Ngưng thở khi ngủ – Chứng bệnh nguy hiểm cần được điều trị

5 Lượt xem

Ngưng thở khi ngủ (Sleep apnea) là một rối loạn đặc trưng của hệ hô hấp. Trong đó, người bệnh phải trải qua một hoặc nhiều khoảng thời gian ngừng thở hoặc thở nông trong giấc ngủ. Chứng ngưng thở khi ngủ có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm các vấn đề tim mạch, làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim nhưng thường không được nhận biết.

Ngưng thở khi ngủ là gì?

Ngưng thở khi ngủ là một chứng bệnh kinh niên làm gián đoạn giấc ngủ trong nhiều năm. Khi hơi thở tạm ngừng hoặc hơi thở nông, người bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn ngủ sâu sang giai đoạn ngủ nông. Giấc ngủ kém chất lượng là nguyên nhân gây mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ quá mức vào ngày hôm sau.

Ngung tho khi ngu co the lam tang nguy co phat trien chung roi loan nhip tim
BA8TX2 Senior man sleeping in bed. Image shot 2009. Exact date unknown.

Ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng rối loạn nhịp tim

Mỗi đợt ngưng thở có thể kéo dài từ vài giây cho tới vài phút, lặp lại khoảng 30 lần trở lên trong một giờ. Động tác hô hấp bình thường sẽ quay trở lại sau mỗi đợt ngưng thở, đôi khi đi kèm với tiếng khịt mũi to, thở gấp và nghẹt thở. Chứng ngừng thở khi ngủ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm do thiếu oxy trong máu, bao gồm: Tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, giảm trí nhớ, mất tập trung…

Phân loại chứng ngưng thở khi ngủ

Ngưng thở khi ngủ được chia làm hai loại: Ngưng thở trung ương và ngưng thở tắc nghẽn.

– Ngưng thở trung ương: Các tín hiệu thần kinh từ trung ương thể truyền được đến các cơ hô hấp, kết quả là không có gắng sức cử động của các cơ hô hấp và không có lưu lượng khí trao đổi ở phổi, mặc dù đường hô hấp vẫn mở ra đủ trong lúc ngủ, không bị xẹp hay tắc nghẽn.

– Ngưng thở tắc nghẽn: Phổ biến hơn. Đây là hậu quả của lưu lượng không khí qua mũi và miệng đến phổi giảm hoặc mất do hẹp hoặc xẹp đường hô hấp trên.

Triệu chứng ngưng thở khi ngủ

Hầu hết những người bị ngưng thở khi ngủ không biết mình mắc bệnh. Thay vào đó, người ngủ chung giường có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường này. Đa số các trường hợp ngưng thở khi ngủ là do đường hô hấp trên bị xẹp hoặc tắc nghẽn, ngăn chặn luồng không khí đi vào phổi.

Ngu gat buon ngu ban ngay la dau hieu canh bao chung ngung tho khi ngu

Ngủ gật, buồn ngủ ban ngày là dấu hiệu cảnh báo chứng ngưng thở khi ngủ

Ngáy to là dấu hiệu đặc trưng của ngưng thở tắc nghẽn, bởi người bệnh thường có xu hướng hít thở nhiều hơn để lấy không khí, không khí đi qua các khu vực bị tắc nghẽn. Ngưng thở tắc nghẽn phổ biến ở những người bị thừa cân và béo phì. Tuy nhiên, bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng này, chẳng hạn như trẻ em bị chứng phì đại amidan.

Các triệu chứng khác của hội chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm:

– Buồn ngủ, mệt mỏi nhiều vào ban ngày

– Ngủ gật khi xem tivi, đọc sách báo

– Hay giật mình thức giấc về đêm kèm theo thở gấp và ngạt thở.

– Tiểu đêm nhiều lần

– Đau đầu vào buổi sáng

– Suy giảm trí nhớ, kém tập trung

Ngưng thở trung ương khi ngủ ít phổ biến hơn, xảy ra khi khu vực kiểm soát hơi thở của não bộ không gửi được tín hiệu chính xác đến các cơ hô hấp và không tạo ra nhịp thở. Ngưng thở khi ngủ trung ương có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Khác với ngưng thở do tắc nghẽn, ngưng thở trung ương không gây ngáy. Hai loại này có thể xuất hiện cùng nhau hoặc đơn lẻ.

Ngưng thở khi ngủ được chẩn đoán ra sao?

Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng khó chẩn đoán, vì nó xảy ra trong giấc ngủ nên sẽ không được phát hiện trong thời gian thăm khám tại bệnh viện. Ngoài ra, phương pháp xét nghiệm máu cũng không thể giúp chẩn đoán bệnh trạng.

Nếu nghi ngờ một người bị ngưng thở khi ngủ, bác sỹ sẽ chẩn đoán dựa trên bệnh sử, một bài kiểm tra vật lý và kết quả nghiên cứu giấc ngủ:

– Bệnh sử: Người bệnh sẽ được yêu cầu theo dõi giấc ngủ trong vòng 1-2 tuần trước khi khám lại.

– Khám thực thể: Bác sỹ sẽ kiểm tra miệng, mũi, họng để phát hiện tình trạng phì đại nếu có.

– Nghiên cứu giấc ngủ: Là các thử nghiệm để kiểm tra chất lượng giấc ngủ và phản ứng của cơ thể đối với các vấn đề phát sinh trong khi ngủ. Đây là phương pháp chẩn đoán ngưng thở khi ngủ chính xác nhất.

Vì sao ngưng thở khi ngủ cần được điều trị?

Chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp, béo phì và đái tháo đường. Ngoài ra, nó cũng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khác như:

– Làm tăng nguy cơ suy tim hoặc khiến bệnh suy tim tiến triển nặng hơn.

– Làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.

– Gây mất tập trung khi lái xe, lao động, người bệnh có nhiều khả năng bị tai nạn nặng trong những lúc mất tập trung đó.

Ngưng thở khi ngủ là một chứng bệnh mạn tính phức tạp đòi hỏi phải điều trị và quản lý lâu dài. Việc điều trị ngưng thở khi ngủ cần kết hợp giữa thay đổi lối sống, sử dụng thuốc và các thiết bị y tế theo chỉ định của bác sỹ.

Linh Hương

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim