Các chỉ số nhịp tim, nhịp thở, huyết áp ở trẻ nhỏ

4014 Lượt xem

Huyết áp, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và nhịp thở được coi là các chỉ số cơ bản về tình trạng sức khỏe và cũng là yếu tố quan trọng làm nên sự sống. Ở trẻ nhỏ, nhiệt độ cơ thể bình thường là 37 độ, gần như là không đổi từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành. Nhưng các chỉ số này lại thay đổi theo từng độ tuổi cũng như cường độ hoạt động của trẻ tại mỗi thời điểm. Bạn nên thường xuyên theo dõi các dấu hiệu này bằng cách cặp nhiệt độ, đo huyết áp, đo nhịp tim… để có thể sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể trẻ.

Các chỉ số chuẩn về nhịp tim, nhịp thở, huyết áp theo lứa tuổi

Dưới đây là các chỉ số nhịp tim và huyết áp và nhịp thở ở mức an toàn cho trẻ mà mẹ cần ghi nhớ (nhịp tim của trẻ có thể chậm hơn một chút khi ngủ)

– Chỉ số nhịp tim, nhịp thở của trẻ em

Lứa tuổi Nhịp tim/phút Nhịp thở/phút
Trẻ sơ sinh 100-160 30-50
0-5 tháng 90-150 25-40
6-12 tháng 80-140 20-30
1-3 tuổi 80-130 20-30
3-5 tuổi 80-120 20-30
6-10 tuổi 70-110 15-30
11-14 tuổi 60-105 12-20
15-20 tuổi 60-100 12-30
Người lớn 50-80 16-20

– Chỉ số huyết áp theo lứa tuổi (bao gồm hai chỉ số: Huyết áp tâm thu hiển thị ở trên và huyết áp tâm trương hiển thị bên dưới)

Lứa tuổi Chỉ số huyết áp (mmHg)
1-12 tháng 75-100/50 – 70
1-4 tuổi 80-110/50 – 80
3-5 tuổi 80-110/50 – 80
6-13 tuổi 85-120/55 – 80
13-18 tuổi 95-140/60 – 90

Nhịp tim là gì, cách đo như thế nào?

Nhịp tim là số lần tim đập trong mỗi phút. Nhịp tim phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe, mức độ căng thẳng, lúc nghỉ hay hoạt động.

Ở người trưởng thành, nhịp tim bình thường giao động khoảng 60 đến 100 nhịp trong một phút, còn ở trẻ nhỏ nhịp tim nhanh hơn. Khi trẻ hoạt động, vận động với cường độ cao, tim có thể đập đến 220 lần/mỗi phút. Nhưng nếu sau vận động chừng 6 phút, nhịp tim không trở về bình thường, kèm theo biểu hiện như hồi hộp, đau tức ngực, khó thở thì bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ, vì đó có thể là dấu hiệu của rối loạn nhịp tim nhanh.

Bài viết liên quan:

Rối loạn nhịp tim ở trẻ em và dấu hiệu nhận biết

Cách đo nhịp tim đơn giản

Đo với máy đo nhịp tim: Bạn cũng có thể tự đo nhịp tim cho con bằng cách chuẩn bị một máy đo nhịp tim. Sau đó bạn tìm một nơi yên tĩnh để trẻ ngồi hoặc nằm thoải mái. Nếu như, trẻ vừa vận động như chạy, nhảy, khóc, la hét, bạn nên chờ ít nhất 5 phút, chờ cho trái tim của trẻ quay về nhịp đập bình thường mới tiến hành đo.

Cách đo nhịp tim đơn giản để phát hiện rối loạn nhịp tim
Cách đo nhịp tim đơn giản để phát hiện rối loạn nhịp tim

Đếm nhịp bằng tay: Bạn có thể đo nhịp tim của trẻ theo cách đơn giản nhất với chiếc đồng hồ bấm giờ (hiển thị cụ thể phút giây). Cách đo như sau, đặt nhẹ nhàng ngón 2 ngón tay (ngón trỏ và ngón áp trỏ) vào mạch cổ hoặc cổ tay hay nách và đếm nhịp đập trong vòng 30 giây và nhân đôi kết quả để có được số nhịp đập trong mỗi phút.

Nhưng nếu trẻ xuất hiện tình trạng tim đập nhanh lên trên mức bình thường, bạn nên gọi cho bác sỹ để xin ý kiến, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa tim mạch thăm khám và có chẩn đoán kỹ lưỡng.

Thu Hương

 

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim