Đột quỵ là một tình huống cấp cứu y tế nghiêm trọng, nếu không kịp thời có thể xảy ra tử vong. Nguyên nhân gây đột quỵ đa phần là do cục máu đông (khoảng 80%, gọi là đột quỵ thiếu máu cục bộ), còn lại là do chảy máu trong não (đột quỵ xuất huyết). Trong cấp cứu đột quỵ, 3 giờ đầu tiên rất quan trọng, còn được gọi là 3 giờ vàng. Do đó, việc nhận biết sớm một người có phải đang bị đột quỵ hay không vô cùng quan trọng.
Sau đây là 10 dấu hiệu điển hình giúp bạn nhận biết cơn đột quỵ não.
Nhìn mờ
Một khảo sát trên 1.300 người ở Anh về những triệu chứng xảy ra trong đột quỵ, thì có tới 44% cho biết thị lực bị suy giảm. Họ có một khoảng thời gian trước đó gặp khó khăn trong việc nhìn hình ảnh, có thể là nhìn đôChóng mặt hoặc mất thăng bằngi (song thị), nhìn mờ hoặc thậm chí là mất thị lực hoàn toàn. Tuy nhìn mờ chỉ là dấu hiệu tạm thời, nhưng nếu ghi ngờ, bạn có thể giơ tay hình chữ V và hỏi họ xem có bao nhiêu con số. Nếu họ không thể trả lời chính xác, hãy gọi ngay 115.
Khó nói hoặc nhầm lẫn
Đột quỵ có thể làm cho bệnh nhân khó nói, khó phát âm hoặc nhầm lẫn. Khi nghi ngờ một người bị đột quỵ, bạn có thể hỏi họ điều gì đó để đánh giá khả năng phát âm, xem khi họ nói môi lưỡi có bị tê cứng không. Nếu có, thì có tới 72% họ đã có một cơn đột quỵ.
Cánh tay hoặc chân yếu
Khi bạn gặp một cơn đột quỵ, một cánh tay hoặc chân (hoặc cả hai) rất có thể đột nhiên bị yếu hoặc trở nên tê liệt. Thường thì các chi bị tổn thương là ở chi ở bên cơ thể đối diện với bên não xảy ra đột quỵ.
Hãy mở rộng hai cánh tay (lòng bàn tay lên) trong 10 giây, nếu một cánh tay rơi xuống, mà bạn nhận biết rõ điểm nào bị yếu cơ, thì đó là một dấu hiệu của đột quỵ. Hoặc có thể thử bằng một cách khác: nâng từng chân một lên xem có được không.
Chóng mặt hoặc mất thăng bằng
Dấu hiệu một cơn đột quỵ có thể là chóng mặt, buồn nôn hoặc gặp khó khăn khi đi bộ. Điều này nghe có vẻ như miêu tả một người say, nhưng tiến sĩ Chaturvedi, Giám đốc Đại học Wayne State, Trung tâm Y tế Detroit cho biết: “Đôi khi chóng mặt đột ngột là do một hội chứng virus, nhưng đôi khi nó có thể là dấu hiệu của một cơn đột quỵ”.
Đau đớn
Tuy đau không phải là một triệu chứng đột quỵ điển hình, nhưng nếu bạn bị đau đột ngột ở một cánh tay, một chân, một bên mặt hoặc ngực thì cần chú ý. Một nghiên cứu cho thấy 62% phụ nữ có các triệu chứng đột quỵ nhiều hơn so với nam giới, và một trong số những dấu hiệu thông thường nhất là đau đớn.
Nhức đầu nặng
Đột ngột đau đầu dữ dội là một triệu chứng đột quỵ thường gặp. Một nghiên cứu trên 588 bệnh nhân cho thấy những người thường xuyên bị đau đầu, đặc biệt đau nửa đầu có nguy cơ bị đột quỵ sớm hơn. Phụ nữ có nhiều khả năng bị đau đầu khi đột quỵ hơn nam giới.
Những người sống sót sau cơn đột quỵ thường miêu tả rằng họ cảm thấy rất đau đớn, cảm giác như bị sét đánh, gây buồn nôn, nôn, thậm chí ngất xỉu. Nhức đầu cũng có thể gây vấn đề thị giác, chẳng hạn như xuất hiện một luồng sáng trong tầm mắt hoặc thấy chớp sáng liên tục.
Méo mặt
Nếu đột nhiên bị liệt cơ trên mặt có thể là một dấu hiệu của đột quỵ.
Nhân viên y tế khẩn cấp sẽ kiểm tra bằng cách yêu cầu bạn mỉm cười. Nếu một bên mặt bị chùng xuống hoặc không di chuyển, hãy nghĩ ngay đến nguy cơ đột quỵ.
Mệt mỏi hoặc tinh thần thay đổi
Một nghiên cứu gần đây về sự khác biệt giới tính trong đột quỵ thiếu máu cục bộ và do cục máu đông, cho thấy: phụ nữ bị đột quỵ có nhiều khả năng bị mệt mỏi, mất phương hướng, tinh thần xuống dốc hơn so với nam giới.
Nấc cụt
Khi đột quỵ xảy ra, trung tâm hô hấp của não bị ảnh hưởng, nó có thể gây ra hiện tượng nấc cụt, đặc biệt ở phụ nữ.
Khó thở hay tim đập nhanh
Cảm giác khó thở, hoặc tim đập nhanh có thể là một dấu hiện điển hình của cơn đột quỵ. Theo một nghiên cứu về sự khác biệt giới tính trong đột quỵ, phụ nữ có nhiều khả năng gặp phải những triệu chứng điển hình trên đây của đột quỵ hơn so với nam giới.
Khi bạn hoặc người thân có nhiều hơn 1 trong số 10 dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ trên đây, đừng chần chừ mà hãy gọi ngay 115 hoặc di chuyển đến bệnh viện gần nhất để nhận giúp đỡ.
Linh Hương
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com