Với mỗi phút đập nhịp nhàng từ 60 – 100 nhịp, tim có thể bơm máu hiệu quả để đi nuôi toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy, nếu tim đập nhanh hơn hoặc chậm hơn sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về chứng rối loạn nhịp tim, Giáo sư Nicholas Von Bergen, tại bệnh viện Đại học Iowa, Mỹ sẽ giải đáp những câu hỏi về các loại rối loạn nhịp tim thường gặp.
Khi nào nhịp tim được xem là rối loạn?
Rối loạn nhịp tim là tên gọi chung của sự bất thường trong hệ thống dẫn truyền xung động điện của tim, khiến tim đập nhanh hoặc chậm hơn so với nhịp điệu bình thường của nó.
Nếu tim đập nhanh hơn 100 lần/ phút được gọi là rối loạn nhịp tim nhanh, ít hơn 60 lần/ phút được gọi là rối loạn nhịp tim chậm. Tuy nhiên, có một vài trường hợp, mặc dù nhịp tim có thể cao hơn hoặc thấp hơn nhưng vẫn được xem là bình thường. Đó là những vận động viên hoặc người thường xuyên luyện tập thể thao, nhịp tim có thể chậm hơn ở mức 40 đến 60 lần/phút nhưng họ vẫn rất khỏe mạnh, không hề có dấu hiệu mệt mỏi. Bởi cơ tim của họ hoạt động rất tốt, chỉ cần co bóp ít nhưng vẫn cung cấp đủ được máu đi nuôi cơ thể. Và ngược lại, ở trẻ nhỏ nhịp tim có thể cao hơn so với bình thường tùy theo độ tuổi.
Dưới đây là bảng nhịp tim bình thường theo độ tuổi:
Lứa tuổi | Nhịp tim/phút |
Trẻ sơ sinh | 100-160 |
0-5 tháng | 90-150 |
6-12 tháng | 80-140 |
1-3 năm | 80-130 |
3-5 năm | 80-120 |
6-10 năm | 70-110 |
11-14 năm | 60-105 |
15-20 năm | 60-100 |
Trên 20 tuổi | 50-80 |
Rối loạn nhịp xoang là gì?
Trái tim sẽ không thể đập nhịp nhàng nếu không có hệ thống phát nhịp tự động một cách chính xác từ nút xoang.
Nút xoang nằm ở cơ tâm nhĩ, có nhiệm vụ phát xung điện đều đặn nhằm kích thích cơ tim co bóp. Mỗi lần tim đập là một xung điện được dẫn truyền theo một con đường nhất định. Các tín hiệu điện sẽ đi qua tâm nhĩ đến nút nhĩ thất – “cầu nối” giữa các khoang trên và dưới của tim – sau đó đi xuống tâm thất.
Rối loạn nhịp xoang xảy ra khi nút xoang phát sai nhịp, khiến cho tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, ngắt quãng bởi những khoảng dừng lâu, đôi khi nó cũng có thể kết hợp luân phiên của tất cả các vấn đề trên. Tình trạng này còn được gọi là hội chứng nút xoang hay rối loạn chức năng nút xoang.
Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhịp xoang: Hầu hết người bị rối loạn nút xoang sẽ có ít hoặc không có triệu chứng. Một số trường hợp khác có thể xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực, đau thắt ngực, cảm giác rất khó chịu, tâm trạng không ổn định, hay quên, chóng mặt, nói lắp, té ngã và ngất. Ở người bệnh nhịp tim nhanh có thể xuất hiện triệu chứng của cơn đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ thoáng qua.
TPCN Ninh Tâm Vương – sản phẩm từ thảo dược giúp ổn định nhịp tim và giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở do nhịp tim nhanh. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.
Nhịp tim nhanh trên thất là gì?
Nhịp tim nhanh trên thất (supraventricular tachycardia – SVT), là một tình trạng bệnh hay gặp hơn ở trẻ em và có yếu tố gia đình. Người ta ước tính rằng 1 trong 1.000 trẻ em sẽ có nhịp tim nhanh trên thất, nếu nó được chẩn đoán và điều trị trước 1 tuổi thì 50% số trẻ có thể khỏi hoàn toàn.
Nhịp nhanh trên thất xuất phát từ sự lỗi nhịp của các tín hiệu dẫn truyền điện trong tim, bắt đầu từ các phần phía trên của tâm thất. Nó có thể diễn ra tại nút xoang khi phát nhịp sai, hay các rối loạn từ buồng tâm nhĩ do bất thường của nút nhĩ thất hoặc xuất hiện các ổ phát xung động bất thường trên cơ tâm nhĩ. Tình trạng này có thể làm xuất hiện cơn nhịp tim nhanh đột ngột với tần số lên tới 160 – 200 lần/phút và có thể kéo dài từ vài giây đến vài giờ.
Dấu hiệu nhận biết cơn nhịp nhanh trên thất: đánh trống ngực, thường khởi phát đột ngột của nhịp tim nhanh, khó thở, chóng mặt. Một số yếu tố có thể làm kích hoạt cơn nhịp nhanh như tập thể dục, hoạt động mạnh hoặc do dùng chất kích thích như cafein.
Nhịp nhanh thất là gì?
Nhịp nhanh thất phát sinh từ tâm thất (buồng dưới của tim). Khi đó, việc truyền tín hiệu điện trong tâm thất trở nên rối loạn, nó co bóp nhanh hơn bình thường, làm cho tim liên tục tống máu ra tuần hoàn trong khi khoảng thời gian giữa các nhịp đập quá ngắn, không đủ thời gian để tâm thất được đổ đầy máu. Hậu quả là các cơ quan trong cơ thể không nhận đủ máu giàu oxy để duy trì hoạt động. Hầu hết tình trạng này thường xảy ra ở những người từng bị một số vấn đề liên quan đến tim, chẳng hạn như có vết sẹo sau nhồi máu cơ tim hoặc thiếu máu cơ tim tâm thất do bệnh mạch vành. Lúc này, cơn nhịp nhanh thất có thể lên tới hơn 200 nhịp/phút.
Các cơn nhịp nhanh thất thường nguy hiểm hơn nhịp nhanh nhĩ vì có thể gây tử vong do ngừng tim đột ngột.
Dấu hiệu nhận biết nhịp nhanh thất: biểu hiện thường gặp là hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, chóng mặt, hay choáng ngất.
Hội chứng Wolff-Parkinson-White là gì?
Hội chứng Wolff-Parkinson-White (viết tắt là WPW) là một chẩn đoán dựa trên những phát hiện đặc trưng trên điện tâm đồ EKG và cũng là hậu quả của nhịp tim nhanh trên thất và các cơnnhịp tim nhanh kịch phát. Hội chứng WPW xảy ra khi xuất hiện một đường điện phụ giữa tâm nhĩ và tâm thất, cho phép dòng điện đi thẳng từ tâm nhĩ đến tâm thất mà cần không phải qua nút nhĩ thất, khiến tâm thất được kích hoạt co bóp sớm hơn và gây ratim đập nhanh.
Dấu hiệu nhận biết về WPW: thường là đánh trống ngực, ít khó thở hoặc chóng mặt.
Nhịp tim nhanh vào lại nút nhĩ thất là gì?
Nhịp tim nhanh nút nhĩ thất (AVNRT) là một loại nhịp tim nhanh trên thất, xảy ra phổ biến ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Nguyên nhân của AVNRT là do xuất hiện thêm nhiều đường điện bất thường xung quanh nút nhĩ thất, khiến cho xung điện từ nút xoang xuống nút nhĩ thất bị quay vòng trở lại tâm nhĩ theo những con đường này, dẫn tới tim đập nhanh.
Dấu hiệu nhận biết: Bệnh nhân thường có các triệu chứng đánh trống ngực khởi phát đột ngột, kết hợp với khó thở hoặc chóng mặt, đôi khi là một cảm giác rung ở cổ.
Hội chứng QT kéo dài là gì?
Hội chứng QT kéo dài (LQTS) là một chứng rối loạn nhịp tim ít gặp, có thể khiến tim đập hỗn loạn. Có khoảng 1/5.000-10.000 người có hội chứng QT dài. Thật không may rằng, người bệnh rối loạn nhịp tim có hội chứng QT kéo dài có thể tăng nguy cơ tử vong..
Nguyên nhân gây hội chứng QT kéo dài có thể do đột biến gen di truyền hoặc do khuyết tật bẩm sinh, tác dụng phụ của thuốc điều trị.
Rung nhĩ là gì?
Rung nhĩ là một chứng loạn nhịp tim phổ biến ở người lớn tuổi. Nguy cơ bị rung nhĩ sẽ tăng lên khi bước qua tuổi 60, có tiền sử huyết áp cao hay bệnh tim mạch khác. Trong quá trình rung nhĩ, tín hiệu điện là nguyên nhân gây tim đập không phối hợp. Tâm nhĩ đập rất nhanh có thể lên đến 350 – 600 nhịp/ phút, thay vì co bóp thì nó lại rung (fibrillate). Một loại rung nhĩ kịch phát có thể kéo dài một vài phút đến một giờ trước khi trở về nhịp tim bình thường. Rung tâm nhĩ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, chẳng hạn như đột quỵ.
Ngoại tâm thu là gì?
Ngoại tâm thu là rối loạn nhịp tim thường gặp, biểu hiện bởi tình trạng tim đập không đều – nhịp đập, nhịp bỏ, khiến người bệnh có cảm giác hẫng hụt, trống ngực… Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đôi khi do stress, mệt mỏi, sử dụng chất kích thích, mang thai… những trường hợp này thường là lành tính và không cần can thiệp y tế. Nhưng nếu ngoại tâm thu diễn ra thường xuyên hoặc xuất hiện trên nền một bệnh lý tim mạch thì có thể là một tình trạng nguy hiểm, cần được điều trị.
Rung thất là gì?
Hầu hết các trường hợp rung thất có liên quan đến một số biến cố về tim mạch, chẳng hạn như một cơn nhồi máu cơ tim. Trong rung thất, xung điện dẫn truyền bị hỗn loạn, tâm thất rung một cách vô ích thay vì bơm máu vào tuần hoàn. Điều này có thể gây ra tình trạng tụt huyết áp đột ngột, cắt đứt nguồn cung cấp máu đến cơ quan quan trọng, trong đó có não bộ khiến người bệnh bị mất ý thức trong vòng vài giây. Đây được coi là tình trạng cấp cứu khẩn cấp, hồi sức tim phổi (CPR) cần được thực hiện để cứu sống bệnh nhân. Cấy ghép một thiết bị khử rung tim sẽ giúp người bệnh điều chỉnh nhịp tim trở về bình thường.
Điều gì có thể gây ra tình trạng ngất xỉu khi rối loạn nhịp tim?
Ngất là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở những người trưởng thành trẻ tuổi. Sẽ có khoảng 15 – 25 % nguy cơ gặp phải ngất xỉu trong suốt cuộc đời của mỗi người. Ngất xỉu thường xuất hiện khi có sự gián đoạn giữa quá trình dẫn truyền tín hiệu giữa hệ thần kinh với tim mạch.
Khi thay đổi tư thế từ ngồi hoặc nằm chuyển sang đứng, máu dồn xuống chân theo trọng lực. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách tăng trương lực mạch máu ở chân để bù đắp lượng máu cần thiết trở về tim. Nhưngở một số người bệnh, cơ chế bù trừ diễn ra không thành công, khiến máu trở về tim ít, làm tim phải đập nhanh hơn. Chính điều này lại tiếp tục làm tăng lưu lương máu đến chân, và làmthiếu máu lên não, gây choáng váng, chóng mặt và có thể dẫn đến ngất xỉu.
Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên uống nước thường xuyên để duy trì thể tích máu luôn ổn định, tăng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thường xuyên tập thể dục đều đặn, tránh thay đổi tư thế đột ngột,…
Rối loạn nhịp tim là một vấn đề rất đa dạng với nhiều thể bệnh khác nhau. Tùy từng triệu chứng và mức độ bệnh cũng sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp riêng. Do vậy, khi thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe, điều đầu tiên là người bệnh nên đi khám chuyên khoa tim mạch để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bảo vệ sức khỏe cho chính trái tim của mình.
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com