Gà có nhịp tim trên 275 nhịp/phút và chỉ sống được tối đa khoảng 15 năm. Một chú chuột nhỏ bé có nhịp tim lên tới 450 nhịp/phút, sống vỏn vẹn 3 năm. Vậy thì điều gì sẽ xảy ra khi nhịp tim của chúng ta quá cao? Tuổi thọ có bị giảm đi không? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây!
Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?
Một khái niệm chúng ta không thể bỏ qua nếu muốn biết nhịp tim của mình có gì bất ổn hay không, có ảnh hưởng đến tuổi thọ hay không đó là “nhịp tim khi nghỉ ngơi”. Đây là một cách nhanh chóng để đánh giá mức độ khỏe mạnh của trái tim. Những gì được coi là bình thường có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng nói chung, nhịp tim khi nghỉ nên nằm trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút đối với người trưởng thành. Đối với trẻ em từ 6 đến 15 tuổi thường là từ 70 đến 100 bpm.
Nếu nhịp tim khi nghỉ của bạn luôn dưới 60 nhịp mỗi phút, bạn có thể bị nhịp tim chậm. Còn nếu nhịp tim khi nghỉ của bạn liên tục trên 100 nhịp mỗi phút (được gọi là nhịp tim nhanh) thì bạn cần cảnh giác và điều trị sớm nhé, vì lúc này tuổi thọ của bạn có thể bị ảnh hưởng rất nhiều.
Nhịp tim càng cao, tuổi thọ càng giảm
Phát hiện y học gần đây cho biết, nhịp tim càng cao thì tuổi thọ có thể bị rút ngắn. Các nhà nghiên cứu đến từ Đan Mạch đã tiến hành khảo sát tình trạng sức khỏe của 2.800 nam giới trung niên. Bắt đầu từ năm 1971, các chuyên gia đã đánh giá các chỉ số tim phổi như huyết áp, nhịp tim và thể trọng. Đến năm 2001, gần 40% người tham gia đã tử vong vì nhiều nguyên nhân.
Kết quả phân tích đã phát hiện ra, những người có nhịp tim nghỉ (số lần tim đập một phút khi thư giãn, nghỉ ngơi và dừng các hoạt động sau ít nhất 5 phút) càng cao thì nguy cơ tử vong càng lớn.
Cụ thể, so với những người có nhịp tim nghỉ 50 lần/phút trở xuống:
- Người có nhịp tim nghỉ từ 51-80 lần/phút, nguy cơ chết sớm tăng 40-50%
- Nhịp tim nghỉ 81-90 lần/phút, nguy cơ tử vong tăng gấp 2 lần
- Nhịp tim khi nghỉ ngơi trên 90 lần/phút (100, 110, 120… nhịp/phút) thì nguy cơ này tăng khoảng 3 lần.
![[Giải đáp] Nhịp tim nhanh có làm giảm tuổi thọ không? 1 Nhịp tim đập nhanh, thậm chí nhịp tim chỉ 70, 80 cũng làm giảm tuổi thọ](https://loannhiptim.co/wp-content/uploads/2020/08/Nhip-tim-dap-nhanh-tham-chi-nhip-tim-chi-70-80-cung-lam-giam-tuoi-tho.jpg)
Có thể hiểu 1 cách đơn giản, nếu 2 người hoàn toàn giống nhau về thể lực, huyết áp, cân nặng, tuổi tác… thì người nào có nhịp tim cao hơn thì tuổi thọ sẽ thấp hơn. Ngược lại, bạn sẽ sống lâu hơn nếu nhịp tim thấp hơn.
Mặc dù, bình quân nhịp tim khi nghỉ 60-100 lần/phút là bình thường, nhưng ngay cả trong phạm vi này, việc tim đập nhanh hay chậm cũng liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Chuyên gia sinh lý học thuộc Đại học Essex, Anh quốc giải thích rằng tim đập quá nhanh khiến hệ thống thần kinh rối loạn, các bộ phận trong cơ thể trao đổi chất nhanh, cơ thể nhanh lão hóa. Do đó, duy trì nhịp tim ổn định là đặc biệt có lợi để kéo dài tuổi thọ.
Cách làm giảm nhịp tim đập nhanh để kéo dài tuổi thọ
Nhịp tim quá cao sẽ tạo “áp lực” cho tim, khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Thế nhưng bằng cách dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sỹ, tập luyện thể dục và sử dụng TPBVSK Ninh Tâm Vương sẽ giúp bạn giảm và ổn định nhịp tim của mình.
Dùng thuốc theo đúng hướng dẫn
Khi bị tim đập nhanh, bác sỹ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc giảm nhịp tim như thuốc chẹn beta giao cảm (Concor, Nebilet, Betaloc, Betaloc Zok…), thuốc chẹn kênh canxi. Việc bạn cần làm là tuân thủ hướng dẫn, không tự ý tăng liều, giảm liều hay ngưng thuốc đột ngột. Bởi điều này có thể làm rối loạn nhịp tim nặng hơn.
![[Giải đáp] Nhịp tim nhanh có làm giảm tuổi thọ không? 2 Dùng thuốc đều đặn để ổn định nhịp tim](https://loannhiptim.co/wp-content/uploads/2020/08/Dung-thuoc-deu-dan-de-on-dinh-nhip-tim.jpg)
Tập thể dục thường xuyên
Việc nhịp tim tăng khi tập thể dục có thể khiến bạn lo lắng liệu mình có nên tập thể dục không. Nhưng về lâu dài, tập thể dục vẫn là biện pháp giảm nhịp tim khá hiệu quả và được áp dụng phổ biến hiện nay. Chỉ cần tập đúng cách, nhịp tim của bạn sẽ nhanh chóng ổn định trở lại sau khi tập.
Các bài tập phù hợp với người tim đập nhanh là: tập yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội, thiền. Nếu bạn bị tim đập nhanh, bạn nên chọn những bài tập này. Bên cạnh đó, bạn nên chú ý đến khoảng nhịp tim an toàn (nhịp tim mục tiêu) khi tập luyện. Khoảng này sẽ bằng 50% đến 85% nhịp tim tối đa của bạn. Để tính nhịp tim tối đa được, bạn chỉ cần lấy 220 trừ đi tuổi của bạn.
Ví dụ, nhịp tim tối đa đối với một người 30 tuổi là 220 – 30 = 190. Vùng nhịp tim an toàn cho một người đó sẽ nằm trong khoảng từ 95 nhịp (= 50% x 190) đến 162 nhịp (= 85% x 190). Khi tập luyện, nếu thấy nhịp tim trên khoảng này, bạn nên giảm cường độ tập hoặc thời gian tập.
Bảng nhịp tim an toàn khi tập thể dục.
Sử dụng TPBVSK Ninh Tâm Vương
TPBVSK Ninh Tâm Vương là sự kết hợp của các thảo dược thiên nhiên, tốt cho người bị tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim nhanh như Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng… Nhờ khả năng tác động vào nhiều nguyên nhân gây nhịp tim nhanh, sử dụng TPBVSK Ninh Tâm Vương sẽ giúp giảm rõ rệt các các triệu chứng hồi hộp, trống ngực và ổn định nhịp tim lâu dài.
Thực tế, đã có nhiều người bệnh dùng TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ thấy cải thiện sau vài tuần. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ trong clip sau đây!
Người bệnh chia sẻ cách giảm nhịp tim hiệu quả
Có thể thấy tim đập nhanh là 1 yếu tố làm giảm tuổi thọ, nhưng không phải là không có cách giải quyết. Vì thế, bạn hãy áp dụng những cách làm giảm nhịp tim đập nhanh mà chúng tôi đưa ra để ổn định nhịp tim và cũng là để nâng cao tuổi thọ nhé.
Xem thêm: Người bệnh rối loạn nhịp tim nói gì về hiệu quả của Ninh Tâm Vương?
Theo nguồn:
https://www.sciencealert.com/relationship-between-heart-beat-and-life-expectancy
https://www.webmd.com/heart/news/20190416/your-life-span-may-be-foretold-in-your-heart-beats#2
https://www.medicalnewstoday.com/articles/235710.php
https://www.unitypoint.org/livewell/article.aspx?id=20b07ab0-e855-49c6-9ee2-91247e52d5cc
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com