Hẹp hở van động mạch chủ: Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị

26 Lượt xem

Van động mạch chủ là một van quan trọng nhất của tim, bởi nó là “cánh cửa” của con đường đưa máu từ tim ra tuần hoàn, chỉ cần van này bị hẹp hở nhẹ cũng có thể gây ra triệu chứng rối loạn nhịp tim, hồi hộp, trống ngực, mệt và cần phải có biện pháp chữa trị sớm.

Bệnh van động mạch chủ là gì?

Một trái tim muốn hoạt động khỏe mạnh bình thường sẽ không thể thiếu một trong bốn van tim, tương ứng với bốn cánh cửa khác nhau là van hai lá, ba lá, động mạch phổi và van động mạch chủ.

Van động mạch chủ nằm giữa tâm thất trái (buồng dưới bên trái của tim) với động mạch chủ, một động mạch chính và lớn nhất của cơ thể. Van có nhiệm vụ đóng mở liên tục, duy trì dòng máu đi theo một chiều từ tâm thất trái vào động mạch chủ, cung cấp máu giàu oxy đi nuôi toàn bộ cơ thể. Bệnh van động mạch chủ xảy ra khi van không làm việc một cách chính xác theo đúng quy luật đó.

–  Hẹp van động mạch chủ: Quá trình bị vôi hóa (canxi lắng đọng trên van), xơ cứng, phình dày… có thể khiến van động mạch chủ bị thu hẹp lại (không mở hết), làm hạn chế lưu lượng tuần hoàn máu.

–  Hở van động mạch chủ (còn gọi là “van bị rò rỉ”): Van tim không đóng hoàn toàn khiến máu phun ngược từ động mạch chủ trở lại tâm thất trái ở mỗi khi tim giãn nghỉ ngơi giữa những lần co bóp.

Nguyên nhân gây hẹp/ hở van động mạch chủ

Bệnh lý về van động mạch chủ bẩm sinh

Nguyên nhân là do cấu trúc bất thường của van, hay còn gọi là khiếm khuyết van tim bẩm sinh với hai đầu van nhọn, tỷ lệ mắc bệnh chiếm 1 -2 % dân số.

ntv22 2 21

Thay vì van động mạch được chia thành 3 lá như bình thường thì nó chỉ có hai lá, việc đóng mở van cũng vì thế cũng trở nên bất thường, van không đóng mở hoàn toàn có thể dẫn đến thu hẹp (hẹp van) hoặc rò rỉ (hở van tim). Van động mạch chủ có hai đầu nhọn có thể trở thành bệnh lý nghiêm trọng, nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh nhân vẫn có thể hoạt động bình thường trong nhiều năm mà không cần điều trị.

Bệnh van động mạch chủ thứ phát:

Nguyên nhân có thể bắt đầu từ những bệnh lý khác như:

–  Viêm nội tâm mạc do nhiễm khuẩn: Quá trình vệ sinh răng miệng hoặc đôi khi chỉ là nhiễm khuẩn nhẹ do ápxe răng cũng có thể gây nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập vào dòng máu và bám dính trên bề mặt của van tim gây tổn thương, phá hủy cấu trúc của van.

–  Bệnh thấp tim: Bản thân các van tim không bị tổn thương do quá trình nhiễm khuẩn ở vùng cổ họng, viêm họng. Tuy nhiên những kháng thể sinh ra để chống lại tình trạng nhiễm khuẩn đó lại phản ứng với các van tim, khiến các cửa van động mạch chủ trở nên cứng, dày dính.

–  Thoái hóa van động mạch chủ: theo thời gian, van động mạch chủ có thể bị thoái hóa, vôi hóa do canxi lắng đọng tại đó. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến hẹp van động mạch chủ ở những người trên 65 tuổi.

–  Các nguyên nhân khác của bệnh van động mạch chủ bao gồm: viêm khớp dạng thấp, các bệnh viêm mạn tính, bệnh lupus, bệnh giang mai, tăng huyết áp , phình động mạch chủ, và ít phổ biến hơn là do khối u, tác dụng phụ của thuốc và bức xạ đối với bệnh ung thư hạch.

Xem thêm: Rối loạn nhịp tim do hẹp, hở van tim 2 lá và cách trị hiệu quả

Triệu chứng nhận biết bệnh van động mạch chủ

Ban đầu khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ tăng bù trừ bằng cách tăng co bóp thất trái để tống máu vào hệ tuần hoàn, do đó, ở một số bệnh nhân thường không có xuất hiện dấu hiệu nào của bệnh. Nhưng theo thời gian, trái tim suy yếu dần, bệnh tiến triển nặng và các triệu chứng có thể bắt đầu khởi phát:

–  Mệt mỏi, cảm thấy mất dần năng lượng để hoạt động

–  Phù mắt cá chân

–  Đánh trống ngực, có thể kèm theo tình trạng tim bỏ nhịp (ngoại tâm thu)

Dấu hiệu bệnh tiến triển nặng: khó thở, tức ngực, chóng mặt, mất ý thức, ngất xỉu

Bạn bị rối loạn nhịp tim do bệnh hở van động mạch chủ, bạn có thể sử dụng TPCN Ninh Tâm Vương để giúp ổn định nhịp tim và giảm triệu chứng của bệnh. Hãy gọi đến số 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.

ntv22 2 22

Hẹp van động mạch chủ có thể làm giảm khả năng hoạt động của người bệnh

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể xuất hiện các dấu hiệu không rõ ràng như chậm lớn, ăn uống kém, hay quấy khóc… Trong những trường hợp hẹp van nặng, trẻ có thể xuất hiện cơn khó thở hoặc ngất chỉ vài tuần sau khi sinh. Với các trường hợp hẹp van động mạch chủ nhẹ, bệnh có thể tiến triển nặng hơn khi trẻ lớn lên.

Làm sao để chẩn đoán được bệnh van động mạch chủ?

Dựa trên các triệu chứng lâm sàng, cùng những kết quả thăm khám, xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ có đánh giá để chẩn đoán chính xác về bệnh.

–  Nghe tim: Bằng thăm khám trực tiếp, bác sĩ có thể nghe thấy tiếng thì thầm tim qua ống nghe tim phổi, lúc này dòng máu qua tim đang chảy hỗn loạn do có một van bất thường.

–  Siêu âm Doppler tim: Là phương pháp hàng đầu để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ nặng của hẹp van động mạch chủ

–  Điện tâm đồ: giúp phát hiện dày nhĩ trái, phì đại thất trái, hậu quả phổ biến của hẹp van động mạch chủ.

–  Ngoài ra, nghiệm pháp gắng sức có thể được chỉ định ở những bệnh nhân chưa có triệu chứng, giúp cung cấp thêm thông tin để chẩn đoán hẹp van động mạch chủ.

Điều trị hẹp/ hở van động mạch chủ

Tùy từng mức độ tổn thương cũng như những ảnh hưởng của hẹp/ hở van đến sức khỏe người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp sau:

– Thuốc điều trị nội khoa: Mặc dù không có loại thuốc nào có thể điều chỉnh van tim trở về cấu trúc bình thường, tuy nhiên nếu bệnh có dấu hiệu tiến triển, bác sĩ có thể kê thuốc để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ suy tim. Một số thuốc được lựa chọn như: thuốc chẹn betathuốc chẹn kênh canxi, thuốc chống đông máu, chống loạn nhịp… Nếu nguyên nhân gây bệnh là do bệnh thấp tim, người bệnh có thể phải sử dụng thêm kháng sinh để phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng nội tâm mạc, viêm cơ tim…

– Điều trị can thiệp nong van bằng bóng qua da: là phương pháp giúp sửa chữa van động mạch chủ thông qua một vết rạch nhỏ dài khoảng 2 – 4 cm mà không cần mở toàn bộ vùng ngực. Một ống thông nhỏ có gắn một quả bóng được đưa qua đường tĩnh mạch ở háng hoặc cánh tay vào van động mạch chủ, quả bóng được bơm căng để nong van, sau khi hoàn thành, bóng cùng ống thông sẽ được đưa ra khỏi cơ thể.

Đây là phương pháp can thiệp xâm lấn tối thiểu giúp hạn chế tình trạng bị mất máu, chấn thương, rút ngắn thời gian phục hồi cho người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng khi bệnh nhân không thể phẫu thuật thay van hoặc can thiệp tạm thời trong thời gian chờ thay van.

– Phẫu thuật van động mạch chủ bằng phương pháp mổ hở: bằng một vết rạch dài ở vùng ngực để tiếp cận sửa chữa hoặc thay van cho bệnh nhân. Sửa chữa van động mạch chủ có thể thực hiện như: trong trường hợp van có hai đầu nhọn sẽ được định hình lại các chỏm van để van có thể đóng mở được hoàn toàn; sửa chữa mở rộng của động mạch chủ lên (phần đầu tiên của động mạch chủ gắn với van). Ngoài ra, nếu van bị thủng có thể sẽ được vá lại. Khi van tim không còn khả năng sửa chữa được nữa, chỉ định thay van sẽ được thực hiện:

+ Van tim sinh học làm từ mô động vật như lợn, mô màng ngoài tim trâu bò,… : dành cho người bệnh có độ tuổi trên 70, sức khỏe yếu. Ưu điểm của loại van này là không cần dùng thuốc chống đông dài ngày, nhưng tuổi thọ của chúng chỉ được khoảng 15 – 20 năm.

+ Van tim cơ học: Được làm bằng kim loại, có ưu điểm là tuổi thọ cao. Tuy nhiên người bệnh phải dùng thuốc chống đông như warfarin (Coumadin) suốt đời để hạn chế nguy cơ tạo huyết khối và các biến chứng tắc mạch khác, điều này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cho người bệnh.

Mặc dù nguy cơ tử vong sau phẫu thuật thay van động mạch chủ dưới 1%, tuy nhiên cũng không ít rủi ro có thể xảy ra với bệnh nhân, chẳng hạn như xuất huyết, cục máu đông, đột quỵ.

Hẹp/ hở van động mạch chủ là một trong những bệnh lý tim mạch khá phổ biến gây nhiều biến chứng nguy hiểm, do vậy, để phòng ngừa bệnh hiệu quả, người bệnh nên thường xuyên tái khám sức khỏe định kỳ, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc một cách khoa học,… điều này sẽ rất hữu ích cho việc phòng ngừa, làm giảm triệu chứng bệnh, đồng thời, làm chậm lại quá trình hẹp/hở van tim tiến triển.

Xem thêm: 14 siêu thực phẩm người rối loạn nhịp tim nên ăn để giảm nhịp tim

Thu Thảo

 

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim