Ngoại tâm thu bộ nối và những điều bạn chưa biết

119 Lượt xem

5/5 - (3 bình chọn)

Ngoại tâm thu bộ nối là một dạng ngoại tâm thu ít được nhắc đến hơn so với ngoại tâm thu nhĩ và thất. Liệu rối loạn nhịp này có điểm khác biệt gì so với 2 dạng còn lại? Nó có thực sự nguy hiểm không và giải pháp nào để điều trị hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.

Ngoại tâm thu bộ nối là gì?

Ngoại tâm thu bộ nối (premature junctional complex) là một dạng rối loạn nhịp tim hiếm gặp và thường lành tính. Khác với 2 dạng ngoại tâm thu nhĩ và ngoại tâm thu thất, ngoại tâm thu bộ nối bắt nguồn từ sự phát nhịp bất thường tại nút nhĩ thất (nút nhĩ thất phát nhịp sớm trước khi nút xoang phát tín hiệu bắt đầu một chu kì tim bình thường).

Ngoai tam thu bo noi do su phat nhip som tu nut nhi that

Ngoại tâm thu bộ nối do sự phát nhịp sớm từ nút nhĩ – thất.

Nguyên nhân gây ra nhịp ngoại tâm thu bộ nối

Nhịp ngoại tâm thu bộ nối có thể được kích hoạt bởi một số yếu tố nguy cơ sau:

– Sử dụng thuốc lá, rượu bia, cà phê…

– Căng thẳng tâm lý, lo lắng, sợ hãi… làm gia tăng giải phóng các catecholamin (epinephrine, norepinephrine, isoproterenol).

– Thiếu oxy.

– Bệnh ngoài tim: rối loạn thần kinh tim, hạ kali máu, cường giáp, bệnh phổi mạn tính…

– Bệnh tim mạch: sau nhồi máu cơ tim gây ảnh hưởng tới chức năng nút nhĩ – thất, thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh van tim, viêm màng ngoài tim, suy tim, bệnh mạch vành…

– Ngộ độc một số loại thuốc điều trị bệnh tim mạch, thuốc hướng thần.

Ngoại tâm thu bộ nối gây ra triệu chứng gì?

Một số trường hợp ngoại tâm thu bộ nối xuất hiện và nhanh chóng biến mất thì không gây ra triệu chứng gì. Nếu nó xuất hiện thường xuyên, có thể gây ra các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực nhẹ, rung ở cổ, và hiếm khi gây tụt huyết áp.

Ngoại tâm thu bộ nối có nguy hiểm không?

Ngoại tâm thu bộ nối đa phần là lành tính. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xuất hiện thường xuyên có thể cảnh báo về sự tiến triển của những rối loạn nhịp tim nguy hiểm hơn như rung nhĩ, cuồng nhĩ. Nếu không được điều trị sớm, các rối loạn nhịp này có thể gây ra các biến chứng như suy tim, huyết khối gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Trên thực tế cho thấy, việc áp dụng lối sống lành mạnh và tìm đúng giải pháp trị bệnh, bạn hoàn toàn có thể ngăn chặn những biến chứng do ngoại tâm thu gây ra.

Phòng ngừa và điều trị ngoại tâm thu bộ nối

Thay đổi lối sống

Ngoại tâm thu bộ nối nếu không xảy ra thường xuyên thì không cần phải điều trị. Người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống để kiểm soát các nhịp bất thường này:

– Hạn chế sử dụng các đồ uống có chứa chất kích thích (cà phê, rượu bia, trà…), bỏ thuốc lá.

– Tránh căng thẳng quá mức, làm việc điều độ và nghỉ ngơi hợp lý.

– Luyện tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe tim mạch: thiền, yoga, hít sâu thở chậm… là những bài tập được khuyến khích ở người có ngoại tâm thu.

Tap yoga thien moi ngay de ngan chan nhip ngoai tam thu bo noi

Tập yoga, thiền mỗi ngày để ngăn chặn nhịp ngoại tâm thu bộ nối.

Sử dụng thuốc

Thuốc chỉ được chỉ định khi ngoại tâm thu xuất hiện nhiều gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh hoặc ngoại tâm thu xuất hiện trên nền các bệnh lý tim mạch có nguy cơ chuyển thành rung nhĩ. Một số thuốc được chỉ định bao gồm:

– Thuốc chống loạn nhịp tim: thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi…

– Thuốc an thần

Phẫu thuật

Được tiến hành khi nguyên nhân gây ngoại tâm thu bộ nối là do bệnh tại tim. Tùy thuộc vào từng bệnh lý, bác sỹ có thể tiến hành các phương pháp phẫu thuật khác nhau như sữa chữa van tim, thay van nếu có hẹp, hở van; nong mạch, đặt stent nếu mắc bệnh mạch vành…

Sử dụng thảo dược

Một số thảo dược tự nhiên đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong điều trị nhịp ngoại tâm thu bộ nối. Nghiên cứu lâm sàng tại Đại học Y dược Bắc Kinh cho thấy, sử dụng các viên cao Khổ sâm mỗi ngày (1 viên được bào chế từ 2g dược liệu) cho thấy hiệu quả tích cực trên các rối loạn nhịp khác nhau như ngoại tâm thu, rung nhĩ, nhịp nhanh thất… Một nghiên cứu khác tại Đại học Cáp Nhĩ Tân cũng đã chứng minh các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên có trong loại thảo dược này có tác dụng ức chế trực tiếp cơ tim, giảm tính kích thích quá mức của thần kinh tim, nhờ đó giúp ổn định nhịp tim một cách an toàn và hiệu quả.

Tại Việt Nam, Khổ sâm được kết hợp với một số thảo dược khác như Đan sâm, Hoàng đằng trong một số sản phẩm hỗ trợ cho chứng rối loạn nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu.

Ngoại tâm thu bộ nối là một dạng hiếm gặp hơn so với ngoại tâm thu nhĩ và ngoại tâm thu thất. Mặc dù, dạng rối loạn nhịp này thường lành tính, tuy nhiên nếu xuất hiện cùng với các bệnh lý tim mạch thì người bệnh cần được phát hiện sớm và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp nhằm ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Lê Lương

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim