Ngoại tâm thu có nguy hiểm không? 4 cách điều trị hiệu quả?

228 Lượt xem

5/5 - (4 bình chọn)

Ngoại tâm thu có thể gây nguy hiểm với những biến chứng như nhịp nhanh thất, rung thất, suy tim, ngưng tim. Tuy nhiên cũng có những dạng ngoại tâm thu lành tính. Vì vậy, bạn cần nhận biết khi nào ngoại tâm thu khi nào nguy hiểm và các phương pháp điều trị để sớm lấy lại nhịp tim ổn định.

Ngoại tâm thu nguy hiểm tùy thuộc bệnh mắc kèm

Ngoại tâm thu là gì?

Ngoại tâm thu là hiện tượng 1 nhát bóp đến sớm hơn do nhóm tế bào cơ tim (không phải nút xoang) tự phát xung điện, gây rối loạn nhịp tim như thêm nhịp hoặc bỏ qua nhịp đập, làm cho người bệnh có cảm giác hụt hẫng, trống ngực, mệt mỏi. Nếu xung điện bất thường đó bắt nguồn từ tâm nhĩ thì gọi là ngoại tâm thu nhĩ, từ tâm thất thì gọi là ngoại tâm thu thất.

Ngoại tâm thu trở nên nguy hiểm khi nào?

Bệnh này gần như là lành tính và không ảnh hưởng đến tuổi thọ. Thực tế cho thấy, những người bình thường cũng có thể gặp ngoại tâm thu 1 vài lần trong đời nhưng nếu không gây triệu chứng khó chịu, đánh trống ngực, mệt mỏi và tự mất đi thì không lo quá ngại.

Còn những người bị ngoại tâm thu thất kèm theo các bệnh lý tim mạch khác như nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, cao huyết áp, suy tim, hẹp hở van tim… sẽ tăng nguy cơ gặp biến chứng của ngoại tâm thu. Trong đó phổ biến nhất là tình trạng ngoại tâm thu thất nhịp đôi, nhịp ba, ngoại tâm thu đi theo chùm, gây nên các cơn nhịp nhanh thất, rung thất, ngưng tim đột ngột đe dọa tính mạng của người bệnh. Vì vậy, bạn cần khám định kỳ 1-2 tháng/lần và dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ để giảm thiểu các nguy cơ xấu có thể xảy ra.

Ngoại tâm thu do tế bào cơ tim (ngoài nút xoang) tự phát xung điện Ngoại tâm thu do tế bào cơ tim (ngoài nút xoang) tự phát xung điện

Xem thêm:

Ngoại tâm thu là gì?

Ngoại tâm thu và những câu hỏi thường gặp nhất

Ngoại tâm thu thất thường nguy hiểm hơn ngoại tâm thu nhĩ

Theo Ts. Bs Phạm Như Hùng – Tổng thư ký hội tim mạch can thiệp, chuyên gia về điện sinh lý học và tạo nhịp tim: ngoại tâm thu nhĩ thì thường rất lành tính và gần như không phải dùng thuốc điều trị. Trong khi đó, ngoại tâm thu thất (đặc biệt là ngoại tâm thu thất dày hoặc xuất hiện trên nền bệnh tim mạch khác) thường nguy hiểm hơn bởi những khả năng gây nhịp nhanh thất, rung thất nguy hiểm. Bạn có thể xem thêm giải đáp của chuyên gia về vấn đề này

Ngoại tâm thu thất có nguy hiểm không – giải đáp bởi chuyên gia tim mạch

Dấu hiệu cảnh báo của cơn ngoại tâm thu nguy hiểm

  • Ngoại tâm thu nhĩ đa ổ có kèm theo hẹp hở van tim thường báo hiệu cơn rung nhĩ.
  • Chóng mặt do tim bơm máu không hiệu quả, thiếu máu đến các cơ quan, thậm chí ngất xỉu
  • Nghe thấy tiếng đập “thình thịch”, cảm nhận rõ nhịp điệu của tim thay đổi trong lồng ngực
  • Lo lắng, căng thẳng, đổ mồ hôi nhiều
  • Tăng thông khí: thở nhanh và sâu, cảm giác như không hít đủ không khí vào phổi

Cách điều trị ngoại tâm thu hiệu quả

Trong hầu hết các trường hợp, điều trị là không cần thiết bởi các triệu chứng thường sẽ tự hết. Nếu các triệu chứng của bạn tăng lên thì bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương án giải quyết.

Dùng thuốc và can thiệp, phẫu thuật

Trường hợp chỉ bị ngoại tâm ở người bình thường thì có thể không cần điều trị bằng thuốc mà chỉ cần thay đổi lối sống, chẳng hạn như không uống rượu, bỏ thuốc lá, giảm bớt căng thẳng, chơi thể thao nhiều hơn và ngủ đủ giấc. Nhưng nếu mắc bệnh kèm bệnh tim thực thể như: sau cơn nhồi máu cơ tim, bệnh hẹp hở van tim, suy tim thì có thể dùng các thuốc chống loạn nhịp như thuốc chẹn bêta hoặc chẹn canxi.

Thuốc chống loạn nhịp tim: thuốc chẹn beta, chẹn canxi

Các loại thuốc này được dùng để giúp ổn định và giảm nhịp tim. Mục đích là để ngăn chặn nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh thất và rung thất.

Thuốc chẹn beta giao cảm (betablocker) giúp giảm co bóp cơ tim, giảm nhịp tim, thư giãn cơ tim, giảm nguy cơ đau tim ở người ngoại tâm thu. Một điều người bệnh cần lưu ý, đó là các thuốc chẹn beta có thể làm hạ nhịp tim quá mức, làm rối loạn nhịp trở nên nặng hơn và không được dùng cho người bị hen. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Thuốc chẹn kênh canxi cũng có thể dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, nhằm giảm co bóp cơ tim, giảm nhịp tim và có thể dùng cho người bị hen phế quản.

Thuốc điều trị ngoại tâm thu được dùng phổ biến là thuốc chẹn beta
Thuốc điều trị ngoại tâm thu được dùng phổ biến là thuốc chẹn beta

Điều trị các bệnh liên quan

Nếu ngoại tâm thu do các bệnh khác ngoài tim như: cường giáp, mất cân bằng điện giải… thì việc điều trị các nguyên nhân này cũng giúp bệnh thuyên giảm. Còn nếu bạn bị bệnh mạch vành, thì có thể nong mạch để phòng ngừa nguy cơ huyết khối.

Đốt điện tim

Phương pháp triệt đốt bằng sóng có tần số radio được tiến hành khá nhiều và tỷ lệ khỏi cũng lên đến 80 đến 90%. Phương pháp này được thực hiện khi người bệnh dùng thuốc không có tác dụng. Có những người sau khi đốt thì khỏi hẳn, nhưng cũng nhiều trường hợp tái phát và cần đốt lại.

Dùng TPCN Ninh Tâm Vương để cải thiện bệnh ngoại tâm thu

TPCN Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ Sâm có tác dụng làm giảm kích thích cơ tim, ổn định dẫn truyền thần kinh kim, cân bằng nồng độ điện giải tại tế bào cơ tim, tác động này tương tự nhóm chẹn beta giao cảm nhưng không gây hạ nhịp tim quá mức hay co thắt phế quản như tác dụng bất lợi của nhóm thuốc này.

Nhờ đó TPCN Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, làm giảm tần suất, mức độ của cơn ngoại tâm thu, giảm triệu chứng hồi hộp, khó thở, mệt mỏi, tim bỏ nhịp, hụt hẫng, giúp người bệnh khỏe khoắn hơn, đi lại không mệt, đêm ngủ ngon hơn.

Ngoài hỗ trợ điều trị giảm nhẹ triệu chứng và làm chậm tiến triển của bệnh ngoại tâm thu thì Ninh Tâm Vương còn một công dụng khác đó là giúp, phòng ngừa ngoại tâm thu ở những người có nguy cơ cao như người bị nhồi máu cơ tim, hẹp hở van tim hay suy tim.

Mời bạn lắng nghe chia sẻ của những người bị ngoại tâm thu, tim bỏ nhịp từ khi còn trẻ, thường xuyên bị hồi hộp, mệt, trống ngực nhưng nhờ Ninh Tâm Vương, hiện nay nhịp tim của họ đã đập đều đặn 80 nhịp/phút:

Ông Quang chia sẻ kinh nghiệm giảm ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh kịch phát trên thất

Nhờ TPCN Ninh Tâm Vương, Bà Dậu đã không còn những cơn hồi hộp, bỏ nhịp do ngoại tâm thu nữa

Xem thêm:

Ninh Tâm Vương dùng thế nào để có hiệu quả tốt nhất

Phòng tránh ngoại tâm thu từ việc thay đổi lối sống

Ngoại tâm thu tuy là bệnh lành tính nhưng nếu không theo dõi, điều trị thì các biến chứng như nhịp tim nhanh, nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh thất, rung nhĩ, rung thất… sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, thậm chí là tính mạng. Có một số cách đơn giản bạn có thể làm để giảm nguy cơ mắc bệnh như:

  • Hạn chế rượu, bia, cà phê, đường và không hút thuốc lá vì đây là tác nhân phổ biến khiến rối loạn nhịp tim xảy ra hoặc trở nặng thêm.
  • Ăn nhiềun rau, hoa quả trong bữa ăn hàng ngày, giảm đồ ăn nhiều chất béo, ăn giảm muối và nên ăn 2-3 bữa cá/tuần
  • Nếu các triệu chứng của bạn có liên quan đến stress thì hãy thử thiền, tập yoga và tập thể dục. Nói chuyện với bạn bè, người thân để giải tỏa căng thẳng.

Qua bài viết, người bệnh có thể nhận thức được “ngoại tâm thu có nguy hiểm không”, các biến chứng gặp phải nếu không được điều trị tốt cũng như biện pháp điều trị, phòng tránh từ sớm để giảm tối đa các nguy cơ của bệnh, từ đó chất lượng cuộc sống  và tinh thần của người bệnh cũng được cải thiện hơn.

Lê Thanh Hoa

Theo nguồn: livestrong oliversegal breatheeasy quora hrsonline

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim