Mẹ tôi bị bệnh mạch vành cách đây 3 năm, vẫn điều trị theo thuốc của bác sĩ kê đơn. Lần rồi đưa mẹ đi tái khám, bác sĩ có khuyên nên đặt stent ở một nhánh động mạch để phòng ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tôi đang rất phân vân, bởi qua tìm hiểu, tôi được biết đặt stent cũng có thể gây nhiều rủi ro. Xin chuyên gia cho tôi biết đặt stent mạch vành nên được tiến hành khi nào?
Chào bạn,
Mỗi một thủ thuật, can thiệp thực hiện trong cơ thể đều tồn tại song song lợi ích và rủi ro. Và đôi khi, chúng ta phải chấp nhận rủi ro để có được lợi ích lớn hơn. Đặt stent mạch vành cũng là một trong những thách thức như vậy. Các bác sĩ sẽ là người theo dõi và biết được chính xác tình trạng bệnh của mẹ bạn, từ đó đưa ra lời khuyên hợp tình, hợp lý nhất. Vì thế, theo chúng tôi, để được giải đáp chi tiết và cụ thể, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị cho mẹ để tìm ra phương án tối ưu.
Thông thường, bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh nên đặt stent khi lòng hẹp trên mức 50-70%. Bởi khi đó, động mạch vành sẽ giảm khả năng cung cấp máu cho tim, đặc biệt là khi người bệnh hoạt động, làm việc gắng sức. Với những trường hợp tắc nghẽn lên đến 80-99%, các cơn đau thắt ngực, khó thở sẽ rất dữ dội, cục máu đông có thể hình thành, gây bít tắc mạch vành đe dọa cơn nhồi máu cơ tim, thì việc can thiệp đặt stent là hoàn toàn cần thiết.
Chúc mẹ bạn sức khỏe!
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com