Nhịp nhanh nhĩ là một dạng rối loạn nhịp tim nhanh thường gặp, có thể phòng ngừa và điều trị được nếu phát hiện sớm. Nhịp nhanh nhĩ cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, đau tim, ngừng tim, thậm chí tử vong.
Nhịp nhanh nhĩ là gì?
Nhịp nhanh nhĩ là tình trạng tim đập nhanh hỗn loạn, lên tới 100 – 300 lần mỗi phút (bpm), trong khi nhịp tim bình thường chỉ là 60 – 100 bpm. Nhịp nhanh nhĩ xảy ra khi có sự rối loạn trong hệ thống dẫn truyền điện tim hoặc hoạt động của các buồng tim: Tâm nhĩ (buồng tim bên trên) có thể gửi tín hiệu điện làm tăng nhịp tim hoặc đường truyền của tín hiệu điện bị chặn, trái tim vẫn kiên nhẫn gửi tín hiệu để vượt qua sự tắc nghẽn đó.
Ai có nguy cơ bị nhịp nhanh nhĩ?
Nguy cơ bị nhịp nhanh nhĩ tăng theo độ tuổi và có tính chất gia đình (bạn dễ mắc bệnh hơn nếu trong gia đình có người mắc bệnh). Nhịp nhanh nhĩ có thể chỉ xảy ra hoặc trầm trọng hơn khi hoạt động. Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nhịp nhanh nhĩ:
Mất cân bằng điện giải
Điện giải là các nguyên tố vi lượng như Na, K, Ca, Mg… ảnh hưởng đến điện thế hoạt động của tim, giúp tim hoạt động được chính xác. Mất nước, nôn mửa hoặc tiêu chảy là nguyên nhân gây mất cân bằng điện giải. Nhịp nhanh nhĩ có thể phát triển khi nồng độ các chất điện giải magie và kali thấp, hoặc nồng độ canxi tăng cao.
Đồ uống chứa cồn, caffeine, nicotine và các loại thuốc phiện
Các chất kích thích có thể gây tăng nhịp tim hoặc mất nước (mất cân bằng điện giải).
Sử dụng quá nhiều cà phê có thể gây nhịp nhanh nhĩ
Bệnh lý toàn thân
Một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện nhịp nhanh nhĩ, chẳng hạn nhiễm trùng, cường giáp (khi tuyến giáp hoạt động quá mức và sản xuất quá nhiều hormone khiến tim sẽ đập nhanh hơn). Bệnh suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh phù phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể làm tăng nguy cơ.
Thuốc điều trị
Sử dụng thuốc trợ tim sẽ giúp tim làm việc hiệu quả hơn, có thể dẫn đến nhịp nhanh nhĩ. Thuốc điều trị ung thư cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Đốt điện tim
Một phương pháp thường được sử dụng để điều trị chứng rung nhĩ (350 – 600 nhịp/phút) có thể làm tăng nguy cơ bị nhịp nhanh nhĩ.
Ngoài ra, các phẫu thuật tại tim khác như thay van tim, phẫu thuật mạch vành cũng có thể gây bệnh.
Các dấu hiệu và triệu chứng của nhịp nhanh nhĩ
Người bệnh có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau
– Choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu
– Tim đập hỗn loạn hoặc rung trong lồng ngực
– Mệt hơn bình thường
– Khó thở
– Đau, nặng ngực hoặc tức ngực
– Đi tiểu thường xuyên hơn bình thường
Những triệu chứng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống của bạn. Tuy nhiên bằng việc tìm ra giải pháp điều trị phù hợp, nhiều người đã lấy lại cân bằng trong cuộc sống, không còn gặp trở ngại trong sinh hoạt bởi những triệu chứng do nhịp nhanh nhĩ gây ra.
Chia sẻ cách ổn định nhịp tim, hết trống ngực, đau ngực, khó thở… do nhịp nhanh nhĩ hiệu quả.
Phát hiện nhịp nhanh nhĩ như thế nào?
Khi đi khám bệnh, hãy kể thật chi tiết các triệu chứng mà bạn gặp phải, tần suất và mức độ của các triệu chứng này, đặc biệt là các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bác sỹ có thể chỉ định các xét nghiệm sau để chẩn đoán nhịp nhanh nhĩ:
– Xét nghiệm máu để biết được tình trạng sức khỏe tổng quát
– Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) để kiểm tra các tổn thương hoặc các vấn đề của tim nếu có.
– Ghi lại điện tâm đồ trong vòng 24h bằng máy Holter
– Nghiên cứu điện sinh lý tim để ghi lại hệ thống dẫn truyền tín hiệu điện trong tim.
– Siêu âm tim để biết được cấu trúc và chức năng của tim
– Kiểm tra vận động gắng sức giúp bác sỹ phát hiện những thay đổi của tim trong khi tập thể dục.
Điều trị nhịp nhanh nhĩ
Nghiệm pháp Vagal
Giúp làm chậm tín hiệu từ tâm nhĩ và ngăn chặn nhịp nhanh nhĩ bằng những động tác đơn giản như ho, chườm nước đá lên mặt và nín thở – gắng sức. Mục đích là tác động đến dây thần kinh Vagal (dây thần kinh phế – vị) và khiến tim đập chậm lại.
Dùng thuốc điều trị
Thuốc | Cơ chế tác động |
Chống rối loạn nhịp tim | Giúp làm chậm nhịp tim và ổn định hoạt động của trái tim |
Thuốc chẹn beta | Giúp tim đập ổn định |
Thuốc chẹn kênh canxi | Làm chậm nhịp tim |
Thuốc chống đông máu | Giúp ngăn ngừa cục máu đông (nguyên nhân gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tử vong). Nếu được sự đồng ý của bác sỹ, bạn có thể dùng 1 viên thuốc chống đông để ngăn ngừa cục máu đông. |
Điện giải | Nếu mất cân bằng điện giải là nguyên nhân gây nhịp nhanh nhĩ, bạn có thể uống bù điện giải. |
Ngoài các thuốc điều trị kể trên, nhiều chuyên gia tim mạch đầu ngành tại Việt Nam thường khuyến khích người bệnh sử dụng thêm một số hoạt chất sinh học thiên nhiên có khả năng làm ổn định nhịp tim an toàn và hiệu quả từ các loại thảo dược.
Nghiên cứu tại một trường đại học lớn của Trung Quốc cho thấy, Cây Khổ sâm có chứa hoạt chất matrin và oxymatrin, có tác dụng thư giãn mạch máu, ức chế phóng thích hormon gây co mạch, tăng nhịp tim tương tự như nhóm chẹn beta giao cảm – nhóm thuốc chính được dùng trong điều trị nhịp nhanh nhĩ mà không hề gây ra tác dụng phụ.
Tại Việt Nam, Khổ sâm được kết hợp với nhiều thành phần khác như Đan sâm, Vàng đằng, L-carnitine… dưới dạng thực phẩm chức năng như TPBVSK Ninh Tâm Vương, phối hợp với thuốc tây y giúp nâng cao hiệu quả điều trị nhịp nhanh nhĩ.
Sốc điện
Sử dụng khi gặp phải rối loạn nhịp tim gây ra tình trạng nguy hiểm. Bác sỹ có thể chỉ định uống thuốc an thần trước khi tiến hành sốc điện. Nếu sốc điện hiệu quả, nhịp tim sẽ trở lại bình thường. Một người có thể cần sốc điện nhiều hơn một lần.
Đốt điện tim
Đây là một thủ thuật dùng nhiệt để ngăn chặn nhịp tim bất thường, giúp tim đập đều đặn hơn.
Nhịp nhanh nhĩ được điều trị bằng đốt điện tim
Cấy máy tạo nhịp tim
Giúp tim đập ở tốc độ bình thường với nhịp đều đặn. Nếu tim không thể đập được bình thường, máy tạo nhịp tim sẽ gửi tín hiệu điện đến trái tim, người bệnh có thể cảm nhận được những tín hiệu này.
+ Máy tạo nhịp tim tạm thời: Đặt các miếng điện cực lớn đã được kết nối với 1 màn hình trên ngực và lưng hoặc luồn 1 dây nhỏ qua da vào cơ tim để kết nối với máy tạo nhịp tim bên ngoài cơ thể.
+ Máy tạo nhịp tim cố định: Có kích thước bằng chiếc đồng hồ đeo tay, được cấy dưới da ngực.
Phẫu thuật tim
Sử dụng khi các phương pháp điều trị khác không thể ngăn chặn nhịp nhanh nhĩ.
Quản lý nhịp nhanh nhĩ
– Tránh đồ uống có cồn và caffeine bởi chúng làm tăng nguy cơ nhịp nhanh nhĩ và đánh trống ngực (nhịp tim nhanh, mạnh).
– Không hút thuốc lá, sử dụng ma túy: Các chất gây nghiện có thể làm cho nhịp tim nhanh hơn.
– Tập thể dục an toàn: Nếu có thói quen tập thể dục hoặc chơi thể thao, bạn nên hỏi ý kiến bác sỹ xem liệu có nên duy trì thói quen này hay không và duy trì thế nào cho an toàn.
– Phòng tránh mang thai: Trong thời gian mang thai và sinh con, trái tim của người mẹ phải làm việc nặng hơn so với bình thường. Vì thế, tốt nhất là nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, nếu vẫn mong muốn có con, người mẹ cần được chăm sóc hết sức cẩn thận.
Nhịp nhanh nhĩ nguy hiểm như thế nào?
Thuốc điều trị nhịp nhanh nhĩ có thể khiến tim đập quá chậm hoặc gây tụt huyết áp, một số loại thuốc có thể gây ra các vấn đề khác của nhịp tim. Thủ thuật đốt tim có thể khiến tim bị chảy máu, bầm tím hoặc nhiễm trùng từ dây đưa vào cơ thể. Ngay cả khi được điều trị, nhịp nhanh nhĩ và các triệu chứng vẫn có thể quay trở lại.
Tuy nhiên nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng: Tim mất dần khả năng bơm máu, thiếu oxy đi nuôi cơ thể; dẫn tới hình thành các cục máu đông có thể gây đột quỵ, các cơn đau tim. Đặc biệt, trái tim sẽ dần suy yếu do không làm việc đúng cách, vì vậy người bị nhịp nhanh nhĩ có nguy cơ cao bị suy tim.
Nhịp nhanh nhĩ làm tăng nguy cơ tạo cúc máu đông gây đột quỵ, đau tim
Nhịp nhanh nhĩ khi nào cần đi khám?
Bạn nên gọi điện cho bác sỹ nếu có các triệu chứng sau
– Cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường
– Đánh trống ngực hoặc đánh trống ngực nghiêm trọng hơn
– Tim đập ngắt quãng
– Đi tiểu thường xuyên hơn
Nếu gặp phải các triệu chứng dưới đây, bạn cần đi khám hoặc gọi cấp cứu ngay
– Đau, cảm giác bị đè nén ở vùng ngực trong vài phút hoặc tình trạng này bị lặp lại.
– Đau, khó chịu ở lưng, cổ, hàm, dạ day hoặc cánh tay.
– Đau dạ dày
– Xuất hiện “giọt mồ hôi lạnh”
– Cảm thấy đầu óc quay cuồng và thở hổn hển, đau khi hít thở sâu hoặc ho, ho ra máu.
– Có nốt sưng đỏ rất đau ở cánh tay hoặc cẳng chân
– Yếu hoặc tê ở cánh tay, chân, mặt
– Đau đầu dữ dội, cảm thấy chóng mặt
– Thay đổi thị lực hoặc mất thị lực.
Nhịp nhanh nhĩ là một trong những dạng rối loạn nhịp tim có tỷ lệ tử vong cao nhất bởi những biến chứng nguy hiểm mà nó gây ra, đặc biệt là tình trạng ngừng tim đột ngột. Vì vậy, nhận biết các dấu hiệu sớm, có phương án xử trí, điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh hạn chế được các biến chứng như: nguy cơ hình thành cục máu đông, đột quỵ, suy tim…
XEM THÊM KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT RỐI LOẠN NHỊP TIM
>> Đọc tiếp phần II: Những lưu ý trong điều trị nhịp nhanh nhĩ
Kim Chi
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com