Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

22 Lượt xem

Nguyễn Khánh Linh, Hà Nội: Cô con gái 14 tuổi của tôi mới được chẩn đoán nhịp tim nhanh với nhịp tim 103 lần/phút. Cả bác sỹ nhi khoa và chuyên gia tim mạch đã nói rằng nhịp tim nhanh của con tôi là không nguy hiểm. Tuy nhiên, tôi thấy rất sợ hãi khi đọc thấy nhiều trường hợp những người trẻ tuổi bị tử vong vì rối loạn nhịp tim. Vậy các chuyên gia có thể cho tôi biết rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?

5/5 - (1 bình chọn)

Chào bạn,

Nhịp tim nhanh xảy ra khi tim đập hơn 100 lần mỗi phút, nó có thể xảy ra với tất cả chúng ta khi đang tập thể dục hay gặp stress, lo âu, sợ hãi hoặc phấn khích… Các trường hợp này gọi là nhịp nhanh xoang. Còn khi tim đập nhanh thường xuyên do bệnh lý tại tim hoặc ngoài tim có thể xem là rối loạn nhịp tim. Nhịp tim nhanh xảy ra do bất thường dẫn truyền ở tâm nhĩ được gọi là nhịp nhanh trên thất, rối loạn dẫn truyền ở tâm thất được gọi là nhịp nhanh thất. Đây là những dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm, cần được điều trị.

Con gái của bạn đã được kết luận nhịp tim nhanh và cả bác sỹ nhi khoa, tim mạch đều nhận định không nguy hiểm thì bạn nên yên tâm. Bởi để đánh giá chứng loạn nhịp tim, đặc biệt ở trẻ em, chuyên gia tim mạch đã đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bằng cách khám lâm sàng và xét nghiệm bao gồm:

– Đánh giá tổng thể về sức khỏe tim mạch: Một người khỏe mạnh ít gặp phải rối loạn nhịp tim nhanh nguy hiểm, tình trạng này chỉ xảy ra ở người có tiền sử bệnh tim mạch hoặc suy tim.

– Điện tâm đồ ghi lại hoạt động của tim và phát hiện các nhịp tim bất thường.

– Đánh giá triệu chứng gặp phải: Rối loạn nhịp tim có thể gây ra biểu hiện như đánh trống ngực, cảm thấy rung trong lồng ngực, hoặc choáng váng, khó thở, mệt mỏi…

Sau khi có kết quả các xét nghiệm trên, bác sỹ đã xem xét và kết luận rối loạn nhịp tim không nguy hiểm, vậy câu hỏi tiếp theo là điều trị như thế nào? Nếu nhịp tim nhanh không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động hàng ngày của con gái bạn – ví dụ, chỉ xảy ra một lần trong năm, hoặc một vài phút hay một vài lần mỗi năm, các triệu chứng nhẹ không đáng kể thì con bạn chưa cần điều trị. Nếu các biểu hiện xảy ra thường xuyên và kéo dài, gây nhiều lo lắng, con bạn sẽ được điều trị và bạn nên yên tâm với các phương pháp điều trị này. Tùy thuộc vào loại nhịp tim nhanh, lựa chọn điều trị có thể bao gồm thuốc chống loạn nhịp hoặc đốt điện tim bằng sóng cao tần để loại bỏ triệt để các mô tim gây rối loạn dẫn truyền điện tim. Đối với nhiều rối loạn nhịp, đốt điện tim là lựa chọn điều trị đầu tay để tránh phải uống thuốc hàng ngày và đối diện với các tác dụng phụ tiềm ẩn của nó.

Nếu bạn và con gái đã trải qua tất cả những điều trên đây mà vẫn còn cảm thấy sợ hãi, hãy đưa con đi khám tại một bệnh viện lớn và chuyên khoa hơn.. Tuy nhiên, chúng tôi có thể cho bạn biết rằng chứng nhịp tim nhanh nhĩ thường được chẩn đoán khi trẻ ở tuổi vị thành niên, và nó không phải là nguyên nhân phổ biến gây tử vong do loạn nhịp ở người trẻ tuổi. Ngoài ra, những nguyên nhân gây ra các rối loạn nhịp tim có thể điều trị được. Vì vậy, bạn hãy yên tâm rằng con gái của bạn đã được đánh giá kỹ lưỡng và không có sự nguy hiểm do chứng nhịp tim nhanh gây ra.

Bà Hưng cũng từng bị tim đập nhanh nhưng giờ đây nhịp tim đã ổn định. Bạn có thể nghe chia sẻ đầy đủ về cách chữa bệnh của bà Hưng trong video này.

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim