Block nhĩ thất là một dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm, xảy ra do sự tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ dẫn truyền điện tim từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
Bệnh block nhĩ thất có thể làm cho nhịp tim chậm hơn, thậm chí gây ngừng tim tạm thời đến 20 giây, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Block nhĩ thất là nguyên nhân gây ngưng tim đột ngột cùng nhiều biến chứng nguy hiểm
Block nhĩ thất là gì?
Block nhĩ thất là tình trạng tắc nghẽn đường dẫn truyền thần kinh tự động từ tâm nhĩ xuống tâm thất của tim một phần hoặc hoàn toàn gây tình trạng rối loạn nhịp tim chậm, bỏ nhịp hoặc tim đập không đều.
Các loại block nhĩ thất thường gặp
Tùy vào mức độ tắc nghẽn của dẫn truyền xung động từ tâm nhĩ xuống tâm thất mà người ta chia block nhĩ thất thành 3 độ khác nhau.
– Block nhĩ thất độ 1: Tín hiệu điện từ nhĩ vẫn truyền được xuống tâm thất nhưng chậm hơn bình thường làm cho nhịp tim bị gián đoạn nhẹ, chẳng hạn như lỡ một nhịp tim.
– Block nhĩ thất cấp độ 2: Tín hiệu điện tim bị “thất thoát” một phần khiến nhịp tim bị chậm lại. Có 2 dạng block thuộc loại này bao gồm:
- Mobitz I hay còn gọi là chu kỳ Wenckebach: tín hiệu điện bị trì hoãn cho đến khi tim bỏ qua 1 nhịp, đây thường là bệnh lý của nút nhĩ thất.
- Mobitz II: một phần tín hiệu điện tim không đến được tâm thất chứ không phải bị chậm lại, biểu hiện bằng những nhịp tim bị block xen kẽ vào những nhát bóp nhịp tim bình thường.
– Block nhĩ thất độ 3 (block nhĩ thất hoàn toàn): Là tình trạng đường dẫn truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất bị tắc nghẽn hẳn, mỗi buồng tim sẽ tự đập theo nhịp riêng của nó chứ không theo quy luật của 1 nhịp đập bình thường nữa. Đây là dạng block nhĩ thất nặng nhất. Nếu không được điều trị người bệnh có nguy cơ cao bị ngừng tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong.
Triệu chứng của block nhĩ thất

Dấu hiệu của block nhĩ thất có thể khác nhau ở mỗi dạng, phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn của tín hiệu điện tim khi truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
– Block nhĩ thất độ 1: Còn gọi là block kín đáo nên ít khi có triệu chứng rõ ràng, đôi khi người bệnh chỉ thấy khó thở thoáng qua hoặc đo nhịp tim dưới mức trung bình, khoảng trên dưới 60 nhịp/phút
– Block nhĩ thất độ 2: Còn gọi là block không hoàn toàn. Cơ thể người bị block nhĩ thất cấp độ 2 Mobitz 1 thích nghi được nên ít khi gây ra triệu chứng nguy hiểm, đôi khi họ cảm thấy choáng váng, ngất nhưng rất hiếm gặp. Còn ở những người thuộc dạng Mobitz 2 có biểu hiện tim bỏ nhịp, đập không đều, cơ thể không thể bù đắp được nên có thể gây ra triệu chứng như chóng mặt, ngất và tiến triển thành độ 3 nếu không kiểm soát tốt với sự xuất hiện những cơn ngất thoáng qua gọi là hội chứng Adams-Stokes, ngừng tim hay đột tử. Khi đó người bệnh cần nhanh chóng được đặt máy tạo nhịp tạm thời hoặc máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
– Block nhĩ thất độ 3: người bệnh có nhịp tim chậm, rơi vào dưới 30 nhịp/phút, huyết áp thấp do vậy lưu lượng tuần hoàn thường không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể, gây khó khăn khi vận động, người bệnh thấy đau ngực, khó thở, choáng ngất… do lượng máu bơm đi nuôi cơ thể không đủ.
Sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương giúp ổn định dẫn truyền thần kinh tim, nhờ đó ổn định nhịp tim, làm giảm triệu chứng trống ngực, khó thở… do rối loạn nhịp tim. Liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.
Nguyên nhân nào gây ra block nhĩ thất?
Với block nhĩ thất cấp độ 1 có thể xảy ra ở người bình thường hoặc bắt nguồn từ các nguyên nhân như:
– Tập luyện thể dục thể thao
– Nhồi máu cơ tim thành dưới
– Từng phẫu thuật thay van hai lá, sửa van 2 lá
– Viêm cơ tim
– Dùng các thuốc như thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi, digôxin, amiôdarône
Nguyên nhân block nhĩ thất cấp 2 và block nhĩ thất cấp 3 thường do:
- Nhồi máu cơ tim thành trước
- Dày, cứng hoặc yếu cơ tim (bệnh cơ tim)
- Nhiễm trùng, virus hoặc vi khuẩn tại cơ tim (viêm cơ tim)
- Tăng huyết áp
- Bất thường tim bẩm sinh như thông liên nhĩ (hai tâm nhĩ thông nhau qua một lỗ hổng)
- Cục máu đông trong phổi (thuyên tắc phổi)
- Bệnh tự miễn (lupus ban đỏ, xơ cứng toàn thân).
- Tăng kali máu.
- Sử dụng thuốc chống loạn nhịp như: thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh calci, digôxin, amiôdarône.
- Xơ hóa không rõ nguyên nhân của hệ thống dẫn truyền trong bệnh Lenegre hoặc bệnh Lev
Một số trường hợp block nhĩ thất không xác định được nguyên nhân. Những người cao tuổi, người mắc bệnh về tim mạch hoặc người nghiện rượu, hút thuốc lá, béo phì, thừa cân, tiền sản giật, gia đình có người bị bệnh tim mạch… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Block nhĩ thất nguy hiểm như thế nào?
Block nhĩ thất cấp độ I không gây nguy hiểm do chưa ảnh hưởng đến lưu lượng máu ra vào tim, nhưng nếu đi kèm block nhánh phải sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển thành block nhĩ thất độ III nên người bệnh cần phải theo dõi chặt chẽ.
Block nhĩ thất độ II Mobitz I thường lành tính và ít gây nguy hiểm, có một tỷ lệ nhỏ tiến triển thành block nhĩ thất (AV) độ III.
Block nhĩ thất độ II Mobitz II có thể gây chậm nhịp tim nặng và tiến triển thành block nhĩ thất (AV) độ III, nguy cơ suy tim tâm thu nên cần điều trị sớm.
Block nhĩ thất độ III là nguy hiểm nhất do bệnh làm nhịp tim hạ xuống thấp, tim không bơm được máu gây suy tuần hoàn, đột tử tim và có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng chỉ trong vòng khoảng 1h sau khi khởi phát.
Chẩn đoán block nhĩ thất

Block nhĩ thất có thể được chẩn đoán chính xác thông qua một số kết quả xét nghiệm sau :
– Đo điện tâm đồ ECG, đo nhịp tim bằng điện tâm đồ Holter 24-72h. Một số đặc điểm trên điện tâm đồ của các dạng block nhĩ thất:
- ECG block nhĩ thất độ 1 có khoảng PR kéo dài hơn bình thường
- ECG block nhĩ thất độ 2 Mobitz 1 có khoảng PR dài dần và sau đó là một sóng P bị block.
- ECG block nhĩ thất độ 3 có tần số các QRS rất chậm khoảng 30 – 40/phút, đều.
– Kết quả hình ảnh siêu âm tim, đo điện sinh tim
– Nghiệm pháp bàn nghiêng (Tilt-Table)
Điều trị bệnh block nhĩ thất
Bệnh block nhĩ thất có chỉ định điều trị khác nhau với từng loại cụ thể. Những người bệnh bị block nhĩ thất độ 1 hoặc block nhĩ thất độ 2 mà không có triệu chứng thường ít phải điều trị, chỉ cần theo dõi bằng việc tái khám định kỳ 1-2 lần/năm.
Với những người bệnh đã có triệu chứng hoặc bị block nhĩ thất độ 3 thì việc điều trị là cần thiết. Một số phương pháp có thể được áp dụng bao gồm:
Thuốc điều trị block nhĩ thất

Các thuốc dùng cho người bệnh block nhĩ thất nhằm mục đích điều trị các bệnh lý nền gây ra block như thuốc điều trị tăng huyết áp hoặc suy tim.
Thuốc chống đông cũng có thể được dùng để ngăn ngừa nguy cơ huyết khối.
Thảo dược giúp ổn định dẫn truyền điện tim
Tuy không trực tiếp tác động để ngăn chặn ngay cơn block nhĩ thất nhưng TPCN Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm có tác dụng điều hòa nồng độ điện giải tại tế bào cơ tim, làm ổn định quá trình dẫn truyền tín hiệu điện tim nên cải thiện tình trạng gián đoạn dẫn truyền điện tim do block nhĩ thất gây ra. Nhờ đó, sản phẩm sẽ giúp ngăn chặn block nhĩ thất độ 1, độ 2 mobitz 1 tiến triển thành dạng nặng hơn, giúp cải thiện chức năng tim và cải thiện nhịp tim, giảm hồi hộp, khó thở, mệt, choáng váng cho những người bị block nhĩ thất nặng hơn, ngăn ngừa đột tử tim, suy tim.
Bạn có thể xem chia sẻ của Ông Quang (Tuyên Quang) cũng bị nhịp chậm 30-40 lần/phút do ngoại tâm thu, sau đó là những cơn nhịp nhanh kịch phát đốt điện tim không thành công, nhưng từ khi sử dụng TPCN Ninh Tâm Vương thì nhịp tim ổn định, sức khỏe được cải thiện:
Ông Quang chia sẻ cách điều trị rối loạn nhịp tim, chậm nhịp tim hiệu quả
Đặt máy tạo nhịp tim
Nếu người bệnh block nhĩ thất từng bị ngất xỉu, bác sĩ sẽ khuyến cáo họ nên cấy một máy tạo nhịp tim. Máy tạo nhịp tim là một thiết bị được cấy dưới da, có kích thước khá nhỏ, giúp điều hòa và duy trì nhịp tim ổn định.
Chi phí của một ca cấy ghép máy tạo nhịp tim khá cao, có thể lên đến 100 triệu đồng. Những người bệnh đã ghép máy tạo nhịp tim nên thận trọng với tất cả các thiết bị điện từ như điện thoại, tivi, đài, và khi đi qua cổng quét từ của siêu thị, nhà hàng, sân bay… để tránh ảnh hưởng tới hoạt động của máy.
Xem thêm: Lưu ý khi sử dụng máy tạo nhịp tim
Nếu được chẩn đoán block nhĩ thất, dù ở bất kỳ mức độ nào, bạn cũng cần theo dõi sức khỏe thường xuyên và thăm khám định kỳ tại một cơ sở tim mạch uy tín. Đừng coi thường dạng rối loạn nhịp tim này bởi nó có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng của bạn.
Lê Giang
Tham khảo: medicalnewstoday
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com
Tôi hiện đã 83 tuổi mắc bịnh tim mạch từ 1995. Tháng rồi khám bênh và làm điện tâm đồ phát hiện block nhỉ thất độ III và BS chỉ đinh đặt máy tạo nhip- nhưng chi phí cao tôi không thể thưc hiện đươc. Các triệu chứng bênh của tôi hiện giờ : không bi choáng hay chóng mặt- buổi sáng thức dậy chưa ăn sáng thì cảm thấy hơi mệt,trong ngày vẫn làm được các việc lặc vặt kể cả việc tự lo cho mình như tự nấu ăn-dọn dẹp nhà cửa v.v.. vì tôi chỉ ở một mình. Vậy nhờ BS cho tôi lời khuyên có thể sử dung thuốc Ninh Tâm Vương cho căn bênh của tôi trong khi chờ dợi có điều kiện để đặt máy . Cám ơn BS
Chào bác,
Block tim độ 3 là dạng block nghiêm trọng nhất bởi tín hiệu điện bị chặn lại hoàn toàn, không xuống được buông tim dưới (tâm thất) nên còn gọi là block hoàn toàn, khi đó, nhịp tim rất chậm. Hầu hết những người bị block nhĩ thất độ 3 sẽ cần đặt máy tạo nhịp để kích thích tim khi nó đập quá chậm. Nhưng do bác chưa có đủ điều kiện để đặt máy, vì vậy, trong thời gian này bác cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ, đồng thời bác có thể tham khảo sử dụng Tpbvsk Ninh Tâm Vương để trì hoãn việc đặt máy. Với thành phần chính là Khổ Sâm, Ninh Tâm Vương sẽ giúp định nhịp tim nhờ ổn định khả năng dẫn truyền, ổn định điện thế từ đó giúp giảm triệu chứng mà bác gặp phải như mệt mỏi, ngăn ngừa cơn ngừng tim đột ngột, đột tử do tim. Bác có thể dùng 4 viên/ngày chia 2 lần để ổn định nhịp. Bên cạnh đó, bác cũng cần lưu tâm tới chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, không nên làm việc gắng sức, suy nghĩ căng thẳng, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê. Tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, thái cực quyền, tập yoga. Nếu bác gặp bất kỳ triệu chứng nào như: chóng mặt, ngất, choáng váng, khó thở… thì bác cần liên hệ ngay với bác sỹ để được điều trị kịp thời. Bác có thể tham khảo cách dùng Ninh Tâm Vương hiệu quả và thông tin về bệnh block nhĩ thất trong bài viết dưới đây:
https://loannhiptim.co/san-pham-ho-tro/thong-tin-san-pham/ninh-tam-vuong-co-tot-khong-goi-y-cach-dung-hieu-qua-nhat.html
https://loannhiptim.co/roi-loan-nhip-tim/benh-hoc-roi-loan-nhip-tim/block-tim-bao-gom-nhung-dang-nao-va-benh-co-nguy-hiem-khong.html
Chúc bác sức khỏe!
Em đi khám bệnh về tim. Em được chuẩn đoán là Block nhi thất độ 2 mobizt 2. Nghĩa là thế nào ạ, co nguy hiểm không a và điều trị như thế nào ạ mong các bác tư vấn cho em.
Chào bạn!
Block nhĩ thất độ 2 – Mobitz II: có nghĩa là điện tim block nhĩ thất độ 2 type II, đặc trưng bằng các khoảng PP vẫn đều nhau nhưng đột ngột có 1 chu kỳ block hoàn toàn, có sóng P nhưng phức độ QRS không có. Block nhĩ thất cấp 2 – Mobitz II có thể gây ra các bất ổn trong huyết động bệnh nhân nhiều hơn so với Mobitz I, có thể làm chậm nhịp tim nặng và tiến triển thành block nhĩ thất độ 3.
Với trường hợp Block nhĩ thất độ 2 mobitz II chưa quá nguy hiểm nhưng bạn vẫn cần phải có phương pháp hợp lý để làm chậm tiến trình của bệnh của bệnh cũng như cải thiện các biểu hiện do tình trạng trên gây ra. Điều đầu tiên bạn cần làm đó là tái khám định kỳ theo chỉ định của bác để cần thiết sẽ sử dụng thuốc điều trị. Ngoài ra bạn cần kết hợp tốt chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý như: hạn chế căng thẳng lo lắng quá nhiều, tập hít sâu thở chậm, ngủ nghỉ đúng đủ thời gian…
Cụ thể về các bài tập tốt cho tim bạn tham khảo trực tiếp tại đây: https://loannhiptim.co/roi-loan-nhip-tim/phuong-phap-tap-luyen/cach-lam-tang-nhip-tim-khi-bi-block-tim-ngoai-tam-thu-nhip-cham-xoang.html.
Đồng thời, bạn nên sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương với liều 4 viên/ngày chia 2 lần để giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim và cải thiện lưu lượng máu qua tim nên giúp ổn định nhịp tim trong các trường hợp bị rối loạn nhịp tim như ngoại tâm thu, block nhánh… nhờ đó làm giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp, hụt hẫng, mệt mỏi và phòng biến chứng huyết khối, suy tim hiệu quả.
Thân mến!
Cho tôi hỏi tôi bị bloc nhi thất độ 2 type 2 là sao hiện giờ tôi chưa bị triệu chứng nếu tôi chăm sóc cơ thể tốt thì có trở nặng không nếu có thì bao lâu mới thành đo 3 tôi lo lắng quá bệnh tôi như thế thì xong rồi sao tôi con trẻ mới 32 tuổi bác sĩ cho tôi hỏi tôi làm sao để có thể trở lại cuộc sống bình thường cảm ơn
Chào bạn,
Rất nhiều trường hợp bệnh nhân Block nhĩ thất độ 1 và độ 2 Mobitz II sẽ không xuất hiện triệu chứng và cũng chưa cần dùng thuốc điều trị do đó mà bạn đừng quá lo lắng. Lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài sẽ càng làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
Thay vào đó, bạn hãy điều chỉnh lại lối sống theo hướng tích cực để giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và ngừa bệnh tiến triển sau này như:
– Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức hay căng thẳng trong thời gian dài.
– Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày 6-8 tiếng, tránh thức khuya sau 23 giờ đêm
– Dành mỗi ngày ít nhất 30 phút để tập các bài tập giúp thư giãn như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ, đạp xe
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều màu sắc, hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ…
– Không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc
Đồng thời, bạn nên sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương với liều 4 viên/ngày chia 2 lần để giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim và cải thiện lưu lượng máu qua tim nên giúp ổn định nhịp tim trong các trường hợp bị rối loạn nhịp tim như ngoại tâm thu, block nhánh… nhờ đó làm giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp, hụt hẫng, mệt mỏi và phòng biến chứng huyết khối, suy tim hiệu quả.
Thân mến,
Block nhĩ thất có chữa khỏi hoàn toàn được không ạ?
Chào ban.
Block nhĩ thất là tình trạng gián đoạn một phần hoặc hoàn toàn xung động dẫn truyền từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Nguyên nhân phổ biến nhất là sự xơ hóa và thoái hóa tự nhiên của đường dẫn truyền vì vậy không thể điều trị khỏi hoàn toàn được. Mục tiêu là kiểm soát tình trạng bệnh không làm tiến triển nặng hơn cũng như cải thiện biểu hiện do Block nhĩ gây ra. Để đạt được mục tiêu đó bạn cần chú ý thêm đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe tim mạch. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin trong bài viết sau:
https://loannhiptim.co/roi-loan-nhip-tim/che-do-dinh-duong/che-do-an-va-loi-song-lanh-manh-giup-kiem-soat-chung-roi-loan-nhip-tim.html
Cùng với đó, bạn nên kết hợp sử dụng Ninh Tâm Vương với liều 4 viên/ ngày chia 2 lần. Sản phẩm giúp ổn định dẫn truyền điện trong tim, giúp tim bơm máu hiệu quả hơn, nhờ đó giúp tim hoạt động đều đặn, ổn định đồng bộ hơn.
Bạn có thể hiểu kỹ hơn về sản phẩm tại đây https://loannhiptim.co/roi-loan-nhip-tim/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ninh-tam-vuong-ho-tro-dieu-tri-nhip-tim-nhanh-ngoai-tam-thu-hieu-qua.html
Thân mến!
BS cho em hỏi, em 20 đi khám thì bị block nhĩ thất độ 1, bây giờ em mà dùng Ninh Tâm Vương thì dùng như thế nào ạ?
Chào bạn,
Trường hợp của bạn bị block nhĩ thất thì hoàn toàn nên sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương để giúp ổn định tính dẫn truyền điện trong tim, nhờ đó giúp bạn ổn định được nhịp tim, cải thiện khả năng bơm máu của tim nhé. Nếu bác sĩ cho thuốc thì bạn vẫn dùng bình thường và kết hợp ngày 4 viên Ninh Tâm Vương chia 2 lần, uống cách thuốc tây từ 1-2 tiếng để đảm bảo sự hấp thu của mỗi loại. Bạn nên duy trì liên tục tối thiểu từ 3-4 tháng để có hiệu quả tối ưu nhất. Cùng với đó, bạn nên kết hợp lối sống lành mạnh: tránh lo lắng căng thẳng, ngủ đủ giấc, không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc và tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút.
Chúc bạn sớm cải thiện sức khỏe.
Thân mến.
Cho tôi hỏi tôi đi khám chuẩn đón là bị bloc nhĩ thất độ 1 và độ II (Mobitz II bị từng lúc . Như vậy bệnh tôi có năng lắm không Tôi không thay cho thuốc uống gì cả tôi thấy bi bloc nhi độ 2 mobitz 2 là phải cấy máy tao nhịp phải không bác sĩ tôi cảm ơn bác sĩ trước trả lời dùm tôi
Chào bạn,
Đa số các bệnh nhân Block nhĩ thất độ 1 và độ 2 Mobitz II sẽ không xuất hiện triệu chứng nên chưa dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp có tỷ lệ nhịp tim bị block cao nên khiến bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, chóng mặt, xây xẩm choáng váng… cần phải điều trị.
Khi bệnh dần tiến triển block nhĩ thất độ 2 mobitz 2 sẽ có nguy cơ trở nặng thành block nhĩ thất hoàn toàn (độ 3), gây chậm nhịp tim nghiêm trọng và có thể dẫn đến suy tim tâm thu. Nhiều trường hợp có thể xuất hiện tình trạng cơn ngất đột ngột hay thậm chí là ngừng tim dẫn đến đột tử. Chính vì thế mà có nhiều trường hợp bệnh nhân cần được theo dõi và có thể là đặt máy nhịp tim tạm thời hoặc sẽ phải đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn trong trường hợp cần thiết.
Do vậy, với trường hợp của bạn, có thể bác sĩ chưa kê thuốc tuy nhiên bạn cũng nên chủ động theo dõi sức khỏe và tái khám định kỳ.
Bên cạnh đó, bạn hãy điều chỉnh lại lối sống theo hướng tích cực để giúp làm giảm tình trạng này như:
– Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, tránh làm việc quá sức hay căng thẳng trong thời gian dài.
– Nên ngủ đủ giấc mỗi ngày 6-8 tiếng, tránh thức khuya sau 23 giờ đêm
– Dành mỗi ngày ít nhất 30 phút để tập các bài tập giúp thư giãn như hít sâu thở chậm, ngồi thiền, yoga, đi bộ, đạp xe
– Ăn nhiều rau xanh, trái cây nhiều màu sắc, hạn chế đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ…
– Không dùng chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia, trà đặc
Đồng thời, bạn nên sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương với liều 4 viên/ngày chia 2 lần để giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim và cải thiện lưu lượng máu qua tim nên giúp ổn định nhịp tim trong các trường hợp bị rối loạn nhịp tim như ngoại tâm thu, block nhánh… nhờ đó làm giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp, hụt hẫng, mệt mỏi và phòng biến chứng huyết khối, suy tim hiệu quả.
Thân mến,