Đừng để đột quỵ chỉ vì tim đập nhanh, loạn nhịp tim

18 Lượt xem

Rất nhiều người bị rối loạn nhịp tim sợ bị đột quỵ, vì thấy ông hàng xóm, rồi bố mẹ cao tuổi bị đột quỵ

Thấy ông hàng xóm, rồi người thân, bố mẹ mệt mỏi vì bị bệnh tim mạch rồi đột quỵ khiến ai nấy đều lo lắng, nhất là những người rối loạn nhịp tim. Vậy tại sao loạn nhịp tim lại gây đột quỵ? Và có cách nào phòng ngừa đột quỵ không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây!

Vì sao rối loạn nhịp tim gây đột quỵ

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ não rất nguy hiểm. Bạn có tin là có đến 25% người bị rối loạn nhịp tim, rung nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ. Tức là cứ 100 người bị rối loạn nhịp tim thì có 25 người có thể bị đột quỵ nếu không chữa trị sớm hoặc chữa trị không đúng cách? Con số thật “kinh khủng” để nhắc nhở bạn hãy chú ý quan sát bản thân nhiều, cũng chính là cách để có cuộc sống thoải mái, khỏe mạnh mỗi ngày.

Một số nguyên nhân dẫn đến đột quỵ do rối loạn nhịp tim có thể kể đến như sau:

  • Bệnh nhân không phát hiện ra bệnh. Có thể là dấu hiệu không rõ ràng, cơn biểu hiện thoáng qua nên không đi khám và không tầm soát kỹ dễ bỏ sót bệnh. Hoặc là chủ quan, nghĩ bệnh không nguy hiểm nên không điều trị.
  • Người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn người trẻ. Kể từ sau tuổi 55, cứ mỗi 10 năm, nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi. Nam giới có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn nữ giới
  • Người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Điều trị không đúng và không đủ liều thuốc, đặc biệt là thuốc khác đông.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
  • Không thể ổn định nhịp tim, tim vẫn đập nhanh do nhiều nguyên nhân khác nhau làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, gây đột quỵ. Bình thường khi trái tim đập đều thì máu trong trái tim cũng di duyển đều và không bị kết tụ lại. Nhưng khi tim đập loạn nhịp dễ tạo ra các cục máu đông nằm trong các ngóc ngách của trái tim. Nếu cục máu đông chỉ nằm trong tim thì ít gây ảnh hưởng, nhưng trái tim của chúng ta luôn co bóp dẫn đến cục máu đó sẽ đi theo đường mạch máu đến các cơ quan khác của cơ thể như: gây tắc mạch não (đột quỵ), tắc mạch thận, đến mạch vành tim gây nhồi máu cơ tim cấp, đến chi dưới gây tắc mạch chi dưới… Nhưng sợ nhất là tắc động mạch não sẽ gây tàn phế suốt đời nếu không được điều trị kịp thời.

Dấu hiệu đột quỵ bạn cần chú ý

Các dấu hiệu đột quỵ do bệnh rối loạn nhịp tim, bệnh tim mạch có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh nên đôi khi bạn chủ quan bỏ qua, bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.
  • Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn. Có cảm giác như rối loạn tiền đình.
  • Cơn thiếu máu não thoáng qua trong 1 vài phút là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.
  • Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.
  • Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.
  • Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.
  • Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ

Các dấu hiệu này có thể đi qua rất nhanh nên bạn cần lắng nghe cơ thể mình để đến gặp bác sỹ ngay lập tức. Vì “thời điểm vàng’ cho người đột quỵ là trong 60 phút đầu, mỗi 1 phút sau đó đều làm tăng nguy cơ tổn thương não bộ rất nhiều.

Đi bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu đột quỵ kể trên
Đi bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu đột quỵ kể trên

10 dấu hiệu điển hình giúp nhận biết sớm cơn đột quỵ não

Phòng ngừa đột quỵ khi bị loạn nhịp tim – không khó nếu biết cách

Thay đổi thói quen sống tốt ngay từ bây giờ

Chỉ cần thay đổi 1 số thói quen trong cuộc sống là bạn cũng đã có thể giảm được nguy cơ đột quỵ:

  • Tập luyện thường xuyên, ăn ít chất mỡ, ăn nhiều rau và các thực phẩm chứa nhiều vitamin, duy trì cân nặng ở mức cho phép.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá, hạn chế dùng các chất kích thích với tim như: cà phê, rượu.
  • Tránh các căng thẳng, bảo đảm đủ thời gian nghỉ ngơi.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên ít nhất 1-2 lần 1 năm để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách
Bỏ thói quen xấu, áp dụng lối sống lành mạnh để ngăn ngừa đột quỵ
Bỏ thói quen xấu, áp dụng lối sống lành mạnh để ngăn ngừa đột quỵ

Điều trị tốt bệnh rối loạn nhịp tim và bệnh tim mắc kèm

Đột quỵ (tai biến mạch máu não) xảy ra đột ngột và rất hiếm các dấu hiệu báo trước vì thế mà rất nhiều trường hợp đã tử vong. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh thông qua những nguyên nhân gây đột quỵ, điều trị triệt để bệnh tim mạch, rối loạn nhịp tim.

Nếu nhịp tim của bạn quá cao thì bác sỹ có thể kê thuốc làm giảm nhịp tim. Phổ biến nhất đó là thuốc chẹn beta (Concor, Nebilet, Betaloc, Betaloc Zok…), thuốc chẹn Canxi… Đối với các thuốc này, bạn cần nhớ là không được tự ý bỏ thuốc khi mà bác sỹ chưa cho phép, uống đủ liều, đúng giờ. Nếu uống quá liều sẽ làm hạ nhịp tim quá mức, ngưng thuốc đột ngột thì có thể rối loạn nhịp nặng hơn. Bên cạnh đó, bác sỹ có thể cho bạn thuốc chống đông để phòng nguy cơ đột quỵ do cục máu đông.

Phòng ngừa đột quỵ ở những người bị rung nhĩ

Bổ sung TPCN giúp ổn định nhịp tim, giảm nguy cơ đột quỵ

TPCN được bào chế từ thảo dược Khổ sâm như Ninh Tâm Vương sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim, giảm triệu chứng như đau ngực, khó thở, vã mồ hôi, hồi hộp, mệt mỏi. Đồng thời thành phần cao Natto (Nattokinase) được chiết xuất từ đậu tương lên men truyền thống của Nhật Bản có trong Ninh Tâm Vương còn rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Vì thế mà nguy cơ đột quỵ cũng giảm đi.

Những cơn tim đập nhanh do rung nhĩ, khó thở khiến ông Tám mệt mỏi và kiệt sức, nhưng nhờ Ninh Tâm Vương, các cơn nhịp nhanh giảm hẳn, nguy cơ đột quỵ vì thế cũng giảm đi. Bạn có thể nghe chia sẻ của ông Tám trong video này:.

Ông Tám chia sẻ cách ổn định nhịp tim, phòng đột quỵ

Từ rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh có thể tiến triển thành đột quỵ với rất nhiều biến chứng nặng nề. Vì thế, bạn hãy lắng nghe bản thân mình nhiều hơn và tuân thủ tư vấn điều trị của bác sỹ để đẩy lùi đột quỵ, sống vui, sống khỏe nhé!

Thanh Hoa

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim