10 câu hỏi thường gặp về bệnh nhịp tim nhanh ai cũng cần biết

147 Lượt xem

5/5 - (1 bình chọn)

Nhịp tim nhanh có thể liên quan đến bệnh tim khác như tăng huyết áp, dạ dày, nhịp nhanh sau khi ăn,  vậy dấu hiệu nhịp nhanh là gì, có cách nào điều trị… Tất cả những vấn đề người tim đập nhanh quan tâm sẽ có trong bài viết này.

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Trong chương trình Nhịp Sống Đỏ, Ts. Bs Phạm Như Hùng – Tổng thư ký hội tim mạch can thiệp, chuyên gia về điện sinh lý học và tạo nhịp tim cho biết: “Nhịp tim của người lớn khỏe mạnh bình thường từ 60 – 90 nhịp/phút. Nhịp tim của trẻ em thường nhanh hơn, đứa trẻ mới sinh tim có thể đập 130 – 140 nhịp/phút và sẽ chậm dần khi lớn lên. Đến khoảng 15 – 16 tuổi thì nhịp tim giống như người trưởng thành, 60 -90 nhịp/phút. Khi nhịp tim > 100 nhịp/phút với người lớn bình thường được gọi là nhịp tim nhanh”. Bạn có thể xem đầy đủ thông tin Bs. Phạm Như Hùng chia sẻ trong clip dưới đây:

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu, khi nào gọi là nhịp tim nhanh?

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Nhịp tim cao, tim đập nhanh có thể là do tâm trạng hồi hộp, lo âu hay do vận động quá sức gây ra. Nếu đây chỉ là hiện tượng tâm sinh lý bình thường để đáp ứng nhu cầu sử dụng oxy của cơ thể thì không có gì đáng ngại cũng không cần phải điều trị. Tuy nhiên khi tim của bạn đập nhanh thường xuyên, đồng thời kèm theo một vài triệu chứng khác như đau đầu chóng mặt, khó thở tức ngực, người vã mồ hôi thì có lẽ chúng ta cần đến bệnh viện kiểm tra ngay,  bởi nó có thể tiềm ẩn của một rối loạn nhịp tim nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tim đập nhanh nhưng khả năng bơm máu không hiệu quả, làm thiếu máu đến các cơ quan gây chóng mặt, khó thở, đánh trống ngực… lâu ngày có thể dẫn đến suy tim. Vì vậy, ngay từ khi có các triệu chứng, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị. Ts. Bs Phạm Như Hùng – Tổng thư ký hội tim mạch can thiệp, chuyên gia về điện sinh lý học tư vấn đầy đủ về sự nguy hiểm của tim đập nhanh trong video này:

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết nguy hiểm?

Dấu hiệu nào nhận biết nhịp tim nhanh nguy hiểm?

Dấu hiệu nhịp tim nhanh dễ nhận biết tại nhà đó là nhìn vào vùng ngực trước tim hoặc đặt tay vào ngực thấy tim đập nhanh và mạnh, hoặc quan sát vùng cổ hai bên trên xương đòn thấy “phập phồng theo tim đập” rất nhanh, đếm nhịp tim thấy trên 100 nhịp/phút. Và khi tim đập nhanh thường kéo theo hiện tượng đánh trống ngực, hồi hộp…

– Lo lắng, căng thẳng

– Hồi hộp, trống ngực: cảm giác hẫng hụt trong lồng ngực, tim bỏ nhịp, ngưng lại trong một vài giây, tiếp sau đó thường là một nhịp đập mạnh.

– Đau thắt ngực: do tim đập quá nhanh nhưng nhưng hiệu quả bơm máu không cao, thiếu máu đến tim, gây đau thắt ngực.

– Khó thở: Mặc dù tim đập rất nhanh nhưng bơm máu lại kém hiệu quả, kéo theo sự trao đổi oxy ở phổi giảm sút nên người bệnh cảm thấy khó thở, thở nhanh, nông. Khi ngủ phải kê nhiều gối và có thể khiến cho bạn thức dậy vào giữa đêm…

– Choáng váng: Do thiếu máu tới nuôi dưỡng não bộ để duy trì chức năng, khiến người bệnh cảm thấy choáng váng. Ngất xỉu có thể xảy ra ở một số dạng rối loạn nhịp nguy hiểm như nhịp nhanh kịch phát thất, rung thất…

– Nếu bạn bị tim đập nhanh kèm theo bệnh tim mạch khác thì có thể bị phù chân và mắt cá chân.

Ngoài ra người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như tím tái môi, đầu ngón tay, yếu cơ đột ngột

Tim đập nhanh gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm nếu không biết cách điều trị

Mối liên hệ giữa nhịp tim nhanh và huyết áp cao hoặc thấp?

Đã bao giờ bạn thắc mắc có người bị nhịp tim nhanh kèm huyết áp cao, nhưng có người lại bị nhịp tim nhanh huyết áp thấp. Thực ra, tăng huyết áp mà có nhịp tim nhanh là một dấu hiệu tồi vì khi đó cơ tim phải co bóp mạnh hơn để thắng được sức cản trong lòng mạch, lâu ngày sẽ khiến cơ tim dày lên, thay đổi cấu trúc tim, rối loạn hệ thống dẫn truyền điện tim,  từ đó làm tình trạng rối loạn nhịp nhanh trở nên nặng hơn.

Nhưng tần số tim nhanh kèm tụt huyết áp còn nguy hiểm hơn. Bởi khi huyết áp giảm, áp lực máu lên thành động mạch giảm, khiến tim phải co bóp mạnh hơn để cung cấp đủ máu, chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài, không được điều trị kịp thời, huyết áp giảm đột ngột có thể gây nguy hiểm, đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Nếu nhịp tim lên 170 – 180 nhịp/phút mà huyết áp tụt xuống thì đó là triệu chứng cần đến bệnh viện cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Còn nhịp tim nhanh kèm tăng huyết áp thì có thể từ từ điều trị ngoại trú chứ không cần phải đi cấp cứu ngay.

Nhịp tim nhanh và huyết áp cao, huyết áp thấp nên xử lý thế nào?

Cách đối phó với hội chứng nhịp tim nhanh tư thế?

Hội chứng nhịp tim nhanh do thay đổi tư thế là khi chúng ta thay đổi tư thế, như khi đang nằm lại đứng lên, đang ngồi đứng lên thì nhịp tim tăng nhanh. Hội chứng hay gặp ở phụ nữ và khá lành tính nhưng cũng có thể gây ra những triệu chứng khó chịu nhất định. Với những bệnh nhân đó thì phải dùng thuốc điều trị để làm giảm các triệu chứng như thuốc chẹn beta, chẹn canxi… Kết hợp dùng thuốc một thời gian với tập luyện, ăn uống khoa học thì hội chứng có thể mất đi.  Hiện nay, triệt đốt điện tim cũng được dùng điều trị tim đập nhanh với tỷ lệ thành công trên 90%. Ts. Bs Phạm Như Hùng chia sẻ cụ thể trong video này:

Hội chứng nhịp nhanh tư thế là gì và ai hay gặp hiện tượng này?

Nhịp tim nhanh khi ngủ có phải là bệnh?

Khi ngủ chúng ta thường hay để ý nhịp đập của tim nhiều hơn, có cảm giác rõ hơn về nhịp tim lúc đó. Nếu nguyên nhân tim đập nhanh là do căng thẳng, lo lắng hay vừa gặp ác mộng thì đó chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường không đáng lo. Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên thì có thể là do bệnh lý, ví dụ như bệnh rung nhĩ hay xảy ra vào buổi đêm làm tim đập rất nhanh. Xem video để biết thêm thông tin:

Tim đập nhanh khi ngủ có phải là bệnh không?

Tại sao trào ngược dạ dày gây nhịp tim nhanh?

Trào ngược dạ dày tác động tới nhịp tim thông qua dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh phế vị chạy qua nhiều cơ quan như cổ, ngực và bụng, có chức năng điều chỉnh nhịp tim, kích thích nhu động ruột và điều tiết dịch dạ dày. Các chuyên gia phỏng đoán rằng khi acid dạ dày trào ngược lên sẽ kích thích các dây thần kinh phế vị làm tim đập nhanh, đánh trống ngực, khó thở.

Khi bị như vậy, để giảm nhịp tim thì nên điều trị căn nguyên của bệnh là trào ngược dạ dày chứ không nên cố gắng dùng thuốc làm giảm nhịp tim xuống. Bạn có thể xem video dưới đây để hiểu rõ hơn tại sao trào ngược dạ dày lại làm tim đập nhanh:

Vì sao trào ngược dạ dày lại gây nhịp tim nhanh?

Loại thức ăn, đồ uống nào làm tim đập nhanh?

Những thức uống như rượu, bia, cafe, hoặc trà có thể làm cho tần số tim nhanh lên. Còn đồ ăn mà làm tăng nhịp tim thì rất ít, có chăng là do ăn quá no.

– Thực phẩm, đồ uống có chứa caffein kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm tăng nồng độ hormone căng thẳng (cụ thể là adrenaline và cortisol), dẫn đến tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Caffeine cũng hoạt động như một thuốc lợi tiểu, làm giảm kali và magiê, gây mất cân bằng điện giải, từ đó làm gián đoạn nhịp tim. Đối với những người có trái tim khỏe mạnh, cà phê, trà hoặc sô-cô-la sẽ không gây hại gì. Những thức uống này kết hợp với lượng đường lớn, làm tăng nguy cơ bị tim đập nhanh, loạn nhịp tim, đau tim và đột tử do tim ở thanh thiếu niên.

– Rượu: rượu làm tim đập nhanh, loạn nhịp tim.

– Đường: Ngoài việc tạo ra tình trạng viêm trong cơ thể, đường là một chất kích thích tim đập nhanh. Ví dụ rõ ràng nhất là khi bạn ăn quá nhiều cùng một lúc. Ban đầu bạn cảm thấy một “cơn sốt đường”, có thể gây ra đánh trống ngực. Sau đó, bạn cũng có thể cảm thấy chúng khi lượng đường trong máu giảm xuống, thường xuống mức thấp hơn bình thường.

Xem thêm:

Nhịp tim nhanh do thức ăn và đồ uống nào gây ra?

Cách nào cắt cơn nhịp nhanh ngay tại nhà?

Với những cơn nhịp tim nhanh, đặc biệt là cơn tim nhanh kịch phát trên thất thì chúng ta có thể thực hiện 1 số phương pháp tại nhà để giảm cơn tim nhanh như áp mặt vào chậu nước đá lạnh, tắm nước lạnh. Đây là phương pháp kích thích phế vị. Nếu tần số tim vẫn còn cao thì nên đến viện để được điều trị cơn tim nhanh này.

Các phương pháp điều trị nhịp tim nhanh là gì?

Ts. Bs Phạm Như Hùng chia sẻ: Đến thời điểm hiện tại chúng ta có một vài phương pháp để điều trị nhịp tim nhanh, tùy vào hoàn cảnh, tùy tình trạng bệnh mà áp dụng phương pháp khác nhau cho từng bệnh nhân. Chẳng hạn như chúng ta bị nhịp tim nhanh đơn thuần thì có thể dùng phương pháp không dùng thuốc như xoa xoang cảnh, ấn nhãn cầu hoặc những biện pháp phế vị chẳng hạn. Biện pháp thứ hai là biện pháp dùng thuốc theo đường tiêm hoặc đường uống có thể giúp bệnh nhân khỏi cơn nhịp nhanh. Thứ ba là có thể làm thủ thuật là thăm dò bằng điện sinh lý và đốt điện bằng sóng cao tần, có thể điều trị khỏi hoàn toàn rối loạn nhịp tim nhanh với tỷ lệ thành công lên đến 99%. Một biện pháp nữa để điều trị những rối loạn nhịp rất nguy hiểm, đặc biệt là nhịp nhanh thất hoặc rung thất là phương pháp dùng máy khử rung tự động, máy sẽ phát ra cú sốc khi phát hiện tim đập bất thường để ổn định nhịp tim. Các phương pháp điều trị được Bs. Phạm Như Hùng trình bày trong video dưới dây:

Chuyên gia tư vấn cách điều trị tim đập nhanh

Tim đập nhanh không hẳn lúc nào cũng nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều đến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh bị nhịp tim nhanh. Hy vọng thông tin chúng tôi cung cấp giúp bạn tháo gỡ được những băn khoăn khi mắc bệnh này.

 Lê Thanh Hoa

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim