Phân biệt sự khác nhau giữa rung nhĩ ở người cao tuổi và trẻ em

11 Lượt xem

Bố tôi 72 tuổi và con tôi 7 tuổi đều bị rung nhĩ, vậy cho tôi hỏi sự khác biệt giữa cơn rung nhĩ của người già và trẻ em thì khác nhau như thế nào và ngoài việc điều trị bằng thuốc thì cần chăm sóc như thế nào? Mong chuyên gia giải đáp

Rung nhĩ ở người già hay trẻ em thì đều có những triệu chứng như tim đập nhanh, khó thở, mệt mỏi. Tuy nhiên, ở trẻ em thường khó phát hiện hơn người già do triệu chứng mờ nhạt hơn. Để bạn hiểu rõ hơn, Ts.Bs Phạm Trần Linh – Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam sẽ giải đáp cụ thể như sau:

Dấu hiệu rung nhĩ ở trẻ em dễ bị hiểu nhầm, khó nhận biết hơn người già

Ts.Bs Phạm Trần Linh – Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam, Trưởng Khoa C5 – Viện Tim mạch Trung ương cho biết: Thường thì sự khác biệt về cơ chế bệnh sinh của cơn rung nhĩ giữa người già và trẻ em không rõ ràng. Tuy nhiên, triệu chứng lâm sàng ở trẻ em dễ bị lu mờ bởi vì nhịp tim của trẻ em nhanh hơn người trưởng thành, vì vậy rung nhĩ ở trẻ em thường chỉ phát hiện khi đi khám định kỳ do có bệnh tim bẩm sinh như thông liên nhĩ, thông liên thất, còn ống động mạch… chứ còn rất ít trường hợp các cháu có triệu chứng rung nhĩ mà buộc phải vào nhập viện.

Ở người già thì khác. Người già đang sống một cuộc sống rất nhẹ nhàng, bình thường trong suốt nhiều năm. Đột nhiên bây giờ rối loạn nhịp tim, tim đập loạn nhịp, nhịp tim tăng nhanh kèm theo triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi, khó thở… tăng lên thì những người cao tuổi sẽ phải đi khám vì những dấu hiệu đó. Bạn có thể nghe đầy đủ tư vấn của Bs. Phạm Trần Linh trong clip dưới đây:

Cách chăm sóc người bệnh rung nhĩ

Để bệnh không trở nặng, ngoài việc dùng thuốc như thuốc chống loạn nhịp, can thiệp như sốc điện, đốt điện… thì chế độ ăn uống, tập luyện khoa học cũng đem lại rất nhiều lợi ích cho bố và con của bạn:

  • Ngủ đủ giấc, mỗi ngày 6-8 tiếng, không thức khuya quá 11 giờ.
  • Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, nhưng nếu gia đình bạn có người dùng thuốc chống đông như Coumadin, Sintrom… thì cần hạn chế ăn một số loại rau lá xanh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc như: rau cải, súp lơ, rau diếp cá, rau muống, măng tây, cải thảo, bắp cải…
  • Nên ăn nhạt, hạn chế ăn đồ chiên rán, nhiều mỡ như da lợn, da gà, thay vào đó nên ăn đồ luộc.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe…
  • Nhắc nhở người nhà dùng thuốc đúng và đủ liều, động viên tinh thần người bệnh, lưu ý tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ.

Trên đây là những tư vấn của Ts.Bs Phạm Trần Linh – Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam, Trưởng Khoa C5 – Viện Tim mạch Trung ương cho câu hỏi của bạn về bệnh rung nhĩ. Nếu bạn cần được tư vấn thêm thì hãy liên lạc cho chúng tôi qua số điện thoại 0966.491.285.

Xem thêm:

Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu? Đâu mới là nguy hiểm thực sự

Rung nhĩ và các câu hỏi thường gặp

Chúc gia đình bạn nhiều sức khỏe.

Thân mến!

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim