Xin cho hỏi tim đập nhanh đột ngột là bệnh gì, có nguy hiểm không? Có những khi đang ngồi hoặc sau khi thức dậy, tôi đặt tay lên tim thấy tim đập thình thịch, đo được 120-130 nhịp/phút. Những khi như vậy tôi thấy khó thở, cảm giác không có đủ hơi để thở, trống ngực đập liên hồi, mệt mỏi và đau nhói ngực. Với những dấu hiệu này thì cần đi khám ở đâu và chữa trị như thế nào?
Chào bạn,
Nhịp tim của bạn tăng lên khi tập thể dục hoặc phản ứng sinh lý trong trường hợp stress, chấn thương hoặc bệnh tật là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu tim đập nhanh đột ngột, kèm theo các dấu hiệu bất thường thì có thể rất nguy hiểm.
Nhịp tim của bạn được kiểm soát bởi hệ thống tín hiệu điện, được gửi tới các tế bào cơ tim. Nhịp tim nhanh đột ngột xảy ra khi có một bất thường trong quá trình tạo tín hiệu điện trong tim. Trong một số trường hợp, tim đập nhanh là hoàn toàn vô hại. Nhưng nếu không được điều trị, tim đập nhanh có thể “phá vỡ” cấu trúc bình thường của tim và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thậm chí có thể gây tử vong đột ngột.
Tùy theo từng vị trí, mức độ tần suất, triệu chứng và nguyên nhân gây bất thường hoạt động của hệ thống điện tim mà mà người ta chia thành nhiều dạng bệnh khác nhau, có thể là rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh kịch phát trên thất, rung thất, rối loạn thần kinh tim… Theo chia sẻ của bạn, nếu không được thăm khám, quả tình chúng tôi không thể cho bạn câu trả lời chính xác bạn đang gặp phải bệnh gì. Vì bác sĩ ngoài khai thác bệnh sử, còn phải dựa vào phiếu đo điện tim, siêu âm tim, X-quang tim phổi… mới đưa ra được nhận định chính xác. Do đó, bạn nên đến chuyên khoa tim mạch của các bệnh viện lớn, ít nhất từ bệnh viện tỉnh trở lên.
Bởi nhịp tim của bạn đang khá cao, kèm theo nhiều triệu chứng, việc điều trị ban đầu buộc phải sử dụng thuốc nhằm kiểm soát nhịp tim. Bạn có thể được kê toa thuốc uống hoặc tiêm tùy thuộc vào thực tế. Nếu tiêm bạn sẽ được tiêm tại bệnh viện. Nếu việc sử dụng thuốc không có hiệu quả, bạn sẽ được cân nhắc thực hiện can thiệp đốt điện tim (loại bỏ ổ phát nhịp bất thường trong tim) hoặc đặt máy khử rung, máy tạo nhịp.
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, để làm giảm nhịp tim, bạn cũng cần lưu ý:
– Tăng cường luyện tập thể dục và ăn uống lành mạnh: Bạn có thể tập thiền, yoga, tập hít thở bằng bụng, đi bộ… để giúp cải thiện nhịp tim. Về thực phẩm bạn nên ăn ít chất béo, nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt
– Bỏ hút thuốc lá; hạn chế tối đa cà phê, rượu, bia: Đây đều là những chất kích thích thần kinh, có thể làm nặng thêm triệu chứng bệnh
– Cẩn trọng khi dùng thuốc cảm cúm hoặc thuốc ho: Một số loại thuốc này có thể chứa chất kích thích làm tăng nhịp tim, do đó, bạn cần phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng
– Kiểm soát căng thẳng: Chính là mấu chốt trong việc làm giảm nhịp tim. Bạn nên nghe nhạc, ngồi thiền trong mỗi khi rảnh rỗi.
Nhưng, nếu bạn muốn rút ngắn thời gian điều trị tim đập nhanh đột ngột, sớm kiểm soát được nhịp tim và cải thiện triệu chứng mà mình đang gặp phải, bạn nên cân nhắc sử dụng sớm Tpcn Ninh Tâm Vương. Là một sản phẩm chuyên biệt cho những người bị tim đập nhanh, được nhiều chuyên gia và người bệnh tin tưởng lựa chọn để làm giảm nhịp tim, chúng tôi nghĩ đây sẽ là một trong những giải pháp mà bạn cần có lúc này.
Dưới đây là chia sẻ của rất nhiều người bệnh ngoài việc dùng thuốc Tây đã
Có thể bạn quan tâm:
7 nguyên nhân làm tim đập nhanh
Cách chữa rối loạn nhịp tim bằng đông y
Chúc bạn mạnh khỏe!
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com