Biến chứng của hội chứng mạch vành cấp phụ thuộc vào số lượng, thời gian và vị trí mạch vành bị tắc nghẽn. Nếu tình trạng tắc nghẽn ảnh hưởng đến nhiều động mạch vành, khiến nhiều vùng cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng, sẽ làm giảm hiệu quả bơm máu của tim. Khi đó hoạt động của hệ thống điện tim cũng sẽ bị ảnh hưởng, gây rối loạn nhịp tim.
Cơ tim cần được cung cấp máu giàu oxy một cách liên tục để duy trì hoạt động. Động mạch vành đảm nhiệm vai trò cung cấp máu cho tim. Hội chứng mạch vành cấp (acute coronary syndrome) xảy ra khi có sự tắc nghẽn đột ngột trong động mạch vành và làm giảm đáng kể hoặc cản trở hoàn toàn lưu lượng máu đến một vùng cơ tim. Tình trạng này được gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim. Nếu nguồn cung bị giảm đáng kể hoặc mất đi trong hơn một vài phút, mô tim sẽ bị chết và dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim do thiếu máu cơ tim cục bộ.
Sự xuất hiện mảng xơ vữa là nguyên nhân phổ biến gây hội chứng mạch vành cấp
Hội chứng mạch vành cấp có thể gây ra các biến chứng sau
1. Vấn đề về khả năng bơm máu
Trong cơn đau tim, một phần cơ tim bị chết đi. Tế bào cơ tim chết đi để lại các mô sẹo không thể co bóp. Nếu vùng cơ tim bị hoại tử rộng, khả năng bơm của tim sẽ bị giảm đi và không thể đáp ứng nhu cầu về máu và oxy cho cơ thể. Người bệnh có thể bị suy tim, hạ huyết áp và/hoặc sốc. Nếu hơn một nửa phần cơ tim bị hư hỏng hoặc chết đi, trái tim không thể hoạt động được và dẫn tới các khuyết tật nặng, tử vong.
Các loại thuốc như thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) có thể làm giảm khối lượng công việc cho trái tim. Do đó, các thuốc này giúp tim duy trì hình dạng và hoạt động bình thường.
Trái tim hư hỏng có thể bị giãn nở để bù đắp cho sự sụt giảm khả năng bơm (tim to sẽ đập mạnh hơn). Tuy nhiên, tình trạng giãn nở có thể gây bất thường về nhịp tim.
2. Vấn đề về nhịp tim
Rối loạn nhịp tim xảy ra trong hơn 90% số người từng bị một cơn nhồi máu cơ tim. Nguyên nhân là do nhồi máu cơ tim làm hư hại một phần hệ thống điện tim. Hội chứng mạch vành cấp còn làm chậm nhịp tim, gây rối loạn nhịp tim nhanh hoặc tim đập không đều, một số trường hợp gây ngừng tim đột ngột.
Ngoài ra, các khu vực cơ tim không được nhận đủ máu rất dễ bị kích thích, gây ra các vấn đề về nhịp tim như nhịp nhanh thất hoặc rung thất. Đó là hai dạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm, có thể làm cho tim ngừng đập, mất ý thức hoặc tử vong.
Nhịp nhanh thất và rung thất thường gặp ở những người bị mất cân bằng điện giải trong máu, chẳng hạn như mức kali thấp.
Để kiểm soát rối loạn nhịp tim sau hội chứng mạch vành cấp hiệu quả và an toàn, bạn nên sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương. Hãy gọi theo số điện thoại 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
3. Viêm ngoại tâm mạc (viêm màng ngoài tim)
Viêm ngoại tâm mạc có thể phát triển trong 1 – 2 ngày đầu tiên kể từ khi bị nhồi máu cơ tim, hoặc khoảng 10 ngày cho tới 2 tháng sau đó. Viêm màng ngoài tim phổ biến ở những người chưa trải qua các thủ tục nới rộng mạch vành bị tắc, bao gồm can thiệp mạch vành qua da và bắc cầu mạch vành.
Người bệnh hiếm khi phát hiện được triệu chứng sớm của viêm ngoại tâm mạc do triệu chứng nhồi máu cơ tim thường nổi bật hơn. Tuy nhiên, viêm ngoại tâm mạc thường gây nhịp điệu hỗn loạn có thể nghe được bằng ống nghe 2 – 3 ngày sau một cơn nhồi máu cơ tim. Đôi khi, tình trạng viêm gây tích tụ dịch ở khoảng giữa hai lớp màng ngoài tim.
Sau viêm màng ngoài tim, người bệnh thường phát triển hội chứng Dressler. Hội chứng này gây sốt, tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng bao phổi, tràn dịch màng phổi và đau khớp. Người bệnh thường được điều trị bằng thuốc tiêm chống viêm không steroid như Colchicine. Tuy nhiên, hội chứng này có thể tái phát ngay cả khi được điều trị. Nếu quá nghiêm trọng, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc thuốc chống viêm không steroid khác trong thời gian ngắn.
Xem thêm: Người bệnh rối loạn nhịp tim nói gì về hiệu quả của Ninh Tâm Vương?
4. Vỡ cơ tim (myocardial rupture)
Mặc dù hiếm nhưng cơ tim có thể bị vỡ dưới áp lực của hoạt động co bóp do cơ tim bị hư hỏng đã bị yếu. Tình trạng này thường xảy ra 1 – 10 ngày sau một cơn nhồi máu cơ tim và thường gặp ở phụ nữ. Vách ngăn tâm thất, thành tim bên ngoài và các cơ mở – đóng van hai lá đặc biệt dễ bị vỡ trong hoặc sau một cơn nhồi máu cơ tim.
Vỡ vách ngăn tâm thất khiến máu bị chuyển hướng đến phổi, gây ra sự tích tụ chất lỏng ở đây (phù phổi). Vỡ vách ngăn tâm thất có thể được sửa chữa bằng phẫu thuật.
Vỡ thành tim bên ngoài thường gây tử vong nhanh chóng, nếu kịp phẫu thuật cũng hiếm khi thành công.
Nếu các cơ van hai lá bị vỡ, van này sẽ không thể hoạt động, dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim đột ngột và nghiêm trọng. Vỡ van hai lá có thể được sửa chữa bằng phẫu thuật.
5. Phình thất
Các cơ tim bị hư hỏng có thể tạo thành một vùng phình mỏng trên vách tâm thất. Tình trạng này có thể được chẩn đoán bằng điện tâm đồ và siêu âm tim.
Chứng phình thất có thể gây nhịp tim bất thường và làm giảm chức năng bơm của tim. Bên cạnh đó, cục máu đông có thể hình thành trong buồng thất.
Nếu phình thất gây suy tim hoặc nhịp tim bất thường, người bệnh cần được phẫu thuật.
Phình thất – biến chứng nguy hiểm của hội chứng mạch vành cấp
6. Cục máu đông
Khoảng 20% số trường hợp nhồi máu cơ tim là do cục máu đông chặn nguồn cung cấp máu và làm chết cơ tim. Trong khoảng 10% số đó, cục máu đông bị vỡ ra và di chuyển theo mạch máu đến các khu vực khác trên cơ thể. Cục máu đông có thể chặn nguồn cung cấp máu đến não gây đột quỵ.
Siêu âm tim có thể phát hiện cục máu đông ở tim hoặc xác định xem người bệnh có nguy cơ phát triển cục máu đông hay không.
Những người có cục máu đông được điều trị bằng thuốc chống đông máu như heparin và warfarin. Heparin được tiêm tĩnh mạch trong bệnh viện ít nhất 2 ngày, sau đó người bệnh phải dùng warfarin đường uống trong 3 – 6 tháng hoặc sử dụng aspirin suốt đời.
Bên cạnh các biến chứng trên, hội chứng mạch vành cấp còn gây hở van hai lá cũng như các vấn đề về tâm thần kinh khác như căng thẳng và trầm cảm.
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm điều trị tim đập nhanh, rối loạn nhịp tim
Linh Hương
Tham khảo: http://www.merckmanuals.com/home/heart-and-blood-vessel-disorders/coronary-artery-disease/complications-of-an-acute-coronary-syndrome
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com