Tôi năm nay 52 tuổi, đã bị rung nhĩ 4 năm, đi khám được bác sỹ cho uống thuốc Concor và Coumadin, nhịp tim ổn định trong suốt 4 năm đó, nhưng 2 tháng gần đây dù uống thuốc đều đặn nhưng nhịp tim thường trên 100 nhịp/phút khiến tôi lo lắng. Cho tôi hỏi tình trạng của tôi nên làm thế nào? Tại sao nhịp tim lại tăng như vậy?
Chúng tôi hiểu rằng bạn đang rất lo lắng vì bệnh của bạn đang có dấu hiệu tiến triển và điều này có thể khiến cuộc sống của bạn bị đảo lộn. Trong 4 năm bạn dùng thuốc rất hiệu quả, nhịp tim ổn định nhưng thời gian gần đây nhịp tim của bạn tăng lên dù vẫn uống thuốc đều đặn thì có thể là do ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, thuốc giảm hiệu lực hoặc bệnh tiến triển nặng hơn…. Để điều trị hiệu quả, bạn cần biết thêm một số thông tin dưới đây:
Nguyên nhân làm tăng nhịp tim dù vẫn dùng thuốc điều trị đều đặn
Lo lắng, căng thẳng stress, dùng chất kích thích làm tăng nhịp tim
Nhịp tim của bạn chịu tác động của nhiều yếu tố như cơ địa, nhiệt độ nóng lạnh, cảm xúc, bệnh tim mạch mà bạn mắc phải như rung nhĩ… Nếu bạn hay lo lắng, suy nghĩ hoặc dùng chất kích thích như rượu cũng là nguyên nhân làm rung nhĩ nặng thêm vì làm ảnh hưởng đến quá trình phát xung điện trong tim. Vì vậy, ngoài việc dùng thuốc đều đặn thì cảm xúc là yếu tố quan trọng để cân bằng, ổn định nhịp tim. Bạn nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh buồn phiền, để bệnh không trở nặng thêm.
Bệnh rung nhĩ tiến triển nên giảm đáp ứng với thuốc
Có một điều mà bạn có thể chưa biết, đó là bệnh rung nhĩ là bệnh tiến triển, nghĩa là theo thời gian, bệnh sẽ tăng dần về cả tần số và mức độ cơn nhịp nhanh. Vì vậy, rất có thể là hiệu quả của các thuốc bạn dùng trước kia đã giảm đi. Không biết bạn có đi khám đều đặn không bởi nếu bệnh tiến triển thì cần đi khám định kỳ để tăng liều thuốc cho phù hợp với bệnh
Thuốc chống loạn nhịp tim có thể làm rối loạn nhịp trở nên nặng hơn
Trong số các thuốc mà bạn đang sử dụng có thuốc điều trị rối loạn nhịp tim Concor, đây là thuốc chẹn beta giao cảm có tác dụng do giảm co bóp cơ tim, giãn mạch, kéo dài thời gian dẫn truyền nên làm giảm nhịp tim rất hiệu quả nhưng dùng một thời gian dài có thể gây hiện tượng “nhờn thuốc” làm tình trạng loạn nhịp trở nên nặng hơn.
Cách điều trị rung nhĩ hiệu quả hơn
Để tăng hiệu quả điều trị rung nhĩ, bạn nên ăn trái cây chứa vitamin C, vitamin B, chất xơ như bưởi, dứa, táo, ổi, chuối và ăn nhiều cá hơn vì chất béo chưa bão hòa có trong cá có thể làm giảm tần suất rung nhĩ, hạn chế các biến chứng của bệnh như đột quỵ. Bạn đang sử dụng thuốc chống đông, vì vậy không nên ăn rau có màu xanh đậm hoặc các thực phẩm chứa nhiều vitamin K như rau cải bó xôi, súp lơ xanh, bắp cải… vì chúng sẽ gây ra tình trạng chảy máu quá mức, làm loãng máu. Cần tuyệt đối tránh sử dụng các loại chất kích thích như trà đặc, cà phê, thuốc lá, rượu bia… vì chúng có thể đánh thức cơn rung nhĩ.
Sinh hoạt điều độ, đúng giờ, ngủ đủ giấc, tránh những căng thẳng, stress, làm việc quá sức trong cuộc sống cũng như là công việc. Bạn cũng nên tập thể dục nhưng ở cường độ thấp, tránh để toát quá nhiều mồ hôi, dẫn tới tình trạng rối loạn điện giải, gây ra các cơn rung nhĩ. Một số bài tập người bệnh có thể áp dụng như thiền, yoga, dưỡng sinh, tập hít thở sâu, đi bộ nhẹ nhàng.
Bạn có thể sử dụng thêm một số sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để ổn định nhịp tim hiệu quả, chẳng hạn như tpcn Ninh Tâm Vương chứa thảo dược Khổ Sâm. Nhiều nghiên cứu cho thấy trong loại thảo dược này có các hoạt chất sinh học giúp làm ổn định nồng độ ion của cơ tim, hạn chế sự kích thích cơ tâm nhĩ tương tự như các thuốc chẹn beta, nhờ đó giúp ổn định nhịp tim hiệu quả, phòng ngừa các biến chứng do rung nhĩ gây ra mà không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của ông Tám bị rung nhĩ hơn 1 năm trước nay đã ổn định nhờ Ninh Tâm Vương.
Trên đây là một số nguyên nhân có thể làm tim bạn đập nhanh dù đã uống thuốc đều đặn. Bạn nên đến viện khám định kỳ mỗi 3-6 tháng để được điều chỉnh thuốc phù hợp với thể trạng của bạn.
Nếu bạn có triệu chứng gì muốn chia sẻ với chúng tôi hay cần được tư vấn thêm thì hãy liên lạc với chúng tôi qua số điện thoại 0966.491.285 để được giúp đỡ.
Xem thêm:
Uống rượu có thể gây rung nhĩ – một rối loạn nhịp tim nhanh
Nhịp tim nhanh và những điều cần biết
Chúc bạn nhiều sức khỏe!
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com