Đa số người bị rung tâm nhĩ đều có chung thắc mắc “Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu? Mặc dù rung nhĩ là một rối loạn nhịp tim nhanh trầm trọng, trong đó nhiều trường hợp phải giáp mặt với nguy cơ tử vong vì ngưng tim, đột quỵ (do cục máu đông) hoặc để lại hậu quả lâu dài là suy tim, nhưng vẫn có cách để bạn sống khỏe, giảm nguy cơ biến chứng và kéo dài tuổi thọ. Hãy đọc tiếp bài viết dưới đây để có câu trả lời.
Người bị rung nhĩ sống được bao lâu?
Khó có thể tiên đoán chính xác người rung nhĩ sống được bao lâu. Điều này phụ thuộc vào việc bạn có điều trị bệnh hiệu quả hay không? cũng như kiểm soát được nguy cơ đột qụy suy tim không.
Nếu được chữa trị đúng cách (thay đổi lối sống, dùng thuốc, thảo dược, can thiệp ngoại khoa), cơn rung nhĩ gần như không ảnh hưởng đến tuổi thọ. Ngược lại, điều trị không tốt, thời gian sống sẽ bị rút ngắn.
Hiện trên thế giới có hàng triệu người đang sống chung cùng rung nhĩ và họ đã kiểm soát được bệnh. Do đó, thay vì lo lắng đến vấn đề tuổi thọ, người bệnh cần tập trung vào việc chữa bệnh, thay đổi lối sống theo chiều hướng tích cực để giảm triệu chứng, đồng thời phòng ngừa sớm các biến chứng do rung nhĩ gây nên.
Các biến chứng nguy hiểm của rung nhĩ bạn cần biết
Rung tâm nhĩ là nguyên nhân gây cục máu đông, đột quỵ, suy tim. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, bạn vẫn có cách để kiểm soát các biến chứng này. Điều quan trọng là bạn cần biết mình có thể phải đối mặt với những nguy cơ nào, đâu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Các biến chứng cụ thể của rung nhĩ
- Cục máu đông: Rung nhĩ gây ra nhịp tim nhanh quá mức (tim rung lên chứ không cơ bóp thành từng nhát theo cách thông thường), làm máu không thoát ra khỏi các buồng tim như cách thông thường, nó bị ứ lại ở tâm nhĩ, làm tăng nguy cơ đông máu.
- Đột quỵ: 35% trường hợp rung nhĩ bị đột quỵ. Điều này xảy ra khi cục máu đông hình thành, rời khỏi tim, sau đó di chuyển lên não.
- Suy tim: suy tim sung huyết là biến chứng lâu dài của rung tâm nhĩ.
Mặc dù rối loạn nhịp tim do rung nhĩ ít khi gây tử vong tức thì (trừ đột quỵ nặng), nhưng căn bệnh này làm cho người bệnh rất mệt mỏi và không thể chủ quan với các hậu quả nặng nề như suy tim, đột quỵ não. Vì thế, khi biết mình bị bệnh này, bạn cần phải điều trị tích cực để giảm nguy cơ nhồi máu não.
Người mắc rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ cao gấp 3 – 5 lần người bình thường
Nếu muốn biết giải pháp ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp trống ngực, mệt và phòng biến chứng do rung nhĩ gây ra, hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0966.491.285 để được giải đáp.
Dấu hiệu nhận biết cơn rung nhĩ nguy hiểm
Hiểu biết các triệu chứng cảnh báo cơn rung nhĩ nguy hiểm giúp bạn tránh được nhiều rủi ro về sức khỏe. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ sắp xảy ra khi rung nhĩ trở nặng:
- Mất thị lực, mờ một bên mắt hoặc thấy hình ảnh ruồi bay
- Thoáng quên, đột ngột giảm khả năng nhận thức, ngất xỉu
- Tê, yếu hoặc ngứa ran ở một nửa người.
- Khó nói, nói ngọng, tự làm rơi đồ vậy đang cầm trên tay
- Chóng mặt, ù tai, choáng váng.
Mặc dù dấu hiệu điển hình thường thấy ở rung nhĩ là tim đập rất nhanh, mạnh, nhịp tim có thể lên tới 350 nhịp/phút, thay vì 80 nhịp (nhịp trung bình ở người khỏe mạnh), người bệnh cảm thấy hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở hụt hơi, choáng váng. Nhưng thực tế cho thấy, có một số ít người không nhận thấy triệu chứng của cơn rung nhĩ, một số khác có thể chỉ cảm nhận thấy sự khó chiu ở ngực.
Vì thế, khi mắc phải căn bệnh này trên nền bệnh tăng huyết áp, hở van tim, bệnh mạch vành, sau can thiệp tim mạch (thay van, sửa van, đặt stent…), viêm tắc phế quản phổi mãn tính, bạn cần biết về các triệu chứng của bệnh ngay cả khi có cơn rung nhĩ nhẹ, vì sự nguy hiểm có thể xuất hiện đột ngột ngay cả khi tưởng như nhịp tim vẫn bình yên.
Xem thêm: Các dạng rung nhĩ thường gặp và lưu ý trong điều trị
Bí quyết sống cùng rung tâm nhĩ
Bạn có thể sống bình thường khi bị rung nhĩ không? Có thể.
Với một lối sống lành mạnh cùng các thuốc điều trị, bạn sẽ kiểm soát tốt nhịp tim của mình. Việc uống thuốc không đều đặn sẽ làm tăng rủi ro tim mạch, bạn nên nhớ điều này và đừng quên uống thuốc hàng ngày.
Phòng ngừa rung nhĩ kịch phát
Rung nhĩ kịch phát là các cơn rung nhĩ ngắn, xuất hiện ít hơn hoặc bằng 7 ngày. Mặc dù rung nhĩ kịch phát có thể tự hết, nhưng nếu không phòng ngừa, chúng sẽ dần trở nên nghiêm trọng.
Để giảm số lần xuất hiện các cơn rung nhĩ, bạn cần:
- Bỏ hút thuốc lá: Khói thuốc khiến tim đập nhanh, co mạch, làm tăng nguy cơ đột quỵ cho người rung nhĩ. Đây là lý do bạn không nên hút thuốc.
- Ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng, stress.
- Hạn chế đồ uống chứa chất kích thích: Mỗi ngày, bạn không nên uống quá 2 tách trà/cà phê hoặc 2 đơn vị rượu (tương đương 300 ml rượu hoặc 450 ml bia). Những đồ uống này khiến bạn dễ gặp cơn rung nhĩ hơn.
Cắt cơn rung nhĩ tức thì tại nhà
Khi rung nhĩ xảy ra, bạn có thể gặp một số triệu chứng khó chịu như đau thắt ngực, hụt hơi, chóng mặt … 4 cách đơn giản sau sẽ giúp bạn giảm nhanh các triệu chứng này.
- Thực hiện nghiệm pháp valsalva: Mục đích của nghiệm pháp Valsalva là kích thích dây thần kinh phế vị để ổn định lại nhịp tim. Cách thực hiện: hít sâu sau đó ngậm chặt miệng, bịt mũi, rồi ép hơi thở ra thật mạnh nhưng không cho hơi thoát ra.
- Khoát nước lạnh lên mặt đột ngột hoặc xoa nhẹ một bên động mạch cảnh (điều kiện không bị bệnh động mạch não): Động tác này nhằm tác động đột ngột để gây block nhĩ thất làm nhịp tim chậm lại.
- Hít thở bằng bụng: Việc căng cơ bụng khi hít vào và hóp bụng khi thở ra cũng có tác dụng bình ổn nhịp tim, từ đó giảm sự khó chịu do rung nhĩ gây ra.
- Nằm thư giãn và nghe tiếng tim đập bình thường: Khi nghe tiếng tim hoạt động, tim có thể đập chậm lại theo đúng nhịp điệu bạn nghe.
Thay đổi lối sống
Người bị rung nhĩ có thể kéo dài tuổi thọ nhờ duy trì chế độ ăn và tập luyện khoa học. Dưới đây là các thay đổi bạn cần thực hiện để sống khỏe cùng rung nhĩ:
- Theo dõi huyết áp, đi khám nếu huyết áp trên 140/90.
- Ăn các thực phẩm có lợi cho tim, ít muối, ít mỡ động vật. Hạn chế thức ăn chiên rán, phủ tạng động vật, đồ đóng hộp, chế biến sẵn.
- Tập thể dục nhẹ nhàng 20 phút mỗi ngày: Tim của bạn là một hệ thống các bó cơ, chúng cần được “huấn luyện” để trở nên khỏe mạnh. Những bài tập tốt cho người bệnh rung nhĩ bao gồm: đi bộ, chạy bộ, bơi, đạp xe. Lưu ý, bạn nên tập với cường độ vừa phải, không gắng sức, tránh kích thích cơn rung nhĩ xuất hiện.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Cắt giảm từ 7 – 10% cân nặng khi bị thừa cân, béo phì sẽ giúp bạn giảm đáng kể nguy cơ rung nhĩ tiến triển thành biến chứng.
Thông tin hữu ích: Rung tâm nhĩ cần lưu ý gì trong chế độ ăn?
Dùng thảo dược Khổ sâm để sống khỏe với rung nhĩ
Bên cạnh các giải pháp Tây y như sử dụng thuốc điều trị, triệt phá ổ rối loạn nhịp tim hay đặt máy tạo nhịp, nhiều người mắc rung nhĩ đã lựa chọn các thực phẩm bổ trợ có nguồn gốc thảo dược để kiểm soát nhịp tim, giảm triệu chứng cũng như phòng tránh các biến chứng của rung nhĩ một cách hiệu quả. Bởi nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng thảo dược Khổ sâm có tác dụng chống rối loạn nhịp tim thông qua nhiều cách khác nhau như:
– Giúp giảm tần suất xuất hiện và mức độ cơn rung nhĩ nhờ ức chế trực tiếp cơ tâm nhĩ,
– Giúp ổn định tính dẫn truyền điện tim, giúp tim đập ổn định hơn nhờ điều chỉnh và cân bằng nồng độ chất điện giải tại tế bào cơ tim.
– Làm thư giãn mạch máu thông qua việc ức chế phóng thích các hormone gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng huyết áp nên giúp làm giảm nhịp tim ở những người thường xuyên căng thẳng, rối loạn lo âu. Tác dụng này gần tương tự như tác động của nhóm chẹn beta giao cảm, nhưng không gây hạ nhịp tim quá mức hay gây co thắt phế quản nên người bị bệnh phổi tắc nghẽn vẫn có thể sử dụng được.
Đặc biệt, khi Khổ sâm được kết hợp với các thảo dược có tác dụng giãn mạch, hoạt huyết sẽ giúp tăng lưu thông máu, hạn chế biến chứng huyết khối do rung nhĩ gây ra.
Nhiều người mắc rung nhĩ đã tìm đến và sử dụng các giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim có chứa Khổ sâm cùng nhiều thảo dược quý có lợi cho tim và bị thuyết phục bởi những lợi ích trên cũng như hiệu quả thực tế mà sản phẩm này mang lại.
Như vậy, lời giải cho câu hỏi “Bệnh rung nhĩ sống được bao lâu?” phần lớn phụ thuộc vào bạn. Miễn là bạn chủ động phòng ngừa biến chứng và ngăn chăn từ sớm, rung nhĩ sẽ không đánh bại được bạn.
Xem thêm: Người bệnh rối loạn nhịp tim nói gì về hiệu quả của Ninh Tâm Vương?
Bích Ngọc
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com