Tôi bị rối loạn nhịp tim hơn 2 năm rồi, đôi khi thấy bị đánh trống ngực, tim đập mạnh và hồi hộp khi tôi vận động mạnh, tập thể dục. Cho tôi hỏi điều này có nguy hiểm không và tôi nên ngừng hay tiếp tục tập thể dục?
Chào bạn,
Nếu khi tập thể dục mà thấy có các triệu chứng như đánh trống ngực, hồi hộp, đổ mồ hôi, da đỏ ửng thì bạn nên dừng tập ngay để nhịp tim ổn định trở lại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa bạn sẽ bỏ tập thể dục vĩnh viễn. Bởi về lâu dài, tập thể dục vẫn có lợi cho người rối loạn nhịp tim.
Người rối loạn nhịp tim tập thể dục có nguy hiểm không?
Rõ ràng là chúng ta phải gắng sức dù ít hay nhiều khi tập, vì thế không phải là không có nguy hiểm, thậm chí có thể làm rối loạn nhịp tim nặng hơn. Tuy vậy, nguy cơ đó cực kỳ thấp, cứ 400 – 800 nghìn người tập luyện mới có 1 người bị, nếu tính trung bình thời gian tập luyện là 1 giờ.
Tỷ lệ gặp biến chứng quá thấp như vậy cho thấy độ an toàn cao của việc tập luyện ngay cả khi bạn có bệnh rối loạn nhịp. Nếu bạn tập đều đặn thường xuyên (khoảng 5 buổi/tuần) thì nguy cơ tử vong đột ngột do rối loạn nhịp tim thấp hơn hẳn 50 lần so với những người không tập, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khác như cao huyết áp hay tiểu đường… Hơn thế nữa, nếu tính chung cho tất cả mọi người, thì tới 90% các biến cố tim mạch xảy ra khi nghỉ ngơi, chứ không phải lúc đang vận động.
Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho người rối loạn nhịp tim
Tập thể dục không chỉ khắc phục được lối sống tĩnh tại, ít hoạt động của cuộc sống bộn bề ngày nay mà hơn thế nữa còn giúp phòng và chống được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành… Thậm chí, một số dạng rối loạn nhịp tim còn có thể cải thiện rất nhiều nhờ tập thể thao (ví dụ như rối loạn thần kinh tim).
Hoạt động thể chất vừa phải giúp tăng cường máu đến tim và các cơ quan trong cơ thể.Trường hợp của bạn, các triệu chứng rối loạn nhịp tim xuất hiện khi tập thì khả năng cao là do cách tập thể dục của bạn chưa phù hợp. Bạn nên tham khảo các lưu ý dưới đây để tránh tình trạng này xảy ra.
Một số lưu ý cho người rối loạn nhịp tim khi tập thể dục?
Để đảm bảo an toàn và biết chắc chắn bạn đang tập với cường độ phù hợp, bạn cần:
- Đeo máy theo dõi nhịp tim (có thể là đồng hồ thông minh, điện thoại di động…): Điều này sẽ giúp bạn theo dõi nhịp tim trong quá trình tập luyện. Nhịp tim tối đa được cho phép trong khi tập bằng 220 trừ số tuổi của bạn. Ví dụ bạn 40 tuổi thì nhịp tim tối đa khi tập là 180 nhịp/phút. Nếu nhịp tim vượt qua ngưỡng này, bạn nên dừng tập và xếp 1 buổi đi khám lại.
- Bắt đầu tập luyện với cường độ thấp: Nếu trước kia bạn chưa từng tập thì chỉ nên bắt đầu tập trong 5-10 phút đi bộ, sau đó tăng dần thời gian tập và cường độ lên 30 phút trong 5 ngày/tuần. Khi đã đạt đến cường độ này tức là cơ thể bạn đã thích nghi dần với cường độ tập luyện cao. Nhưng nếu có triệu chứng đánh trống ngực, chóng mặt, đau ngực khi tập thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên giảm cường độ xuống.
- Duy trì uống thuốc đều đặn và đúng giờ để tránh những cơn nhịp nhanh đột ngột xuất hiện khi tập. Nếu trước đó bạn chưa được kê đơn thuốc thì bạn nên tái khám để bác sĩ cân nhắc loại thuốc phù hợp hoặc cho bạn đốt điện tim nếu cần.
Tập luyện đem lại nhiều lợi ích cho bạn nhưng đó chỉ là 1 phần của quá trình điều trị rối loạn nhịp. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc bổ sung thêm thảo dược Khổ sâm hàng ngày. Nghiên cứu cho thấy, Khổ sâm giúp ổn định hệ thống điện kiểm soát nhịp tim nên sẽ giúp tim đập ổn định, giảm bớt triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, phòng chống tái phát loạn nhịp.
Xem thêm:
TPBVSK Ninh Tâm Vương – Giải pháp hỗ trợ cho người rối loạn nhịp tim từ Khổ sâm
Rối loạn nhịp tim nhanh nên ăn gì?
Thân mến!
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com