Block tim là sự gián đoạn dẫn truyền trong hệ thống điện tim tại vị trí nút nhĩ thất hoặc trong các bó nhánh thuộc hệ thống Purkinje bao gồm block nhĩ thất và, block nhánh.
Trái tim của bạn được điều khiển bởi hệ thống dẫn truyền xung điện, xuất phát từ tâm nhĩ, qua bó his, nhánh phải, nhánh trái đến tâm thất (buồng tim dưới) giúp tim co bóp đồng bộ. Nhưng vì 1 lý do nào đó, các xung điện này bị chậm lại hoặc bị gián đoạn, làm tâm thất không co bóp và bơm máu đúng cách, nhịp tim bị chậm lại, hiện tượng đó được gọi chung là block tim. Mỗi dạng block tim sẽ có triệu chứng, độ nặng nhẹ và cách điều trị khác nhau. Dưới đây là các dạng block tim thường gặp và mức độ nguy hiểm của mỗi loại.
Block tim là bệnh gì?
Block tim là sự rối loạn dẫn truyền tín hiệu điện tim 1 phần hay toàn bộ, làm cho tim đập không đều hoặc chậm hơn bình thường.
Dẫn truyền điện tim tại nút nhĩ thất bị chậm lại hoặc gián đoạn do block tim
Các loại block tim thường gặp
Có 2 loại block tim phổ biến nhất là block nhĩ thất và block nhánh được phân loại dựa trên mức độ gián đoạn của tín hiệu điện tim và vị trí xảy ra sự tắc nghẽn.
Block nhĩ thất
Block nhĩ thất xảy ra do sự tắc nghẽn 1 phần hoặc hoàn toàn tín hiệu điện tim từ buồng tim phía trên (tâm nhĩ) tới buồng tim phía dưới (tâm thất). Loại này được chia thành 3 dạng:
Block nhĩ thất độ 1: tín hiệu điện từ nhĩ vẫn truyền được xuống tâm thất nhưng chậm hơn bình thường.
Block nhĩ thất độ 2: tín hiệu điện truyền từ tâm nhĩ tới tâm thất bị trì hoãn 1 nhịp hoặc một phần tín hiệu điện không truyền đi được. Loại này bao gồm type 1 và type 2.
Block nhĩ thất độ 3 là dạng nghiêm trọng nhất bởi tín hiệu điện bị chặn lại hoàn toàn, không xuống được thất nên còn gọi là block hoàn toàn, nhịp tim rất chậm (có thể chỉ khoảng 28 nhịp/phút).
Block nhánh
Bao gồm block nhánh trái và block nhánh phải, là tình trạng xung điện tim từ nhánh trái đến tâm thất trái hoặc nhánh phải đến tâm thất phải bị chậm lại hoặc gián đoạn. Dạng này ít nguy hiểm hơn block nhĩ thất.
Xem thêm: Tất cả thông tin về bệnh block nhánh
Block xoang nhĩ
Là tình trạng tín hiệu điện tim từ nút xoang xuống tâm nhĩ bị gián đoạn hoặc ngắt hoàn toàn, hậu quả là vùng tâm nhĩ và tâm thất không nhận được tín hiệu nên không thể co bóp đúng cách.
Xem thêm: Block xoang nhĩ – chứng bệnh lạ hiếm gặp
Block tim có nguy hiểm không?
Ts. Bs Phạm Như Hùng – Tổng thư ký hội tim mạch can thiệp, chuyên gia về điện sinh lý học và tạo nhịp tim cho biết: Block tim có thể gây ra một số vấn đề, chẳng hạn như block nhĩ thất thì hay gây ra nhịp tim chậm. Block nhĩ thất độ 3, block hoàn toàn, hoặc block nhĩ thất độ 2 type 2 làm cho tim đập rất chậm. Và khi đó bệnh nhân có nguy cơ đột tử cao hơn hẳn người bình thường.
Nếu block nhánh trái hoàn toàn có kèm theo block nhĩ thất độ 1 thường sẽ nguy hiểm và cần cấy máy tạo nhịp. Tuy nhiên nếu chỉ block nhánh phải hoặc chỉ bị block nhánh trái thì không phải quá lo lắng.
Bạn có thể xem Bs. Phạm Như Hùng tư vấn đầy đủ hơn trong clip dưới đây:
Bác sĩ giải đáp: Block tim là bệnh gì và những dạng nào nguy hiểm?
Các phương pháp điều trị block tim
Việc điều trị block tim phụ thuộc vào mức độ và triệu chứng mà bạn gặp phải, bệnh mắc kèm cũng như đáp ứng của bạn với mỗi phương pháp điều trị. Với những người chỉ bị block nhánh đơn thuần như block nhánh phải không hoàn toàn, block nhánh phải hoàn toàn hoặc block nhánh trái không hoàn toàn thì chưa cần điều trị, chỉ cần khám bệnh 6 tháng/lần hoặc ngay khi có triệu chứng bất thường.
Phương pháp Tây y trị block tim
Block tim không có thuốc điều trị đặc hiệu mà chủ yếu là dùng thuốc để trị các nguyên nhân gây block. Ví dụ như người bệnh block nhánh trái, nhánh trái hoàn toàn sẽ được dùng thuốc điều trị cao huyết áp, điều trị suy giáp, thuốc chống huyết khối để phòng nguy cơ nhồi máu, đột quỵ…
Block nhĩ thất độ 1 có thể không cần điều trị. Block nhĩ thất độ 2 type 1 có triệu chứng như chóng mặt, ngất, block nhĩ thất độ 2 type 2 có thể cần đặt máy tạo nhịp tim. Còn khi đã sang đến độ 3 thì hầu hết đều phải đặt máy tạo nhịp. Máy tạo nhịp tim là những thiết bị nhỏ cấy bên dưới da vùng dưới xương đòn và được kết nối với dây đặt bên trong tim qua đường tĩnh mạch; tác động xung điện nhỏ để kích thích tim khi nó đập quá chậm.
Đôi khi block tim mắc phải sẽ tự hết nếu yếu tố gây ra block tim (chẳng hạn như nhồi máu cơ tim gây ra sẹo làm ảnh hưởng đến dẫn truyền) được điều trị hoặc giải quyết.
Ngoài ra, một loại thuốc gây ra block tim, ngừng thuốc hoặc giảm liều thì hiện tượng này cũng sẽ giảm theo.

Chế độ ăn, lối sống làm giảm triệu chứng bệnh block tim
Trong suốt quá trình điều trị, bạn cũng cần lưu tâm tới chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ, không nên làm việc gắng sức, suy nghĩ căng thẳng, tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê bởi những yếu tố này có thể khiến nhịp tim của bạn bị rối loạn trở lại. Với những người bệnh vừa được thực hiện các can thiệp như nong vành, phẫu thuật đặt máy tạo nhịp thì cần hạn chế ăn những thực phẩm có giàu vitamin K như rau cải, súp lơ…và hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng bất kỳ thuốc nào.
Xem thêm: 14 siêu thực phẩm người rối loạn nhịp tim nên ăn để giảm nhịp tim
Thảo dược hỗ trợ điều trị và phòng ngừa block tim
Để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị block tim, bạn có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược vì rất an toàn và đem lại hiệu quả ổn định nhịp tim lâu dài. Một trong số những sản phẩm trên thị trường phải kể đến Tpbvsk Ninh Tâm Vương. Với thành phần chính là Khổ Sâm, sản phẩm sẽ giúp ổn định nhịp tim nhờ ổn định khả năng dẫn truyền, ổn định điện thế từ đó giúp giảm triệu chứng người bệnh gặp phải như choáng váng, chóng mặt, ngất… Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu đến các cơ quan trong cơ thể nên làm giảm nguy cơ huyết khối, đột quỵ. Người bệnh block tim nên dùng TPCN Ninh Tâm Vương 4 viên một ngày chia 2 lần, và dùng liên tục 3-4 tháng để đạt hiệu quả cao nhất.
Bạn có thể xem chia sẻ của người bị loạn nhịp tim sử dụng sản phẩm hiệu quả trong video dưới đây:
Kinh nghiệm trị rối loạn nhịp tim, tim bỏ nhịp, nhịp tim chậm của ông Quang (Tuyên Quang)
Block tim tùy theo mức độ trì hoãn, tắc nghẽn điện tim và các triệu chứng gặp phải mà mức độ nguy hiểm cũng sẽ khác nhau. Qua bài viết, hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về từng dạng block tim, từ đó có thể phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp.
Lê Giang
Theo nguồn:
Phỏng vấn Ts. Bs Phạm Như Hùng trong chương trình Nhịp Sống Đỏ
cedars-sinai.org healthlinkbc.ca
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com