Nhịp nhanh kịch phát thất là một dạng rối loạn nhịp tim tại thất (buồng dưới của tim), trong đó cơn nhịp nhanh khởi phát một cách đột ngột và chấm dứt nhanh chóng, gây ra bởi một chuỗi liên tiếp các nhịp ngoại tâm thu trong tâm thất.
Nguyên nhân gây nhịp nhanh kịch phát thất
Đa số trường hợp nhịp nhanh kịch phát thất được kích hoạt bởi một bệnh lý tim mạch, chẳng hạn như:
– Bệnh cơ tim: phì đại cơ tim, bệnh cơ tim giãn…
– Bệnh mạch vành: gây thiếu máu cục bộ, tổn thương sau nhồi máu cơ tim.
– Suy tim: cơ tim bị suy yếu không đủ khả năng bơm máu đi nuôi cơ thể.
Trong một số trường hợp hiếm gặp, nhịp nhanh kịch phát thất có thể do tác dụng phụ của thuốc, sử dụng quá nhiều caffein, rượu bia, thuốc lá, mất cân bằng điện giải, tập thể dục ở cường độ quá mạnh…
Nhịp nhanh kịch phát thất là một dạng rối loạn nhịp tại tâm thất
Đối tượng có nguy cơ cao mắc nhịp nhanh kịch phát thất
Một số yếu tố sau có thể góp phần làm gia tăng sự xuất hiện của nhịp nhanh kịch phát thất:
– Tuổi: Người cao tuổi (trên 75) là đối tượng có nguy cơ cao nhất mắc nhịp nhanh kịch phát thất. Trẻ em dưới 4 tuổi hầu như không xuất hiện rối loạn nhịp này.
– Giới tính: tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn so với nữ giới.
– Chủng tộc: người da trắng có nguy cơ mắc nhịp nhanh kịch phát thất cao hơn so với các chủng tộc khác.
– Yếu tố gia đình: có rối loạn nhịp thất.
Triệu chứng của nhịp nhanh kịch phát thất
Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất. Mặc dù bạn có thể gặp nhịp nhanh kịch phát thất mà không hề có triệu chứng, nhưng một số dấu hiệu sau có thể giúp bạn nhận biết rối loạn nhịp này:
– Đánh trống ngực.
– Nhịp tim bất thường (tăng hoặc giảm nhịp tim).
– Đau ngực, tức ngực
– Khó thở
– Chóng mặt, mệt mỏi
– Ngất xỉu
Nhịp nhanh kịch phát thất có nguy hiểm không?
Nhịp nhanh kịch phát thất khiến cho tim đập quá nhanh, tâm thất không có đủ thời gian để bơm máu đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên, dạng rối loạn nhịp này thường nhanh chóng chấm dứt và hiếm khi gây ra biến đổi huyết động do đó ít gây nguy hiểm hơn so với nhịp nhanh thất duy trì.
Nhưng nếu tình trạng này xuất hiện ở trên những người có bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, bệnh cơ tim… thì cần hết sức thận trọng, bởi nó có thể gia tăng nguy cơ phát triển thành rung thất, thậm chí là ngừng tim đột ngột đe dọa tính mạng người bệnh, vì vậy cần điều trị sớm.
Sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, giảm nhanh các triệu chứng trống ngực, khó thở… và ngăn ngừa biến chứng của nhịp nhanh kịch phát thất. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.
Phương pháp chẩn đoán nhịp nhanh kịch phát thất
Để chẩn đoán chính xác bạn có nhịp nhanh kịch phát thất hay không, đồng thời xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sỹ có thể tiến hành một số xét nghiệm sau:
– Điện tâm đồ
– Siêu âm tim
– Xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, thận…
– Xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ chất điện giải canxi, kali, magie… trong huyết thanh.
Điều trị nhịp nhanh kịch phát thất
Thuốc
Một số thuốc thông dụng nhất cho người bệnh có nhịp nhanh kịch phát thất bao gồm các thuốc chống loạn nhịp như amiodarone, sotalol, digoxin, thuốc chẹn beta giao cảm bisoprolol (Emcor), adenosin… kết hợp với một số thuốc khác như thuốc chữa đau thắt ngực isosorbide, thuốc lợi tiểu spironolactone, metolazone, thuốc giảm đau paracetamol, salicylamide…
Tuy nhiên điều trị dài hạn các thuốc chống loạn nhịp dài hạn có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhịp tim chậm quá mức, hạ huyết áp…
Điều trị không dùng thuốc
– Cấy máy khử rung tim ICD: thiết bị này được đặt trong lồng ngực hoặc bụng để sửa chữa những nhịp tim bất thường.
– Đốt điện: Sử dụng năng lượng sóng cao tần để triệt đốt vùng mô tim – nơi khởi phát nhịp đập bất thường.
– Cấy máy tạo nhịp tim: Thiết bị này giúp điều chỉnh nhịp tim, đảm bảo cho tim co bóp đồng bộ để bơm máu đi nuôi cơ thể.
Sử dụng thảo dược
Hiện nay, sử dụng thảo dược để nâng cao hiệu quả điều trị nhịp nhanh kịch phát thất và giảm thiểu tác dụng phụ khi dùng các thuốc chống loạn nhịp đang được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm.
Tại Đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc, họ đã tiến hành nghiên cứu về Khổ sâm và nhận thấy các hoạt chất sinh học có trong thảo dược này có khả năng ổn định nồng độ ion natri, kali, canxi trên màng tế bào cơ tim giúp ổn định điện thế trong tim; ức chế tính kích thích quá mức của hệ thống dẫn truyền thần kinh tim, nhờ đó giúp làm giảm tần suất xuất hiện của các cơn nhịp nhanh kịch phát thất, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của rối loạn nhịp này.
Có thể bạn quan tâm: Sản phẩm chứa thảo dược Khổ sâm
Thay đổi lối sống
Dù áp dụng phương pháp điều trị nào, thực hiện một lối sống lành mạnh luôn là việc ưu tiên trong chiến lược phòng ngừa sự tiến triển của nhịp nhanh kịch phát thất, đặc biệt trên đổi tượng có bệnh tim mạch:
– Hạn chế sử dụng các chất kích thích: như nicotin có trong thuốc lá, cafein có trong trà, cà phê, đồ uống có ga, cồn trong rượu bia…
Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn để phòng ngừa nhịp nhanh kịch phát thất.
– Đối với những người đang mắc bệnh tim mạch khác: thực hiện chế độ ăn giảm muối, hạn chế thực phẩm chứa nhiều cholesterol như gan động vật, thịt đỏ…
– Thường xuyên luyện tập các môn thể dục nhẹ nhàng, vừa sức như yoga, đi bộ, hít sâu thở chậm…
Nhịp nhanh kịch phát thất có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng, nhưng không phải vì vậy mà chúng ta có thể chủ quan với dạng rối loạn nhịp này. Hãy bắt đầu thực hiện một lối sống lành mạnh, khám định kỳ thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm những bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây nhịp nhanh kịch phát thất. Đó chính là giải pháp chủ động phòng ngừa hiệu quả các biến chứng của bệnh.
Lê Lương
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com