Triệu chứng nhịp xoang nhanh (nhịp nhanh xoang) có thể thay đổi ở mỗi người và tùy thuộc từng thời điểm, nhưng hầu hết người bệnh thường kèm theo các biểu hiện như chóng mặt, choáng váng, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh. Một số dấu hiệu hiếm gặp hơn nhưng cũng cần được chú ý để chẩn đoán nhịp xoang nhanh là run tay chân, táo bón, tiểu són tiểu dắt…
Nhịp xoang bao nhiêu là bình thường? Nhịp xoang nhanh là gì?
Nút xoang là bộ phận phát nhịp đầu tiên của tim để kích thích cơ tim co bóp, đưa máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Nhịp xoang bình thường dao động từ 60 – 100 nhịp/phút ở người trưởng thành khỏe mạnh.
Nhịp xoang nhanh xảy ra khi nhịp tim tăng lên trên 100 nhịp/phút. Nó có thể lên tới 200 nhịp/phút ở trẻ nhỏ và 150 nhịp/phút với người lớn tuổi. Khi bạn tập thể dục, tức giận, căng thẳng thần kinh, nhịp tim sẽ tăng lên đôi chút nhưng sẽ nhanh chóng trở về giới hạn bình thường, gọi là nhịp xoang nhanh sinh lý. Một số nguyên nhân khác cũng gây rối loạn nhịp xoang nên sớm được kiểm soát như đau, sốt, viêm, mất nước, stress kéo dài, suy tim, bệnh tuyến giáp, thiếu máu cơ tim, bệnh phổi mãn tính… Thông thường phụ nữ dễ bị bệnh hơn so với nam giới nhưng các triệu chứng nhịp xoang nhanh không thay đổi.
6 triệu chứng nhịp xoang nhanh điển hình
– Tim đập nhanh: là triệu chứng điển hình khi bị nhịp xoang nhanh. Bạn có thể cảm nhận trái tim đập nhanh và mạnh hơn nhất là vào ban đêm hoặc khi ngủ. Tuy nhiên, với những trường hợp nhịp xoang nhanh sinh lý thông thường sẽ qua rất nhanh và không xuất hiện thêm triệu chứng nào khác. Ngược lại, nếu tim đập quá nhanh sẽ làm giảm khả năng co bóp của tim, và gây ra một số dấu hiệu sau:
– Nhịp tim tăng nhanh kèm theo đánh trống ngực: Đây là dấu hiệu cảnh báo tim bạn đang đập một cách bất thường. Triệu chứng nhịp xoang nhanh này được miêu tả bằng cảm giác tim đập thình thịch như đang rung trong lồng ngực, thấy hẫng hụt giống như bước hụt hoặc tim đập quá mạnh cảm giác như muốn nhảy vọt khỏi lồng ngực.
Hãy sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương để giúp ổn định nhịp tim, cải thiện các triệu chứng đánh trống ngực, đau ngực, khó thở, chóng mặt… do nhịp xoang nhanh gây ra. Bạn có thể gọi tới số điện thoại 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
– Khó thở: Ngộp thở, không có không khí để thở giống như bị nhốt trong lồng kín, làm bạn không dám hít vào hoặc thở ra mạnh là một trong các triệu chứng nhịp xoang nhanh thường gặp. Một số người miêu tả họ vẫn có thể hít vào bình thường, nhưng gặp khó khăn khi thở ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do máu bị ứ lại trong phổi, khiến phổi khó trao đổi không khí với bên ngoài, làm giảm lượng oxy và tăng CO2 trong phổi.
– Chóng mặt, lâng lâng: Đầu óc quay cuồng, xây xẩm mặt mày do thiếu máu lên não bởi tim hoạt động không hiệu quả. Một số người bệnh nhầm lẫn và cho rằng đây là triệu chứng khi bị rối loạn tiền đình hoặc huyết áp thấp dẫn tới việc điều trị không hiệu quả.
– Cảm giác yếu ớt: Bạn có thể thấy cơ thể mất dần sức sống, tay chân mệt mỏi rã rời, chỉ muốn ngồi yên một chỗ mà không muốn làm bất cứ việc gì. Cơ thể thường có biểu hiện giao thoa ở cảm giác yếu, mệt với ngất xỉu nhưng hoàn toàn không mất ý thức. Đôi khi có thể kèm theo buồn nôn, nôn nao, da xanh xao, bước đi không thật chân.
– Đau nhói tim: Thiếu máu nuôi dưỡng tim do nhịp xoang nhanh sẽ dẫn tới cảm giác nhói, tức vùng tim. Nếu bạn có triệu chứng đau thắt ngực như có ai bóp chặt, thì đó không phải triệu chứng nhịp xoang nhanh mà có thể là bệnh mạch vành.
Một số trường hợp hiếm gặp hơn, nhịp xoang nhanh có thể khiến người bệnh nhạy cảm với nhiệt độ, nhất là trong trường tiết lạnh. Rối loạn nhịp tim cũng có thể kích hoạt hệ thần kinh thực vật, gây ra các triệu chứng như vã mồ hôi, chân tay run, đau rát ngực do trào ngược dạ dày – thực quản, tiểu són tiểu dắt, táo bón, nhanh đói…
Triệu chứng nhịp xoang nhanh không giống nhau ở mỗi người. Có những trường hợp triệu chứng điển hình, dễ nhận biết, nhưng cũng có khi bị nhầm lẫn thành các bệnh khác. Vì vậy, khi có những dấu hiệu bất thường kể trên, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hạn chế các rủi ro về sau.
Chia sẻ của 1 trường hợp nhịp xoang nhanh 160 lần/phút về cách giảm nhịp tim hiệu quả
Xem thêm: Điều trị nhịp xoang nhanh: Những lưu ý không thể bỏ qua
Ds. Lê Hoa
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com