Tim đập nhanh là rối loạn thần kinh tim hay thần kinh thực vật

13 Lượt xem

Tôi năm nay 32 tuổi, thỉnh thoảng trong lúc nghỉ ngơi thì tim đập nhanh, đánh trống ngực, khoảng 10 phút hơn thì hết, đi khám nhiều nơi nhưng cùng 1 bệnh viện nhưng một bác sĩ bảo rối loạn thần kinh thực vật, bác sĩ khác bảo rối loạn thần kinh tim và cho 2 đơn thuốc khác nhau. Vậy tim đập nhanh, trống ngực, hồi hộp là rối loạn thần kinh tim hay rối loạn thần kinh thực vật và hai bệnh này có giống nhau. Tôi có nên tiếp tục điều trị nữa không vì uống thuốc rồi nhưng thỉnh thoảng các triệu chứng trên vẫn xuất hiện.

Chào bạn,

Không chỉ bạn mà có nhiều người bệnh khác cũng trong tình trạng tương tự như bạn và họ cũng rất hoang mang lo lắng vì không biết rối loạn thần kinh tim có phải là rối loạn thần kinh thực vật không. Khi cùng một người đi khám ở hai cơ sở khác nhau hay thậm chí cùng một bệnh viện nhưng hai bác sỹ khác nhau lại có kết luận không giống nhau. Mời bạn theo dõi giải đáp của chúng tôi ở dưới đây.

Rối loạn thần kinh thực vật gây nhịp tim nhanh là rối loạn thần kinh tim

Thần kinh thực vật có chức năng kiểm soát toàn bộ các hoạt động tự động của cơ thể như tuyến tiết (mồ hôi, nội tiết tố…), nhịp tim, nhịp thở. Hoạt động của chúng có thể tạm gọi là được lập trình sẵn dưới sự điều tiết của các hormon, ít phụ thuộc vào sự kiểm soát của não bộ. Tùy theo dây thần kinh nào bị rối loạn mà nó sẽ gây ra những biểu hiện khác nhau. Trường hợp của bạn, nhịp tim nhanh nhưng không có tổn thương thực thể tại tim hay do các bệnh mãn tính khác gây nên, vì thế các bác sỹ có cơ sở để kết luận là rối loạn thần kinh tim hoặc rối loạn chức năng thần kinh thực vật (thần kinh tim là một phần trong hệ thống thần kinh thực vật). Cách gọi đó tuy là hai nhưng thực chất chúng đều là một bệnh, do thói quen dùng từ trong chuyên môn của mỗi người. Vì thế, bạn hãy tin tưởng bác sỹ trong chẩn đoán này.

Không nên ngưng điều trị bệnh giữa chừng

Chứng rối loạn thần kinh tim có đặc điểm khó chẩn đoán, khó điều trị dứt điểm, bởi bệnh phụ thuộc nhiều vào yếu tố cảm xúc, tâm lý, môi trường. Chính vì vậy, ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ, bạn cũng cần kết hợp thư giãn tâm lý, tránh lo lắng căng thẳng, ngủ đủ giấc, tránh dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc. Nên hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ… để có tâm lý thư thái hơn, nhằm giúp bệnh ổn định và hạn chế tái phát.

Với rối loạn thần kinh tim việc điều trị không phải là ngày một, ngày hai. Vì thế, bạn không nên ngưng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sỹ. Vì đôi khi dừng thuốc đột ngột có thể làm cho rối loạn nhịp tim nhanh trầm trọng hơn.

Để cải thiện tình trạng bệnh hiện tại và giúp cơ thể tự cân bằng và điều chỉnh lại rối loạn thần kinh tim, bạn có thể bổ sung thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe NINH TÂM VƯƠNG – sản phẩm chuyên biệt dành cho người bị nhịp tim nhanh do rối loạn thần kinh tim và do các nguyên nhân khác.

Lợi thế của Ninh Tâm Vương làm giảm kích thích thần kinh tim từ đó ổn định nhịp tim, giảm nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi do căng thẳng, stress. Bạn có thể uống 1 ngày 4 viên chia 2 lần, trước khi ăn 30 phút và sử dụng tối thiểu 3-4 tháng để đạt hiệu quả.

Mời bạn xem chia sẻ của một người bệnh bị rối loạn thần kinh tim sau khi dùng Ninh Tâm Vương.

Chúc bạn sức khỏe.

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim