Bạn thường cảm thấy lo lắng, bồn chồn, đặt tay lên ngực thì thấy nhịp tim đập nhanh một cách bất thường khi nằm xuống, đặc biệt về ban đêm. Nếu điều này chỉ đôi khi xảy ra thì bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, khi tình trạng trên lặp lại nhiều lần, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ cũng như cuộc sống thì không nên chủ quan.
Loạn nhịp tim vào ban đêm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn
Điều gì có thể gây ra tình trạng loạn nhịp tim vào ban đêm?
Có nhiều yếu tố có thể khiến tới nhịp tim của bạn tăng nhanh vào ban đêm, đó có thể là một cơn ác mộng, một sự lo lắng thái quá về mọi chuyện, nếu là phụ nữ thì có thể nghĩ tới các nguyên nhân như thay đổi nội tiết trong giai đoạn kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh. Nhiều trường hợp gặp phải các bệnh lý liên quan như cường giáp, bệnh tiểu đường, thiếu máu, sốt. Một số khác thì có thể là do tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc, chất kích thích lâu ngày.
Ở mức độ trầm trọng hơn, đó có thể là dấu hiệu báo trước của những bệnh lý về tim mạch như bệnh động mạch vành, rối loạn nhịp tim, tổn thương tim, nhồi máu cơ tim, bệnh van tim. Tất cả các vấn đề trên đều cần được theo dõi, bởi vì nếu tình trạng trên diễn ra lâu ngày, các triệu chứng sẽ trầm trọng và dẫn tới suy tim.
Khi nào nhịp tim nhanh cần tới gặp bác sĩ?
Nếu các triệu chứng xảy ra thường xuyên ở mức độ mạnh, gây ra một số triệu chứng như đau tức ngực, khó thở, chóng mặt hoặc thậm chí là ngất xỉu thì tốt hơn hết, bạn nên tới thăm khám tại bác sĩ chuyên khoa về tim mạch. Với kiến thức, kinh nghiệm cộng với những xét nghiệm lâm sàng cần thiết, các bác sĩ sẽ xác định được vấn đề mà bạn đang gặp phải từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Khi tình trạng loạn nhịp tim vào ban đêm xảy ra nhiều lần, bạn nên tới gặp bác sĩ
Lời khuyên của chuyên gia khi bạn bị loạn nhịp tim vào ban đêm
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Nếu đây là lần đầu tiên bạn gặp phải rối loạn nhịp tim, đừng bối rối và hãy làm theo những cách sau:
– Ngồi dậy và thư giãn bằng cách nghe một bản nhạc.
– Tắm với nước ấm để mọi thứ được cải thiện hơn.
– Ngồi dậy, hít thật sâu và thở ra từ từ, làm vậy khoảng 5 – 10 phút.
– Có thể đi lại xung quanh, mở các cửa số nếu phòng bạn đang quá kín.
– Nếu đói, bạn nên dùng một ly sữa ấm hoặc dùng một bữa ăn nhẹ.
– Nếu tình trạng xảy ra nhiều hơn 2 lần, bạn nên có một cuốn nhật ký để theo dõi tốt tình trạng bản thân.
Điều lưu ý khi tới thăm khám tại bác sĩ
– Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho bác sĩ về tiền sử bệnh, quá trình sử dụng thuốc gần đây, thói quen sinh hoạt, mô tả các triệu chứng rõ ràng, chi tiết.
– Tuân thủ theo mọi chỉ định về thuốc của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều hay ngừng thuốc khi chưa có ý kiến của thầy thuốc. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra, bạn nên tới gặp bác sĩ trực tiếp điều trị để nhận được những lời khuyên hữu ích.
– Tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn.
Một số cách đơn giản giúp bạn ngăn ngừa tình trạng trên
– Cải thiện chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày, sử dụng các loại thực phẩm như nước ép nho, mật ong, ớt chín, rau xanh, các loại hạt như hạt bí, hạt dẻ, hạt hạnh nhân…
– Suy nghĩ lạc quan, tích cực, trước khi đi ngủ tránh làm việc căng thẳng.
– Thiết kế phòng ngủ thoáng mát, thoải mái, mặc quần áo mềm, rộng rãi khi đi ngủ.
– Giữ mức đường huyết, chỉ số cholesterol máu, huyết áp ở mức hợp lý bằng cách ăn uống điều độ.
– Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc… bởi đây là những yếu tố tác động gây rối loạn thần kinh tim.
– Luyện tập thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày để có được một cơ thể khoẻ mạnh.
– Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy Khổ sâm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương. Thực tế, đã có rất nhiều người bệnh rối loạn nhịp tim dùng TPBVSK Ninh Tâm Vương thấy sức khỏe cải thiện. Ví dụ như trường hợp của ông Tuất, một người bệnh bị tim đập nhanh khó ngủ vào ban đêm do rối loạn thần kinh tim, nhịp nhanh xoang trong video dưới đây:
Ông Tuất chia sẻ cách chữa bệnh rối loạn thần kinh tim hiệu quả
Ngày càng có nhiều trường hợp loạn nhịp tim vào ban đêm, tuy nhiên nếu như bạn phát hiện sớm và có hướng điều trị tích cực, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và loại bỏ chúng để có giấc ngủ ngon mỗi đêm.
Xem thêm: Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim
Ds. Thành Nam
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com