mất ngủ, thời tiết thay đổi… Do đó, việc kiểm soát lối sống, chế độ ăn chiếm đến 50% hiệu quả điều trị bệnh, ngoài dùng thuốc. Và với đặc thù công việc của bạn khá căng thẳng, thường xuyên thức khuya thì hiệu quả điều trị sẽ không nhanh bằng người khác.

Vì vậy, chúng tôi có một số lời khuyên sau đây dành cho bạn:

– Hạn chế các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu, bia, chè, trà đặc… bởi những thực phẩm này dễ kích thích hệ thần kinh tim.

– Ăn hạn chế đường, chất béo từ động vật (phủ nội tạng động vật, thịt màu đỏ); bạn nên uống đủ nước (1.8 – 2 lít mỗi ngày), ăn nhiều rau có màu xanh, các loại trái cây (chuối, na…).

– Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, nên tập 30 phút buổi sáng + 30 phút buổi chiều như đi bộ, tập hít thở bằng bụng…

Chúng tôi gửi đến bạn chia sẻ của một người bệnh bị tim đập nhanh, thậm chí lên đến 160 nhịp/phút nay đã kiểm soát được nhịp tim, bạn có thể tìm hiểu thêm:

https://www.youtube.com/watch?v=tQMqPxiC5n4&index=16&list=PL9Uw3zMEm1Mp_ZtK9Ub_7dctwqSaxpcHw

Chúc bạn sớm cải thiện được bệnh tình!

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim