Hãy tưởng tượng bạn vừa trải qua một giấc ngủ dài và thức dậy vào buổi sáng, đột nhiên nhận ra nhịp tim của bạn có gì đó bất thường: nhịp đập nhanh, bỏ nhịp, hoặc cảm giác như đang rung lên. Nhiều nguyên nhân có thể nghĩ tới nhưng trong tất cả, có một tình trạng mà bạn sẽ không nghĩ tới đó là ngưng thở khi ngủ.
Tại sao ngưng thở khi ngủ lại ảnh hưởng tới nhịp tim ?
Ở những người bị chứng ngưng thở khi ngủ, các cơ trơn vùng cổ họng sẽ bị giãn ra và chặn đường thở. Tình trạng này có thể xảy ra khoảng 30 lần trong đêm, tạo hiệu ứng domino, ảnh hưởng tới hoạt động của hàng loạt các cơ quan. Khi hệ thống hô hấp gặp nhiều khó khăn, lượng oxy trong máu sẽ giảm, sau đó huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ tăng lên cho đến khi nào não được “báo động”, điều khiển cơ quan hô hấp để thở trở lại. Sự gia tăng đột ngột nhịp tim lặp đi lặp lại mỗi khi cơn ngưng thở khi ngủ xảy ra tạo sự căng thẳng, áp lực lên tim, tăng tiết hormon adrenlin, làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim khi mới thức dậy, và về lâu dài đó là một yếu tố làm tăng nguy cơ suy tim.
Ngưng thở khi ngủ có thể gây nên rung nhĩ
Vấn đề khó khăn đối với những người bị ngưng thở khi ngủ là họ không hề biết tại sao họ bị rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh sau khi ngủ dậy thực sự là gì, và càng cảm thấy bất an hơn, tạo nên vòng xoáy bệnh lý tim mạch.
Ngưng thở khi ngủ có thể gây rung nhĩ
Một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia Đại học Ottawa ở Canada đã chứng minh rằng những người bị chứng tắc nghẽn khi ngưng thở có thể có nguy cơ cao phát triển một loại rối loạn nhịp tim đặc biệt gọi là rung nhĩ (atrial fibrillation).
Rung nhĩ xảy ra khi tín hiệu điện bị rối loạn trong các buồng phía trên tim (tâm nhĩ). Thông thường, tín hiệu điện bắt đầu tại nút xoang và truyền đi khắp các nơi tại tim theo một “lịch trình” đã định sẵn và nhịp nhàng. Khi cơn rung nhĩ xảy ra, các tín hiệu điện truyền hỗn loạn và lòng vòng trong buồng tâm nhĩ thay vì theo đường truyền thông thường. Kết quả là các cơ trong khoang dưới của tim – các tâm thất trái và phải – không đập theo nhịp bình thường do không nhận được tín hiệu điện, ảnh hưởng đến lưu lượng máu cung cấp đến các cơ quan và gây các triệu chứng như hồi hộp, trống ngực, khó thở, mệt mỏi.
Các nhà nghiên cứu Canada đã nghiên cứu hồ sơ bệnh án của 8.256 người lớn trung bình 47 tuổi bị ngưng thở khi ngủ và thời điểm đó, họ chưa có bất kỳ dấu hiệu nào về rối loạn nhịp tim. Mười năm sau, 173 người trong số họ đã được phát triển gặp phải rung nhĩ. Các chuyên gia kết luận rằng có sự liên quan chặt chẽ giữa nồng độ oxy thấp do ngưng thở khi ngủ và nguy cơ mắc chứng rung nhĩ. Nói tóm lại, những người gặp phải tình trạng ngưng thở khi ngủ có nguy cơ bị rung nhĩ cao hơn từ 2 – 4 lần so với bình thường.
Ngưng thở khi ngủ – yếu tố khiến tình trạng rung nhĩ tái phát sau đốt điện tim
Không chỉ là một trong những nguyên nhân gây nên rung nhĩ mà ngưng thở khi ngủ còn khiến tỷ lệ tái phát rung nhĩ cao hơn tới 31% so với những trường hợp thông thường. Nhiều trường hợp bệnh nhân đã được phẫu thuật điều trị rung nhĩ tích cực nhưng sau một thời gian họ lại gặp phải rung nhĩ trở lại dù đã sinh hoạt rất điều độ, khoa học. Đây thực sự là một vấn đề đáng được quan tâm.
Ngưng thở khi ngủ có thể khiến tình trạng rung nhĩ tái phát trở lại sau điều trị
Bảo vệ trái tim bạn khỏi tình trạng ngưng thở khi ngủ như thế nào?
Chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được điều trị có thể làm tăng nguy cơ rung nhĩ cũng như các chứng rối loạn nhịp tim khác. Cho dù bạn không chắc chắn rằng mình có bị ngưng thở khi ngủ hay không, nhưng nếu bạn thức dậy buổi sáng với trái tim đang loạn nhịp, hoặc nhịp tim nhanh xảy ra bất cứ thời điểm nào trong ngày, đừng chờ đợi mà hãy tìm sự hỗ trợ từ chuyên gia y tế để phát hiện chứng rung nhĩ.
Một số mẹo nhỏ giúp bạn có thể giảm được tình trạng ngưng thở khi ngủ một cách tự nhiên như: mặc đồ rộng rãi khi đi ngủ, nằm tư thế thật thoải mái, thường nằm nghiêng, trước khi đi ngủ bạn có thể uống một cốc nước ấm, không sử dụng các chất kích thích đặc biệt là thuốc lá bởi thuốc lá có thể gây sưng niêm mạc khoang mũi – họng cản trở đường thở…
Khi bạn hay người thân nhận ra mình có thói quen ngáy khi ngủ, kèm theo các triệu chứng về rối loạn nhịp tim, mệt mỏi, hồi hộp, trống ngực, hãy tới gặp chuyên gia về tim mạch để được thăm khám và điều trị. Bạn hãy điều trị kịp thời chúng ngưng thở khi ngủ và rung nhĩ để duy trì sức khỏe lâu dài, tăng cường sức sống và bảo vệ trái tim.
Ds. Thành Nam
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com