Điểm khác biệt giữa nhịp tim và huyết áp

42 Lượt xem

hịp tim được coi là phần không thể thiếu trong chẩn đoán, điều trị, và đánh giá bệnh nhân tăng huyết áp. Nhịp tim tăng có liên quan với sự tăng huyết áp ngoại vi, tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Mặc dù có những mối liên hệ quan trọng như vậy, nhưng nhịp tim không đại diện cho huyết áp và khó có thể tìm được chỉ số huyết áp chính xác từ nhịp tim và ngược lại. Vậy 2 chỉ số này khác nhau như thế nào, liên quan với nhau ra sao, bạn có thể xem giải đáp sau đây:

Tìm hiểu sự khác biệt giữa huyết áp và nhịp tim

  Huyết áp Nhịp tim
Là gì Lực tác động của máu lên thành động mạch khi tim bơm máu ra hệ tuần hoàn. Số lần tim đập mỗi phút
Đơn vị đo lường mm Hg (milimét thuỷ ngân) Nhịp đập mỗi phút (BPM)
Các thông số đại diện Bao gồm hai chỉ số:
– Huyết áp tâm thu (số trên): Áp lực khi tim co bóp tống máu vào các động mạch
– Huyết áp tâm trương (số dưới): Áp lực khi tim giãn, nghỉ giữa các nhịp đập.
Bao gồm một chỉ số duy nhất đại diện cho số tim đập mỗi phút
Giá trị chuẩn 120/80 mm Hg 60-100 BPM

Mối liên quan giữa nhịp tim và huyết áp

– Không có sự liên hệ giữa nhịp tim và huyết áp
Đo nhịp tim không chỉ ra huyết áp cao hay thấp. Đối với những người bị huyết áp cao, việc đo nhịp tim không thay thế cho việc đo huyết áp.

Huyết áp và nhịp tim không có mối tương quan với nhau
Huyết áp và nhịp tim không có mối tương quan với nhau

Xem thêm:

– Nhịp tim tăng cao nhưng huyết áp không tăng ở mức tương đương
Trái tim của bạn đập rất nhiều lần mỗi phút, nó đẩy máu vào và làm giãn các mạch máu khỏe mạnh để đưa được nhiều máu ra tuần hoàn hơn. Vì vậy, khi bạn tập thể dục hoặc hoạt động gắng sức, nhịp tim có thể tăng gấp đôi bình thường để có thể cung cấp đầy đủ máu tới các cơ bắp. Mặc dù nhịp tim tăng gấp đôi, nhưng cơ thể vẫn an toàn, trong khi huyết áp của bạn chỉ có thể phản ứng bằng cách tăng một lượng khiêm tốn (khoảng 2-5 mmHg).

Giải pháp hỗ trợ từ thảo dược Khổ sâm giúp ổn định nhịp tim và giảm các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi… Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0243.775.9865 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.

– Đo nhịp tim để xác định giới hạn hoạt động của cơ thể và mức độ tiêu thụ oxy của cơ tim, nhưng nó không phải thay thế cho việc đo huyết áp của bạn.
Nếu bạn đo nhịp tim trước, trong và sau khi hoạt động thể chất, bạn sẽ nhận thấy nhịp tim của mình tăng lên trong quá trình tập thể dục. Tình huống này xảy ra vì khi vận động, cơ thể sẽ cần nhiều năng lượng, oxy và chất dinh dưỡng nên tim phải hoạt động để đáp ứng nhu cầu này. Khi ngừng tập thể dục, nhịp tim của bạn không trở lại bình thường ngay lập tức, mà nó sẽ dần dần trở lại mức bình thường. Đối với người bệnh tim mạch hoặc người có nguy cơ cao, cần thiết phải xác định nhịp tim tối đa (nhịp tim cao nhất cho phép) để lựa chọn phương pháp tập thể dục phù hợp. Con số này có thể hữu ích trong hoạt động nhưng nó không liên quan đến huyết áp của bạn.

Xem thêm: Mối liên quan giữa nhịp tim nhanh và huyết áp thấp

Bảo An

 

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim