Nhồi máu cơ tim – Các triệu chứng cảnh báo

5 Lượt xem

Nhồi máu cơ tim (đau tim) được mệnh danh là một trong những kẻ giết người ở Mỹ, bởi mỗi năm tại đây có khoảng 1,1 triệu người mắc phải cơn đau tim và có tới 460.000 người trong số này tử vong. Hầu hết các ca tử vong trong nhồi máu cơ tim là do rung tâm thất xảy ra trước khi nạn nhân được đưa đi cấp cứu. Có trên 90% người bệnh sống sót từ cơn đau tim nếu được phát hiện và cấp cứu kịp thời bằng can thiệp ngoại khoa và thuốc; còn khoảng 1% đến 10% bệnh nhân tử vong do hoại tử cơ tim cấp trong hoặc hậu cơn nhồi máu cơ tim. Chính vì vậy, việc phát hiện ra những dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn đau tim có vai trò rất quan trọng trong việc cứu sống và giúp người bệnh tránh khỏi các biến chứng sau nhồi máu cơ tim như rối loạn nhịp tim, tái nhồi máu cơ tim…

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim có thể khác nhau ở mỗi người

Không phải tất cả các cơn nhồi máu cơ tim đều bắt đầu với triệu chứng đau ngực đột ngột hay bỗng nhiên ngã khụy xuống như các vai diễn ấn tượng thường thấy trong các bộ phim truyền hình. Bởi có tới 1/3 số bệnh nhân bị đau tim không có triệu chứng, đặc biệt là ở người cao tuổi, phụ nữ, hay người mắc bệnh tiểu đường.

Cơn đau tim có thể diễn ra một cách âm thầm

Cơn đau tim ở phụ nữ có thể diễn ra một cách “âm thầm”

Các dấu hiệu của cơn đau tim có thể khác nhau từ người này sang người khác, phụ thuộc vào thể trạng, độ tuổi, giới tính và tiền sử bệnh tật, thậm chí trên cùng 1 người thì cơn đau tim xuất hiện ở các thời điểm khác nhau cũng có triệu chứng không giống nhau. Tuy nhiên, bạn cũng cần chú ý đến những đặc điểm cơ bản sau đây của cơn đau tim:

  • Nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện từ từ, gây ra sự khó chịu hoặc cơn đau nhẹ trong lồng ngực hoặc tới một cách đột ngột. Các triệu chứng có thể diễn tiến từ nhẹ đến nặng và kéo dài trong nhiều giờ.
  • Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở phụ nữ thường kèm theo khó thở, buồn nôn và nôn, đau lưng, vai và hàm, mệt mỏi bất thường (có thể kéo dài trong nhiều ngày).
  • Ở một số người sẽ không có bất cứ triệu chứng nào dù cơn đau tim đang xảy ra, được gọi là nhồi máu cơ tim “im lặng”. Hiện tượng này thường gặp ở người bệnh tiểu đường, do tổn thương thần kinh tim gây ra bởi đái tháo đường làm người bệnh không cảm nhận được cơn đau tim.

Nếu bạn vừa trải qua cơn nhồi máu cơ tim, bạn có nguy cơ cao bị rối loạn nhịp tim, bạn có thể quan tâm tới giải pháp phòng ngừa rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim. Hãy gọi theo số điện thoại 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn.

Các triệu chứng thường gặp nhất của cơn đau tim

Các dấu hiệu cảnh báo phổ biến nhất của cơn đau tim bao gồm:

  • Đau ngực hoặc khó chịu vùng tim: Là dấu hiệu xuất hiện ở hầu hết các cơn đau tim, tình trạng này có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày. Người bệnh mô tả như có con voi đang đứng trên ngực của họ, khiến áp lực đè nặng lên ngực, đau tức ngực, và có thể kèm theo cảm giác ợ nóng hay khó tiêu ở mức độ nhẹ hoặc nặng.
  • Đau các vùng khác của cơ thể: Ngoài đau vùng ngực trái, người bệnh còn gặp phải các cơn đau ở cánh tay trái, đau lan lên vai, lưng, cổ, hàm hoặc vùng thượng vị…
  • Khó thở: Có thể xảy ra trước hoặc cùng với cơn đau tức ngực, khi bạn đang nghỉ ngơi hay hoạt động.
  • Đổ mồ hôi: Nếu bạn ra mồ hôi nhiều hơn bình thường khi cơ thể không vận động hoặc làm việc, đây là một dấu hiệu cảnh báo sớm của cơn đau tim. Nguyên nhân do tim tăng hoạt động để bơm máu qua động mạch bị tắc nghẽn khiến nhiệt độ cơ thể tăng, và hình thành phản xạ giảm nhiệt bằng cách tiết mồ hôi. Đổ mồ hôi ban đêm cũng là một triệu chứng cảnh báo bệnh tim mạch ở phụ nữ.
  • Chứng khó tiêu, buồn nôn và nôn: Trước khi gặp phải một cơn đau tim, người bệnh sẽ trải qua triệu chứng khó tiêu nhẹ và các vấn đề tiêu hóa khác. Tuy nhiên, các triệu chứng này sẽ bị che lấp ở đối tượng hay gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, điển hình là người cao tuổi.
  • Mệt mỏi: Người bệnh sắp có cơn đau tim thường cảm thấy mệt mỏi bất thường nhưng không rõ nguyên nhân, tình trạng này đôi khi kéo dài trong nhiều ngày, đặc biệt ở phụ nữ.

Ngoài ra, một số triệu chứng như: nhức đầu hoặc hoặc chóng mặt, lo lắng sợ hãi bất thường, ho, khó thở, hơi thở ngắn, nhịp tim nhanh cũng có thể xuất hiện trước và trong cơn nhồi máu cơ tim.

Đau ngực trái là triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim

Đau ngực trái là triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim

Đôi khi các triệu chứng của cơn đau thắt ngực có thể tương tự với cơn đau tim. Đau thắt ngực là cơn đau xuất hiện ở vùng ngực trái ở những người mắc bệnh tim mạch khi họ hoạt động, cơn đau này thường chỉ kéo dài trong một vài phút và dần biến mất. Tuy nhiên, nếu đau ngực trái xuất hiện một cách thường xuyên hơn, ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc kèm theo một số dấu hiệu kể trên có thể cảnh báo một cơn đau tim. Chính vì vậy, bạn nên theo dõi tần suất, thời gian xuất hiện của tất cả các trường hợp đau ngực, để được cấp cứu và điều trị kịp thời nếu có cơn đau tim xảy ra.

Nhồi máu cơ tim có thể gây hậu quả nghiêm trọng, một phần vì nhiều người không có dấu hiệu của cơn đau tim, nhưng phần lớn là do bệnh nhân không để tâm tới các dấu hiệu của nó, cho rằng đó chỉ là biểu hiện của một bệnh thông thường nào khác, hoặc chờ xem các triệu chứng có tự biến mất hay không. Thận trọng với các dấu hiệu của nhồi máu cơ tim là cách bảo vệ bạn tốt nhất, đặc biệt nếu bạn có nguy cơ bệnh tim mạch như cholesterol cao, huyết áp cao, béo phì, hút thuốc lá, tiểu đường, hoặc có tiền sử gia đình về bệnh tim.

Ds Lê Giang

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim