Cục máu đông – biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp tim

5 Lượt xem

Khi bạn bị đứt tay, tại vị trí đó nhanh chóng hình thành một cục máu đông để bịt kín vết thương nhằm ngăn chặn sự mất máu quá mức. Bạn có bao giờ tự hỏi cục máu đông hình thành như thế nào? Phải chăng sự xuất hiện của cục máu đông luôn luôn thực sự mang lại lợi ích? Trên thực tế, có một số trường hợp cục máu đông hình thành có thể tiềm ẩn những nguy cơ mà bạn không thể lường trước, đặc biệt trong trường hợp nguồn gốc sinh ra nó là do rối loạn nhịp tim.

Cục máu đông (huyết khối) là gì?

Bình thường, máu chảy qua lòng mạch một cách liên tục. Khi lớp nội mạc của mạch máu bị tổn thương, các tiểu cầu được huy động đến khu vực đó và hình thành nên nút tiểu cầu. Sau đó, tiểu cầu kích hoạt giải phóng các yếu tố tham gia vào quá trình đông máu. Cuối cùng, các sợi fibrin được hình thành, liên kết với nhau tạo nên một mạng lưới “giam giữ” các thành phần của máu và hình thành cục máu đông để sửa chữa thành mạch bị tổn thương. Tuy nhiên có những trường hợp cục máu đông được tạo ra mà không hề có tổn thương thành mạch, điển hình là do rối loạn nhịp tim gây ra.

Rối loạn nhịp tim gây ra cục máu đông như thể nào?

Rối loạn nhịp tim khiến cho tim hoạt động kém hiệu quả, máu có xu hướng ứ đọng tại các buồng tim, tình trạng này kéo dài có thể hình thành nên các cục máu đông. Cục máu đông có thể di chuyển khắp các cơ quan trong cơ thể theo hệ thống tuần hoàn, tắc nghẽn tại các mạch máu nhỏ gây ra một số hậu quả khôn lường.

 Roi loan nhip tim co the gay ra cuc mau dong

Rối loạn nhịp tim có thể gây ra cục máu đông

Tpcn Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim hiệu quả và ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông, phòng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ do rối loạn nhịp tim. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0904.904.660 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

Cục máu đông gây ra hậu quả gì cho người bệnh rối loạn nhịp tim?

Nếu cục máu đông di chuyển đến những mạch máu nhỏ, gây tắc nghẽn sẽ khiến các mô ở vị trí đó thiếu oxy và chất dinh dưỡng, gây ra một số hậu quả sau:

– Nhồi máu cơ tim: Cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch vành (động mạch nuôi dưỡng cho tim), nếu không xử trí sớm có thể khiến các mô cơ tim bị hoại tử, gây ra cơn nhồi máu cơ tim với các biểu hiện trên lâm sàng như đau thắt ngực, cơn đau có thể lan xuống cánh tay, quai hàm và lưng; khó thở, buồn nôn, vã mồ hôi…

– Đột quỵ: Cục máu di chuyển đến động mạch não có thể gây đột quỵ hoặc nhẹ hơn là cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua với các triệu chứng liệt nửa người, giảm khả năng giao tiếp và giảm thị lực…

– Bệnh động mạch ngoại vi: thiếu máu nuôi dưỡng tới các chi gây ra các triệu chứng tê bì, yếu cơ, đau, chuột rút và nghiêm trọng hơn có thể gây loét, hoại tử.

– Thiếu máu cục bộ mạc treo: động mạch mạc treo là hệ thống mạch máu ở ruột. Tắc nghẽn động mạch mạc treo do cục máu đông có thể gây một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài ra máu…

– Huyết khối tĩnh mạch sâu: Nếu cục máu đông di chuyển đến hệ tĩnh mạch ở các chi, có thể gây ra một số triệu chứng như sưng, nóng, đỏ, đau… Các dấu hiệu này thường rất dễ nhầm lẫn với nhiễm trùng, do đó cần phải sử dụng các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng để phát hiện chính xác nguyên nhân để xử trí sớm. Bởi các cục máu đông này có thể vỡ ra, di chuyển đến phổi gây ra tình trạng thuyên tắc phổi, làm giảm lưu lượng máu đến phổi gây ra triệu chứng đau ngực, khó thở, mạch nhanh… Đây là một trường hợp cấp cứu khẩn cấp bởi nguy cơ dẫn đến tử vong rất cao.

Phương pháp chẩn đoán cục máu đông

Một số xét nghiệm sau đây có thể được tiến hành để xác định chính xác sự có mặt và vị trí của các cục máu đông:

– Siêu âm mạch máu

– Chụp X – quang mạch máu

– Chụp cắt lớp vi tính

Cách xử trí cục máu đông do rối loạn nhịp tim

Sử dụng thuốc làm loãng máu

Một số loại thuốc chống đông máu điển hình như heparin trọng lượng phân tử thấp enoxaparin (Lovenox), warfarin (Coumadin) thường được chỉ định trong trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu hoặc thuyên tắc phổi. Ngoài ra, trong những trường hợp cấp cứu cấp tính (đột quỵ, nhồi máu cơ tim), các chất hoạt hóa plasminogen Alteplase (Activase, TPA) hoặc tenecteplase (TNKase) được sử dụng để làm tan huyết khối trực tiếp ngay lập tức.

Phẫu thuật

Phương pháp này được áp dụng để xử trí các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch vành. Người ta dùng một ống thông qua đường mạch máu để đưa một quả bóng nhỏ vào vị trí cục máu đông nhằm thông tắc và đặt stent, tương tự như điều trị mảng xơ vữa gây tắc hẹp mạch vành để phục hồi lưu thông dòng chảy máu.

Phương pháp ngăn ngừa cục máu đông cho người bệnh rối loạn nhịp

Song song với mục tiêu ổn định nhịp tim, người bệnh rối loạn nhịp cần áp dụng một số phương pháp để phòng ngừa các tai biến do cục máu đông gây ra:

Sử dụng thuốc

Bên cạnh các thuốc chống loạn nhịp nhằm ổn định nhịp tim, một số thuốc chống đông như heparin, warfarin có thể được chỉ định nhằm ngăn ngừa cục máu đông hình thành.

thuoc warfarin 1

Warfarin được sử dụng để dự phòng cục máu đông cho người rối loạn nhịp tim

Phẫu thuật

Trong trường hợp rối loạn nhịp có nguy cơ cao hình thành cục máu đông như rung nhĩ, bác sĩ có thể chỉ định sốc điện khử rung tim, đặt máy tạo nhịp để ổn định nhịp tim cho bạn.

Điều trị các bệnh tim mạch khác

Một số bệnh tim khác như bệnh van tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp… có thể làm gia tăng nguy cơ đông máu cho người bệnh rối loạn nhịp tim. Do đó, song song với ổn định nhịp tim thì các bệnh lý này cũng cần phải được điều trị.

Cục máu đông vốn được coi là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, nhưng đối với người bệnh rối loạn nhịp tim, đó có thể là một mối nguy hại khôn lường. Phòng ngừa và nhận biết sớm các dấu hiệu do cục máu đông gây ra để xử trí thích hợp là điều quan trọng mà bạn cần nắm rõ nếu bạn đang mắc phải bất kỳ rối loạn nhịp nào.

DS.Lê Lương

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim