Nhịp tim nhanh cần điều trị như thế nào?

158 Lượt xem

Nhịp tim nhanh làm trái tim của bạn thường xuyên tăng nhịp đập, gây cảm giác hồi hộp, trống ngực, đau ngực hay khó thở, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và cuộc sống nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Ở người trưởng thành, một trái tim khỏe mạnh bình thường sẽ đập khoảng 60 – 100 lần/phút lúc nghỉ ngơi. Nếu nhịp tim của bạn tăng trên 100 lần/phút sẽ được gọi là rối loạn nhịp tim nhanh.

Nhịp tim nhanh xảy ra khi các tín hiệu dẫn truyền xung điện trong tim phát ra nhanh bất thường, không theo quy luật vốn có của nó. Vị trí phát sinh có thể ở buồng trên của tim (tâm nhĩ) hoặc buồng dưới của tim (tâm thất) hoặc cả hai.

ntv23 2 14

Điểm khác biệt tim nhanh và nhịp tim bình thường

Triệu chứng của nhịp tim nhanh

Khi tim đập quá nhanh, việc bơm máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể bạn sẽ không còn hiệu quả, dẫn đến nhiều triệu chứng như:
–     Tim đập nhanh, hỗn loạn
–    Đánh trống ngực.
–    Đau ngực.
–    Khó thở.
–    Chóng mặt, đầu óc quay cuồng.
–    Mạch nhanh.
–    Có thể ngất.
Một số người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh có thể không xuất hiện triệu chứng điển hình, mà chỉ được phát hiện khi thăm khám lâm sàng hoặc qua siêu âm tim, điện tâm đồ.

Nếu bạn đang bị nhịp tim nhanh kèm theo các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, đau ngực hay khó thở…, hãy sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương để làm giảm các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng do rối loạn nhịp tim nhanh gây ra. Hãy gọi theo số 0966.491.285 để được tư vấn.

Những nguyên nhân nào dẫn đến nhịp tim nhanh?

Nhịp tim nhanh có thể gặp trong các bệnh về tim mạch, một số bệnh lý toàn thân, hoặc do tác động của các yếu tố bên ngoài làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh thực vật (còn được gọi là hệ thần kinh tim, đóng vai trò điều khiển và kiểm soát nhịp tim). Chúng bao gồm:

–    Tổn thương cơ tim do các bệnh về tim: biến chứng sau nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh cơ tim giãn…
–    Các bất thường dẫn truyền xung điện tim do bẩm sinh.
–    Các tổn thương thực thể tại tim gây ra bởi: bệnh tim bẩm sinh, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hở van tim
–    Thiếu máu.
–    Căng thẳng đột ngột (sợ hãi).
–    Sốt cao, rối loạn điện giải.
–    Sử dụng chất kích thích: thuốc lá, đồ uống chứa cồn, caffeine
–    Tác dụng phụ của thuốc điều trị: thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị rối loạn nhịp tim, chẹn beta giao cảm…
–    Lạm dụng các thuốc giảm đau gây nghiện (cocain) hoặc thuốc cảm cúm có chứa ephedrine.
–    Sự hoạt động quá mức của tuyến giáp (cường giáp).
–    Tuổi cao.
–    Tiền sử gia đình có người bị loạn nhịp tim.

Trong một số trường hợp, tim đập nhanh có thể không rõ nguyên nhân, điển hình như 1 người bệnh ở Hải Dương sau đây, khi anh thường xuyên phải đi cấp cứu vì nhịp tim lên tới 160 lần/phút nhưng không hề biết chính xác mình bị bệnh gì:

Chia sẻ của anh phương về cách trị nhịp tim nhanh không rõ nguyên nhân

Các loại rối loạn nhịp tim nhanh thường gặp

Các biểu hiện của rối loạn nhịp nhanh thường rất phong phú và đa dạng. Dựa vào vị trí, đặc điểm, tính chất mà người ta có thể chia chúng thành nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất bao gồm:

–   Rung nhĩ: Quá trình phát xung điện ở tâm nhĩ bị rối loạn làm cho tâm nhĩ co bóp nhanh hơn nhưng không đồng bộ, lực co bóp cũng yếu hơn bình thường.
–   Cuồng động nhĩ: Do bất thường dẫn truyền xung điện trong tâm nhĩ, làm cho cả 2 buồng tâm nhĩ đều co bóp rất nhanh.
–   Nhịp tim nhanh trên thất (SVT): Thường do bệnh tim bẩm sinh gây nên, nó bắt nguồn từ các tín hiệu điện bất thường ở phía trên tâm thất.
–   Nhịp nhanh thất: Gây ra do các rối loạn xung điện ở tâm thất, dẫn tới tâm thất không được cung cấp đủ máu để bơm đi khắp cơ thể. Đây là một rối loạn nhịp tim nặng, luôn phải được theo dõi và điều trị cấp cứu tại bệnh viện vì có tỷ lệ tử vong cao.
–   Rung thất: Các cơ tâm thất co bóp nhanh, hỗn loạn, không đồng bộ khiến tim mất khả năng bơm máu. Nếu người bệnh không được khôi phục nhịp tim về bình thường kịp thời, họ có thể bị tử vong sau vài phút.

Giải đáp của chuyên gia rối loạn nhịp tim về các dạng rối loạn nhịp tim thường gặp

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Rối loại nhịp tim nhanh có thể gây ra nhiều biến chứng với các mức độ nặng nhẹ khác nhau, tùy thuộc vào từng loại và nguyên nhân gây bệnh.
–    Huyết khối (cục máu đông): có thể di chuyển theo động mạch vào hệ thống tuần hoàn gây tắc mạch vành, dẫn tới cơn nhồi máu cơ tim hoặc tắc mach não gây đột quỵ.
–    Suy tim: Cơ tim suy yếu do tim tăng hoạt động trong thời gian dài.
–    Ngừng tim
–    Đột tử: thường do nhịp nhanh thất hoặc rung thất gây nên.

Chuyên gia tim mạch nói về sự nguy hiểm của rối loạn nhịp tim

Nhịp tim nhanh khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy trái tim mình đập nhanh hơn mức bình thường, thì tốt nhất nên sớm đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định chính xác tình trạng bệnh.

Trường hợp có kèm theo cả ngất xỉu, khó thở hay đau ngực kéo dài trên một vài phút, bạn hãy ngay lập tức đến các trung tâm tim mạch để được cấp cứu khẩn trương và xử trí kịp thời.

Để buổi khám bệnh đạt hiệu quả, bạn cần chuẩn bị thật tốt trước khi đi khám:

Những điều bạn cần trao đổi với bác sỹ

–    Tất cả các triệu chứng mà bạn đã gặp phải, bao gồm cả những triệu chứng bất thường có vẻ như không liên quan đến tim.
–    Thông tin cá nhân chính, các áp lực hay những thay đổi gần đây trong cuộc sống của bạn.
–    Các thuốc bạn dùng, kể cả vitamin và thực phẩm chức năng.
–    Một số câu hỏi để nhận được sự tư vấn của bác sỹ:
+  Những nguyên nhân nào có thể khiến tim tôi đập nhanh?
+  Tôi cần phải làm những xét nghiệm nào?
+  Tình trạng tim của tôi có thể gây ra những biến chứng nào?
+  Bao lâu thì tôi phải đi khám lại?
+  Ngoài dùng thuốc, tôi có thể làm gì khác để cải thiện tình trạng sức khỏe không?
+  Tôi có phải hạn chế hoạt động không?

Bạn cũng nên chuẩn bị trước cho một số vấn đề bác sỹ có thể sẽ hỏi bạn

–    Bạn bắt đầu gặp các triệu chứng từ khi nào?
–    Cơn nhịp tim nhanh có xảy ra thường xuyên không và thường kéo dài bao lâu?
–    Bạn có thường xuyên tập thể dục không?
–    Bạn có uống rượu bia, hút thuốc hay thường xuyên căng thẳng không?
–    Bạn có sử dụng các chất gây nghiện không?
–    Bạn có đang điều trị huyết áp cao, cholesterol máu cao hay các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim không?
–    Bạn đang dùng những thuốc nào và những thuốc đó có được kê đơn không?

Rối loạn nhịp tim nhanh được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán tình trạng bệnh và xác định chính xác loại nhịp tim nhanh mà bạn đang mắc phải, bác sỹ sẽ khám trực tiếp, đo nhịp tim và thực hiện một số xét nghiệm sau đây:
–    Theo dõi điện tâm đồ (ECG): tại thời điểm khám (ECG lúc nghỉ) hoặc  dùng thiết bị theo dõi trong vòng 24h để phát hiện loạn nhịp tim tiềm tàng.
–    Thăm dò điện sinh lý tim: điện cực được đưa vào tim qua đường tĩnh mạch hoặc động mạch chi. Xung điện kích thích tim và điện tâm đồ được ghi lại để đánh giá đáp ứng của tim.
–    Nghiệm pháp bàn nghiêng: kết hợp theo dõi điện tâm đồ và huyết áp khi bệnh nhân được thay đổi tư thế trên một cái bàn nghiêng
–    Một số xét nghiệm khác: siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức.

Điều trị rối loạn nhịp tim nhanh

Để kiểm soát bệnh rối loạn nhịp tim nhanh, bác sĩ có thể thực hiện một số phương pháp điều trị sau:

Sử dụng thuốc điều trị

–    Thuốc chống loạn nhịp tim: Có tác dụng ổn định nhịp tim của bạn bằng cách:

•   Làm chậm lại tốc độ dẫn truyền điện trong tim.
•   Hoặc làm giảm hoạt động của hệ thần kinh giao cảm.

–    Thuốc chống đông: nhằm mục đích ngăn ngừa huyết khối, gồm có Aspirin, dabigatran (Pradaxa)…

–    Các sản phẩm hỗ trợ: Hiện nay, việc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược đang được xem một giải pháp an toàn, để giúp tăng hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim nhanh, làm ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng và phòng ngừa biến chứng của bệnh.

San pham chua Kho sam giup ho tro cho nguoi roi loan nhip tim 2

TPCN Ninh Tâm Vương – sản phẩm từ thảo dược giúp tăng hiệu quả điều trị rối loạn nhịp tim nhanh

Triệt đốt rối loạn nhịp tim qua đường ống thông (catheter)

Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng những ống thông chuyên biệt luồn vào háng, cánh tay hoặc cổ, thông qua các mạch máu đến tim. Đầu ống thông được gắn các điện cực, giúp phá hủy những cấu trúc tại tim đóng vai trò khởi phát và duy trì các rối loạn nhịp. Phương pháp này mang tính điều trị triệt để, dài hạn và an toàn, ít gây biến chứng, có hiệu quả cao với các cơn nhịp tim nhanh trên thất.

Đặt máy điều hòa nhịp tim

Đặt máy điều hòa nhịp tim là một thiết bị nhỏ được cấy dưới da của bạn. Khi có tín hiệu nhịp tim bất thường, máy sẽ phát ra một xung điện giúp điều hòa lại nhịp tim.

Cấy ghép máy khử rung tim (ICD)

Khi bạn có rối loạn nhịp tim nặng, đe dọa tới tính mạng, việc cấy ghép máy khử rung tim sẽ được chỉ định để phòng ngừa nguy cơ ngừng tim, đột tử. Thiết bị này có kích thước bằng một điện thoại di động nhỏ, được phẫu thuật cấy ghép vào ngực, giúp theo dõi liên tục nhịp tim của bạn, từ đó phát hiện sự gia tăng nhịp tim và đưa ra những hiệu chỉnh chính xác để phục hồi nhịp tim trở lại bình thường.

Phẫu thuật cắt đường dẫn truyền phụ trong tim

Thường chỉ được áp dụng khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Bằng cách phẫu thuật, bác sĩ sẽ tạo ra các vết rạch rạch trên mô tim, từ đó làm hình thành nên các mô sẹo, giúp cản trở những dòng xung điện đi lạc gây ra rối loạn nhịp tim nhanh.

Một số biện pháp khác có thể giúp làm giảm cơn nhịp nhanh tức thời

–   Nghiệm pháp Vagal:  được thực hiện bằng cách giữ hơi thở (hít vào thật sâu và ngậm miệng, bịt mũi, bịt tai), ho hoặc nhúng mặt vào nước đá. Nghiệm pháp này giúp làm chậm lại nhịp tim của bạn bằng cách tác động đến các dây thần kinh phế vị, có hiệu quả với các cơn nhịp tim nhanh ở trên thất (xảy ra ở nửa trên của quả tim).
–    Sốc điện tim: thường được sử dụng trong trường hợp cấp cứu, giúp tác động đến các xung điện ở trong tim và khôi phục nhịp điệu bình thường của tim.

Làm thế nào chung sống với nhịp tim nhanh?

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa và chung sống khỏe mạnh với chứng rối loạn nhịp tim nhanh là làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh, bằng cách:
–    Ăn uống lành mạnh: hạn chế dầu mỡ, chất béo, đồ chiên rán, thức ăn đóng hộp; tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, chất xơ, ngũ cốc…
–   Tập thể dục hàng ngày: Nếu bạn bị rối loạn nhịp tim nhanh, các bài tập nhẹ nhàng như hít sâu thở chậm, thiền, yoga, đi bộ, bơi lội,… sẽ rất phù hợp để giúp bạn tăng cường sức khỏe, giải toả căng thẳng và ổn định nhịp tim.

ntv23 2 15

Những người nhịp tim nhanh nên luyện các bài thể dục nhẹ nhàng

–    Kiểm soát huyết áp và cholesterol máu trong giới hạn cho phép.
–    Kiểm soát đường huyết tốt nếu bị tiểu đường.
–    Bỏ thuốc lá.
–    Hạn chế đồ uống có cồn.
–    Hạn chế sử dụng caffeine. Không sử dụng các chất gây nghiện.
–    Giảm thiểu căng thẳng, giảm bớt lo lắng và áp lực về công việc, bệnh tật
–    Sử dụng thận trọng các thuốc không kê đơn như thuốc trị cảm cúm, ho, sổ mũi…vì chúng chứa thành phần gây rối loạn nhịp tim
–   Khám bệnh định kỳ và thông báo ngay cho bác sỹ khi các triệu chứng thay đổi: nhịp tim tăng lên cùng với các dấu hiệu khác như khó thở, mệt mỏi, hồi hộp, choáng, ngất…
Giảm thiểu các yếu tố nguy cơ và thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh, sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng và chung sống khỏe mạnh với rối loạn nhịp tim nhanh.

Xem thêm: Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim

Ds. Phan Thảo

 

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim