Lo âu hay bệnh tim đều gây nhịp tim nhanh

10 Lượt xem

Lo âu, căng thẳng là những cảm xúc thường gặp trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Nhiều người có thể kiểm soát căng thẳng và biết cách làm dịu nhanh chóng nỗi lo âu của mình. Nhưng đối với một số người, căng thẳng quá mức có thể dẫn đến rối loạn cảm xúc, cùng với nhiều biểu hiện như mất ngủ, chán ăn, tim đập nhanh hoặc lỗi nhịp…

Nhịp tim nhanh do lo âu thường không nghiêm trọng và không phải là một vấn đề về sức khoẻ đáng lo ngại. Tuy nhiên, nhịp tim nhanh cũng là một biểu hiện phổ biến ở người mắc bệnh tim mạch, cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để phân biệt nhịp tim nhanh do lo âu, hay do bệnh tim mạch tiềm ẩn?Lo âu có thể dẫn đến nhịp tim nhanh

Lo âu có thể dẫn đến nhịp tim nhanh

Lo âu gây nhịp tim nhanh

Khi bạn lo lắng, căng thẳng về một vấn đề trong cuộc sống, hệ thần kinh giao cảm kích thích tuyến thượng thận tăng giải phóng ra các hormon cortisol và adrenaline. Các hormon này sẽ kích hoạt một loạt đáp ứng của cơ thể như: phổi tăng cường hoạt động để thu nhận nhiều oxy, tim tích cực co bóp để vận chuyển lượng máu giàu oxy này đến các cơ quan trong cơ thể. Bạn sẽ cảm thấy tim đập nhanh, dồn dập, nặng ngực, hoặc cảm giác tim bị lỗi nhịp, sau đó là một nhịp đập mạnh. Những triệu chứng khác có thể gặp là tăng tiết mồ hôi, đau đầu, cảm giác mệt mỏi trầm trọng… Đây là phản ứng sinh lý của cơ thể để giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi nỗi sợ hãi hoặc mối nguy hiểm gây ra lo lắng. Chúng sẽ tự biến mất khi bạn đã điều khiển được cảm xúc và không còn bị căng thẳng chi phối. Tuy nhiên, nếu lo lắng dai dẳng khiến các hormon này liên tục được giải phóng ở nồng độ cao trong thời gian dài có thể dẫn đến hậu quả như sụt cân, rối loạn giấc ngủ và huyết áp cao.

Lo âu, có thể làm trái tim bạn bị loạn nhịp nhanh. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 để được tư vấn về Thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương – sản phẩm hỗ trợ điều trị nhịp tim nhanh: giúp ổn định nhịp tim và phòng biến chứng do rối loạn nhịp gây ra.

Bệnh tim mạch gây nhịp tim nhanh

Tim đập nhanh cũng là triệu chứng thường gặp ở những người mắc bệnh tim mạch như huyết áp cao; các bệnh lý tại tim như thiếu máu nuôi dưỡng cơ tim trong bệnh động mạch vành, bệnh van tim, suy tim, bệnh cơ tim. Nhịp tim nhanh tới trên 100 nhịp/ phút khiến cho tim không thể cung cấp hiệu quả máu giàu oxy đi nuôi cơ thể, vì thế sẽ dẫn tới các biểu hiện như khó thở, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng, ngất xỉu. Bên cạnh đó, chính các triệu chứng này khiến cho người bệnh rơi vào trạng thái lo âu, căng thẳng và vô tình làm trầm trọng thêm bệnh tim mạch của họ.

Nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy có mối liên quan giữa nguy cơ cao của bệnh lý tim mạch và lo âu. Lo lắng, căng thẳng kéo dài có tác động tiêu cực đến hệ tim mạch của bạn, và ngược lại, bệnh tim mạch cũng khiến người bệnh lo lắng do những biến chứng nguy hiểm của nó như đột quỵ, suy tim. Vì vậy, nếu như bạn cảm nhận nhịp tim của mình nhanh bất thường, tốt nhất bạn nên đi khám bác sỹ để tìm hiểu xem đó có phải do một nguyên nhân nào đó tại tim hay không. Đặc biệt, nếu nhịp tim nhanh xuất hiện cùng với các triệu chứng đi kèm như đau đầu, ngất, đau ngực, khó thở, bạn nên đi khám ngay lập tức vì đây có thể là tình trạng nguy hiểm cần được điều trị kịp thời.

Đối phó với nhịp tim nhanh

Xử lý như thế nào khi tim đập nhanh có thể khiến bạn giảm thiểu những căng thẳng mà nó đem lại. Nếu bạn thấy tim mình đập nhanh, và bắt đầu lo lắng về nguy cơ biến chứng tim mạch, thì chính những lo lắng này lại có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bạn. Vì vậy, hãy cố gắng tập trung vào một thứ khác, ví dụ như điều hoà nhịp thở, nhịp tim của bạn sẽ dần trở về bình thường.

Những điều bạn có thể làm khi có nhịp tim nhanh là:

–    Tránh dùng các chất có thể làm tăng tình trạng nhịp nhanh như caffeine, rượu, thuốc lá, chất kích thích như cocaine, amphetamine.

Ngưng sử dụng cà phê để tránh tim đập nhanh

Ngưng sử dụng cà phê để tránh tim đập nhanh

–    Thông báo cho bác sỹ các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để loại trừ nguyên nhân gây nhịp nhanh là do thuốc.

–    Giữ bình tĩnh bằng cách tập trung vào nhịp thở. Thở sâu và chậm làm giảm dần căng thẳng và giảm nhịp tim.

–    Nếu sau khi đi khám và được xác định không có bệnh lý tim mạch tiềm ẩn, bạn nên chấp nhận tình trạng nhịp nhanh là do lo âu, căng thẳng. Không lo lắng về tim đập nhanh nữa sẽ khiến tình trạng này nhanh chóng chấm dứt.

–    Lo lắng kéo dài có thể dẫn tới trầm cảm, ảnh hưởng nặng nề về tâm lý. Vì vậy bạn nên tham khảo bác sỹ để nhận được phương pháp trị liệu tâm lý hoặc dùng thuốc phù hợp để giảm bớt lo lắng.

XEM THÊM KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT RỐI LOẠN NHỊP TIM

Xuân Thủy

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim