Tháng Hai – tháng của tình yêu, của lễ Valentine với hộp quà trái tim, những tấm thiệp và lời tỏ tình có cánh… Đây cũng là Tháng tim mạch tại Mỹ. Tại thời điểm này, người dân được khuyến khích có những hành động cụ thể để có một trái tim khỏe mạnh như đi khám bệnh để tầm soát sức khỏe tim mạch bằng các xét nghiệm như: điện tâm đồ, siêu âm tim hoặc nghiệm pháp căng thẳng.
Nhưng sự liền nhau về thời gian của hai sự kiện liên quan tới trái tim này đã đặt ra câu hỏi: liệu trái tim với một loạt cách mạch máu và van tim như vậy, nó có chỗ dành cho tình yêu và cảm xúc không? Có khi nào nó sẽ bị tan vỡ bởi một cú sốc tinh thần nào đó không? Nói cách khác, bạn có thể chết vì một trái tim tan vỡ không? Câu hỏi này đã được các nhà khoa học Nhật Bản và Harvard trả lời.
Bệnh cơ tim takotsubo – khởi nguồn của Hội chứng trái tim tan vỡ
Năm 1990, các bác sĩ tim mạch của Nhật Bản đã mô tả một hội chứng mới xảy ra ở những người phải trải qua những cảm xúc đau đớn tột cùng. Họ đến bệnh viện với cơn đau ngực và khó thở, với kết quả điện tâm đồ bất thường và cơ tim bị hư hỏng.
Kiểm tra tim cho thấy có sự bất thường duy nhất ở tâm thất trái của người bệnh (buồng tim phía dưới bên trái – nơi bơm máu đi nuôi cơ thể). Thông thường các tâm thất có hình bầu dục, với cơ tim khỏe mạnh và một van tim ngăn cách với tâm nhĩ (buồng trên của tim). Nhưng ở những người bệnh này, nó lại có dạng hình tròn, thành mỏng, van bị hở.
Tim bình thường và “trái tim tan vỡ”
Các bác sĩ Nhật Bản miêu tả tâm thất trông giống như một takotsubo – cái bẫy gốm tròn được ngư dân sử dụng để bắt bạch tuộc. Họ đặt tên là hội chứng cơ tim Takotsubo. Sau này, khi các trường hợp tương tự được chẩn đoán trên thế giới, nó được gọi là bệnh cơ tim do stress gây ra và “hội chứng trái tim tan vỡ”.
Bệnh cơ tim takotsubo có thể gây suy tim sung huyết, rối loạn nhịp tim và vỡ tâm thất. Nếu được điều trị phù hợp, hầu hết mọi trường hợp đều hồi phục và tâm thất trở lại hình dạng bình thường trong vòng vài tháng.
TPCN Ninh Tâm Vương có thể giúp bạn đối phó với những nhịp đập nhanh bất thường của tim do sự lo lắng, căng thẳng, đau buồn tột độ gây ra. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 (Trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
“Trái tim tan vỡ” sau những cú sốc tinh thần
Năm 2008, một nhóm các nhà nghiên cứu Harvard đã công bố trên tạp chí Sức khỏe cộng đồng Mỹ, một nghiên cứu dài hạn trên 373.189 cặp vợ chồng già về nguy cơ đối với người còn lại sau khi người chồng/vợ của họ chết.
Kết quả ghi nhận 30-90% người tăng nguy cơ tử vong trong vòng ba tháng, sau 3 tháng là 15%. Nguyên nhân gây tử vong lớn ở những người vợ/chồng còn lại là gì? Thường do tiến triển xấu đi của các bệnh sẵn có như ung thư, bệnh phổi mãn tính và tiểu đường, đôi khi là nhiễm trùng hoặc tai nạn bất ngờ. Ngoài ra, còn có sự liên quan rõ ràng về trường hợp tử vong tăng do bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh mạch vành, suy tim và đột quỵ.
Hội chứng trái tim tan vỡ có thể xảy ra khi gặp phải cú sốc mất người thân
Một nghiên cứu năm 2012 về “Nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tính sau cú sốc mất đi người thân” cũng cho thấy sự liên quan giữa những sự đau buồn và đau tim. Các nhà nghiên cứu theo dõi trên 1.985 người đã trải qua một cơn đau tim trong thời gian 5 năm. Họ nhận thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn 21 lần trong 24 giờ đầu tiên sau khi mất một người thân yêu và tiếp tục cao hơn 6 lần so với bình thường ở các tuần tiếp theo.
Như vậy, việc đón nhận cảm xúc tiêu cực thái quá (quá đau khổ khi mất người thân) có thể dẫn tới hội chứng trái tim tan vỡ, thậm chí tử vong, ngay cả với những người mạnh mẽ nhất.
Hầu hết chúng ta đều cố gắng để giữ cho trái tim khỏe mạnh bằng cách ăn uống khoa học, tập thể dục và uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải bảo vệ trái tim khi gặp phải căng thẳng hay đau buồn cực độ, và nhận lấy sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Suy cho cùng, trái tim không phải gỗ đá – cả nghĩa đen và nghĩa bóng!
Xem thêm:
- 6 cách làm giảm tim đập nhanh hiệu quả
- Người bệnh rối loạn nhịp tim nói gì về hiệu quả của Ninh Tâm Vương?
Lan Anh
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com