Các dạng rung nhĩ thường gặp và lưu ý trong điều trị

67 Lượt xem

Rung nhĩ (Atrial fibrillation – AF) là một dạng rối loạn nhịp tim nhanh gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa vào triệu chứng, tần suất xuất hiện mà rung nhĩ được chia thành nhiều dạng bệnh, nhằm giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chọn lựa phương pháp điều trị phù hợp.

Các dạng rung nhĩ thường gặp

Rung nhĩ thường được chia thành các loại sau:

– Rung nhĩ kịch phát (Paroxysmal AF): Kịch phát có nghĩa là sự lặp đi lặp lại các triệu chứng một cách đột ngột. Rung nhĩ kịch phát thường kết thúc nhanh chóng (thường là 2 ngày) hoặc tồn tại trong vòng 7 ngày kể từ khi xuất hiện (kể cả khi không được điều trị). Cơn rung nhĩ kịch phát có thể kết thúc đột ngột và Nhịp tim nhanh chóng trở lại như bình thường. Trên thực tế, có tới hơn 90% cơn rung nhĩ kịch phát không có triệu chứng, điều này dẫn tới chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị. Các cơn rung nhĩ kịch phát có thể xuất hiện trở lại với tần suất và khoảng cách khác nhau. Mặc dù rung nhĩ kịch phát có thể tự hết, nhưng một số người nó có thể trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, khi phát hiện ra bệnh, họ nên được điều trị càng sớm càng tốt để hạn chế rủi ro.

Bạn có thể xem thêm giải đáp của Ts.Bs Phạm Trần Linh – Phó Chủ tịch Phân hội Nhịp tim Việt Nam về khái niệm rung nhĩ kịch phát và sự khác biệt của nó với các dạng thông thường khác:

Chuyên gia tim mạch giải đáp về rung nhĩ kịch phát

– Rung nhĩ mạn tính (Persistent AF): Rung nhĩ kéo dài trên 7 ngày và không có khả năng hồi phục trở lại bình thường nếu như không điều trị. Tuy nhiên, nhịp tim có thể trở lại như bình thường khi người bệnh được điều trị với sốc điện. Rung nhĩ có xu hướng tái phát, kể cả ở những người bệnh đã được điều trị sốc điện thành công.

– Rung nhĩ kéo dài (Permanent AF): Là tình trạng rung nhĩ hiện diện lâu dài và nhịp tim không thể trở lại như bình thường (có thể do điều trị sốc điện không thành công hoặc do người bệnh không được điều trị bằng sốc điện). Những người bị rung nhĩ kéo dài thường được điều trị để phục hồi nhịp tim bình thường nhưng nhịp tim thường không đều.

ntv22 2 10

Rung nhĩ được chia thành nhiều dạng khác nhau

Ngoài các dạng rung nhĩ trên còn có một dạng khác là rung nhĩ không do bệnh van tim, tức là rung nhĩ khi không bị hẹp van hai lá do thấp, không có van tim cơ học hoặc sinh học hoặc hở van tim.

Tpcn Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, đau ngực, khó thở,… và phòng ngừa nguy cơ đột quỵ do rung nhĩ. Để biết thêm thông tin, hãy gọi theo số 0966.491.285.

Những lưu ý trong quá trình điều trị rung tâm nhĩ

Điều trị rung nhĩ (AF) phụ thuộc vào mức độ và tần suất của các triệu chứng bệnh. Mục tiêu trong điều trị là ngăn ngừa biến chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim, khử rung nhĩ, phục hồi nhịp tim bình thường và điều trị nguyên nhân gây rung nhĩ.

Ngăn ngừa biến chứng

Người bệnh rung nhĩ có nguy cơ cao bị đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. Do cục máu đông hình thành trong tâm nhĩ theo dòng máu lên não hoặc đến tim gây ra các biến chứng tương ứng. Đây cũng là nguyên nhân tại sao người bệnh lại cần sử dụng thuốc chống đông máu bao gồm warfarin (coumadin), dabigatran, heparin…

Nếu bạn sử dụng thuốc chống đông máu, bạn cần xét nghiệm máu thường xuyên để tránh trường hợp xuất huyết. Bên cạnh đó, thuốc chống đông, đặc biệt là wafarin có thể gây tương tác với nhiều loại thuốc khác và thức ăn có chứa nhiều vitamin K. Vì vậy, trước khi sử dụng, bạn cần trao đổi thông tin cụ thể với bác sĩ, cũng như đọc kỹ thông tin trong tờ hướng dẫn sử dụng.

Thuốc kiểm soát nhịp tim

Nếu nhịp tim của bạn được kiểm soát, trái tim có thể làm việc hiệu quả hơn, từ đó cải thiện được phần nào triệu chứng. Bạn có thể cảm thấy đôi lúc vẫn xuất hiện cơn loạn nhịp, nhưng chúng có thể được kiểm soát trong giới hạn.

Các loại thuốc giúp duy trì nhịp tim bình thường bao gồm thuốc chẹn beta (ví dụ metoprolol và atenolol), thuốc chẹn kênh canxi (diltiazem và verapamil), và digitalis (digoxin) và một số loại thuốc khác. Mục tiêu trong việc điều trị là làm giảm nhịp tim xuống dưới 90 nhịp/phút khi nghỉ ngơi.

ntv22 2 11

Sử dụng thuốc đúng cách giúp ngăn ngừa các cơn rung nhĩ

Thuốc kiểm soát cơn rung nhĩ

Thuốc được dùng để kiểm soát các cơn rung nhĩ bao gồm amiodarone, sotalol, flecainide, propafenone, dofetilide, và ibutilide. Một số loại thuốc cũ hơn như quinidin, procainamide và disopyramide cũng có thể được sử dụng.

Sau khi lựa chọn được loại thuốc phù hợp, bác sỹ sẽ cho người bệnh dùng thuốc theo liều tăng dần. Những loại thuốc này gây nguy hại cho cơ tim, có tác dụng phụ nguy hiểm nếu không dùng đúng liều lượng.

Điều trị bằng phẫu thuật

Một số thủ thuật điều trị rung nhĩ bao gồm điện tim mạch, đốt điện tim qua đường ống thông tim, phẫu thuật tim.

– Sốc điện để khôi phục lại nhịp tim bình thường. Trước đó, người bệnh sẽ được siêu tim nội soi thực quản, dùng thuốc chống đông máu để phòng ngừa huyết khối.

Đốt điện tim qua đường ống thông tim là cách dùng sóng năng lượng để đốt bỏ những mô tim được xác định là ổ gây rối loạn điện tim – nguyên nhân hình thành rung nhĩ.

– Phẫu thuật maze là phương pháp mở lồng ngực người bệnh, rạch những đường rạch nhỏ ở buồng nhĩ trái và phải để ngăn chặn các xung động điện bất thường. Phương pháp này thường áp dụng cho những người bị bệnh van tim và rung nhĩ cùng lúc.

Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sỹ thì việc thay đổi một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng. Người bệnh cần giảm lượng đường và muối ăn vào mỗi ngày, giải tỏa căng thẳng và bỏ hút thuốc lá. Bên cạnh đó, người bệnh cũng không nên uống rượu hoặc cà phê bởi đây đều là những chất kích thích gây hại cho cơ tim. Nếu rung nhĩ được kiểm soát tốt, bạn hoàn toàn có thể an tâm với một cuộc sống khỏe mạnh.

Xem thêm: Tim đập nhanh nên ăn gì để ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp?

Linh Hương

 

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim