Nhịp tim chậm có nguy hiểm không?

319 Lượt xem

Nhịp tim chậm là một dạng rối loạn nhịp tim. Không giống như nhịp tim nhanh thường gây ra các triệu chứng thường xuyên và dễ nhận biết, nhịp tim chậm tiến triển âm thầm với những biểu hiện kín đáo và thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng ẩn chứa những nguy cơ khó lường, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nhịp tim chậm là gì?

Nhịp tim ở người bình thường khỏe mạnh là 60 – 100 nhịp/ phút, có thể tăng lên khi hồi hộp, lo sợ hay vận động, sau đó tự ổn định lại khi nghỉ ngơi. Khi tim đập dưới 60 nhịp/ phút thì được gọi là nhịp tim chậm.

Tim đập chậm được coi là bình thường ở một số người có thể lực tốt hay khi đang trong giấc ngủ. Nhiều vận động viên thể thao có nhịp tim lúc nghỉ chỉ từ 45 – 60 nhịp/ phút. Tuy nhiên với đa số người khác, nhịp tim chậm khiến cho tim không bơm đủ máu giàu oxy cho cơ thể, dẫn tới nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng của nhịp tim chậm

Bệnh nhịp tim chậm thường không gây triệu chứng rõ nét, trừ khi tim đập dưới 40 – 45 nhịp/ phút. Khi đó, lượng máu giàu oxy đi nuôi cơ thể bị thiếu hụt, đặc biệt là não thiếu oxy dẫn đến các dấu hiệu như:

  • Cảm thấy chóng mặt hoặc lâng lâng
  • Cảm thấy hơi thở ngắn, khó hít sâu
  • Mệt mỏi triền miên, khó tập trung, tụt huyết áp
  • Đau tức ngực, đánh trống ngực
  • Choáng váng hoặc ngất xỉu

ntv23 2 12

Nhịp tim chậm có thể khiến đầu óc choáng váng

Khi bị đau ngực, khó thở kéo dài hoặc ngất đột ngột, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời nếu không có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng.

Nguyên nhân gây nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm có thể là hậu quả của rối loạn xung điện kiểm soát hoạt động bơm của tim, do những nguyên nhân như:

  • Tổn thương mô tim do lão hóa, bệnh tim hoặc biến chứng sau nhồi máu cơ tim.
  • Dị tật tim bẩm sinh
  • Biến chứng sau phẫu thuật tim
  • Suy giáp, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, hội chứng ngưng thở khi ngủ, sốt thấp khớp hay lupus…

Bên cạnh đó, bệnh nhân tim mạch đang được điều trị cao huyết áp bằng các thuốc gây chậm nhịp tim như thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh canxi cũng có thể có nhịp chậm.

Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ gây nhịp tim chậm là: tuổi cao, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, căng thẳng kéo dài, lo âu.

Nhịp tim chậm do suy nút xoang:

  • Nút xoang là nút phát nhịp tự nhiên của cơ thể. Do nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới suy yếu  nút xoang, thường gặp nhất ở những người lớn tuổi khiến tim đập chậm lại do xung điện được giải phóng chậm hơn bình thường, hoặc xung điện bị chặn trước khi gây co tâm nhĩ.

Nhịp tim chậm do block tim:

  • Block tim hay block nhĩ thất là tình trạng gián đoạn hoàn toàn, hoặc gần như hoàn toàn xung điện qua bộ nối nhĩ thất, từ đó gây triệu chứng tim đập chậm và không đều. Có nhiều dạng block tim khác nhau, đó có thể là bolck một phần, hoàn toàn, block độ I, độ II và độ III. Thông thường block tim rất ít được điều trị, nhưng nếu nó đi kèm với các bệnh tim mạch khác như mạch vành, huyết áp, hoặc thường xuyên có triệu chứng mệt mỏi, choáng váng, đau đầu, đau tức ngực thì cần sớm được điều trị.

Với những trường hợp nhịp tim chậm không phải do suy nút xoang, người bệnh nên sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương để giúp tim hoạt động đều đặn, ổn định hơn, và cải thiện nhịp tim. Hãy gọi theo số 0966.491.285 để được hỗ trợ

Các biến chứng của nhịp tim chậm

Nếu không được phát hiện điều trị kịp thời, nhịp tim chậm có thể gây ra một số biến chứng do không đủ cung cấp máu đến các cơ quan. Mức độ nghiêm trọng của các biến chứng này phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sự tổn thương của mô tim, bao gồm:

  • Ngất thường xuyên: Các tế bào não đói năng lượng do không đủ máu cung cấp oxy và dinh dưỡng
  • Suy tim: Tim đập chậm thường xuyên có thể khiến tim ngày một suy yếu
  • Ngừng tim đột ngột hoặc đột tử: Hiếm khi xảy ra

Tin khác cùng chủ đề:

Nhịp tim chậm: Khi nào cần điều trị?

Nhịp chậm xoang: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chẩn đoán nhịp tim chậm

Nhịp tim chậm có thể xác định đơn giản bằng cách bắt mạch. Ngoài ra, điện tâm đồ thường được sử dụng nhằm phân biệt nguyên nhân gây nhịp tim chậm là do block tim hay do một nguyên nhân nào khác.

 Để đánh giá cụ thể hơn tình trạng nhịp tim chậm và những ảnh hưởng của nó, bác sỹ có thể chỉ định thực hiện điện tâm đồ trong khi thực hiện các thử nghiệm khác như nghiệm pháp bàn nghiêng hoặc tập thể dục.

Ngoài ra, xét nghiệm máu giúp xác định các tình trạng góp phần gây nhịp tim chậm như nhiễm trùng, suy giáp, mất cân bằng điện giải… Theo dõi giấc ngủ cần được thực hiện nếu nghi ngờ ngưng thở khi ngủ là nguyên nhân gây nhịp tim chậm.

Phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim chậm

Điều trị nhịp tim chậm phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mà bạn gặp phải.

Điều trị rối loạn tiềm ẩn

Nếu một bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như suy giáp hoặc ngưng thở khi ngủ gây chậm nhịp tim, điều trị các rối loạn này có thể giải quyết tình trạng nhịp tim chậm.

Thay đổi thuốc điều trị các bệnh khác

Nhịp tim chậm có thể là hậu quả do tác dụng phụ của các thuốc điều trị bệnh tim khác. Bác sĩ sẽ kiểm tra các loại thuốc bạn đang dùng và đưa ra biện pháp thay thế: sử dụng thuốc khác hoặc thay đổi liều lượng để cải thiện tình trạng nhịp tim chậm, nếu không có tác dụng, bạn sẽ được chỉ định máy tạo nhịp tim.

Đặt máy tạo nhịp tim

Là một thiết bị nhỏ gọn, được cấy dưới da để giúp theo dõi nhịp tim và tạo xung điện cần thiết để tim hoạt động ổn định.

Máy tạo nhịp tim còn có chức năng theo dõi và ghi lại thông tin cần thiết cho bác sĩ. Bạn cũng nên lưu ý đi kiểm tra thường xuyên nếu sử dụng thiết bị này, để đảm bảo các chức năng của máy phù hợp với việc theo dõi nhịp tim của bạn.

Nhiều người nghĩ rằng sau khi đặt máy tạo nhịp tim là trái tim sẽ hoạt động bình thường. Nhưng vẫn có một số lượng không hề nhỏ người bệnh sau khi đặt máy tạo nhịp vẫn bị rối loạn nhịp tim, thậm chí các triệu chứng còn nặng nề hơn trước. Để khắc phục tình trạng này, nhiều người bệnh đã kết hợp sử dụng thêm TPCN Ninh Tâm Vương. Với lợi thế từ đông y, có tác dụng điều hòa rồi loạn nhịp tim, tăng sức bóp cho tế bào cơ tim, khiến một nhát bóp của tim chứa được nhiều máu hơn, từ đó cải thiện được các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.

Dưới đây là một câu chuyện thực được ghi lại qua lời kể của cô Mai, Bắc Giang về hành trình chữa trị chứng rối loạn nhịp tim sau đặt máy tạo nhịp:

Chia sẻ của bà Mai về quá trình điều trị nhịp tim chậm

Phòng ngừa nhịp tim chậm

Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn nhịp tim chậm là làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tim bằng cách

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau và ngũ cốc, hạn chế ăn đồ ăn chứa chất béo.
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn và vừa sức
  • Duy trì cân nặng hợp lý bởi thừa cân là một trong những nguy cơ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim.

ntv23 2 13

Tập thể dục thường xuyên để cải thiện nhịp tim chậm

  • Kiểm soát huyết áp và cholesterol
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
  • Kiểm soát stress: Tránh căng thẳng không cần thiết và tăng cường thư giãn tinh thần bằng các hoạt động thể dục, vui chơi.
  • Tái khám theo định kỳ.

Nếu bạn đã bị bệnh tim, việc quan trọng nhất là tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, hãy thông báo ngay lập tức bất cứ thay đổi nào với hoạt động của tim. Điều này có thể giúp bạn giảm thiểu nguy cơ chậm nhịp tim hay loạn nhịp.

Cùng với guồng quay của cuộc sống hiện đại, bệnh tim mạch đang ngày càng trở nên phổ biến, nó được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” đặc biệt là tình trạng nhịp tim chậm. Nhưng nếu biết duy trì lối sống, sinh hoạt khoa học, bạn sẽ phòng ngừa được các bệnh tim mạch hiệu quả và tự tin tận hưởng cuộc sống.

Xem thêm: 

Bảo An

 

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim