Ngạt mũi, khó thở … là triệu chứng cảm cúm “đến hẹn lại lên” trong mỗi mùa lạnh hay khi thay đổi thời tiết. Và để điều trị chứng ngạt mũi thì hàng triệu người Việt vẫn có thói quen tự mua thuốc thông mũi về sử dụng mà không cần sự hướng dẫn hay giám sát của chuyên gia y tế. Và chắc hẳn có rất ít người để ý những cảnh báo trên vỏ hộp sản phẩm “không nên sử dụng sản phẩm khi bạn bị bệnh tim, cao huyết áp, bệnh tuyến giáp, tiểu đường…”.
Thuốc trị ngạt mũi có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, giết chết trái tim bạn
Thành phần nào của thuốc cảm cúm làm hại sức khỏe trái tim?
Thuốc cảm cúm hay thuốc thông mũi là những loại thuốc không kê đơn nên bạn có thể dễ dàng mua và sử dụng chúng mà không cần đơn của bác sỹ. Tuy nhiên, trong thành phần của các thuốc này thường chứa methamphetamine – một loại chất gây nghiện có công dụng co mạch nên trị nghẹt mũi rất tốt. Đây là chất được tổng hợp từpseudoephedrine – hoạt chất trong cây Ma hoàng. Methamphetamine hoặc pseudoephedrine được kết hợp với một số hoạt chất khác như paracetamol (giảm đau, hạ sốt), clophenyramin (chống dị ứng), dextromethophan (giảm ho) trong các thuốc cảm cúm..
Hiện nay tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đang cấm bán thuốc có chứa thành phần pseudoephedrine, nên nhiều công ty dược đã thay thế thành phần pseudoephedrine bằng phenylephrine cũng có tác dụng trị viêm mũi, dị ứng nhưng nó không gây nghiện. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa có nghiên cứu nào chứng minh phenylephrine cũng như pseudoephedrine là an toàn cho người bệnh tim hoặc không gây rối loạn nhịp tim nhanh.
Vì sao thuốc cảm cúm gây tăng nhịp tim
Thành phần Pseudoephedrine trong thuốc cảm cúm hoặc thuốc trị ngạt mũi làm co mạch máu nên có tác dụng chống sung huyết ở đường hô hấp, dùng điều trị các triệu chứng viêm mũi dị ứng bao gồm nghẹt mũi, chảy nước mũi, … giúp người bệnh dễ thở hơn. Tuy nhiên, thuốc không chỉ có tác dụng tại mũi mà còn gây co mạch máu khắp cơ thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Trong nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết người sử dụng thuốc chứa hoạt chất này đều gia tăng mức huyết áp tối thiểu, trong đó có 3% trường hợp có tăng huyết áp rõ rệt.
Các nhà khoa học thuộc Hiệp hội Dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho rằng pseudoephedrine có thể sử dụng an toàn nếu bạn tuân thủ theo hướng dẫn. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng nó không gây các rối loạn trên hệ tim mạch. Bởi trong thời gian qua, có không ít trường hợp xuất hiện các cơn đau tim, đột quỵ, rối loạn nhịp tim và các vấn đề về tim mạch khác có liên quan đến việc sử dụng pseudoephedrine.
Một số loại thuốc xịt mũi khác có chứa Phenylephrine như Neo-Synephrine và Vicks Sinex sẽ ít ảnh hưởng tới các mạch máu khác trong cơ thể nên có vẻ an toàn hơn dạng thuốc uống. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc này để tránh ảnh hưởng đến hệ tim mạch như pseudoephedrine.
Thoát khỏi nghẹt mũi- không làm nghẹt thở trái tim
Khi thời tiết chuyển lạnh, hầu hết mọi người đều mang trong túi một loại thuốc thông mũi hoặc thuốc cảm cúm. Vì vậy, Hiệp hội tim mạch Mỹ khuyến cáo bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và xin ý kiến bác sỹ trước khi dùng hoặc lựa chọn một loại thuốc thông mũi nếu như bạn gặp phải các vấn đề về tim mạch, huyết áp.
Thuốc kháng histamine như Benadryl, Chlor-Trimeton, Zyrtec, Claritin được sử dụng phổ biến trong điều trị cảm lạnh cũng là một giải pháp có thể giúp bạn cải thiện ngạt mũi, cảm lạnh và tương đối an toàn cho tim, ít ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn. Bạn cũng có thể mua một số loại thuốc thông mũi dạng xịt để hạn chế tối đa tác dụng lên tim mạch.
Nhưng để thoát khỏi cơn nghẹt mũi an toàn, bạn có thể áp dụng phương pháp xông hơi nước nóng lên mũi, giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang và quàng khăn ấm khi ra ngoài trời. Không nhất thiết cứ sử dụng thuốc ngạt mũi mới có thể đối phó với cảm giác khó chịu, khò khè khi thời tiết giá lạnh đem lại. Do đó, bạn đừng vì thoát khỏi cơn ngạt mũi cấp tốc mà bóp nghẹt trái tim mình!
Người bệnh tim đập nhanh chia sẻ cách ổn định nhịp tim
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com