Nhịp tim được định nghĩa là số lần tim đập trong một phút. Theo Hiệp Hội tim mạch Mỹ, nhịp tim bình thường dao động trong khoảng 60 đến 100/phút ở người trưởng thành. Rối loạn nhịp tim xảy ra khi có sự thay đổi trong nhịp tim, nó có thể quá nhanh, quá chậm, không đều hoặc bỏ qua một nhịp.
Rối loạn nhịp nhanh có thể gây ra bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm cả chế độ ăn uống, mức độ hoạt động, trạng thái tinh thần hay cảm xúc và những loại thuốc sử dụng… Sau đây là một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng nhịp tim khi nghỉ của bạn ngoài giới hạn bình thường trên:
Thực phẩm chứa caffeine có thể làm tăng nhịp tim
Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine có thể làm tăng nhịp tim của bạn. Bởi nó là 1 chất kích thích hệ thống thần kinh, gây co mạch, làm tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Vì vậy, một số người sẽ gặp phải hiện tượng nhịp tim tăng nhanh sau khi “thưởng thức” một tách cà phê, trà, hoặc thức uống chứa sô cô la. Do đó những đối tượng bị cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, hay đang mắc bệnh tim mạch nào đó, hãy hạn chế tối đa các đồ uống và thức ăn kể trên bởi caffeine có khả năng đánh thức cơn rung nhĩ tiềm ẩn trên người bệnh tim mạch.
Cà phê là một trong những đồ uống làm tim đập nhanh
Theobromine trong sô cô la có thể gây rối loạn nhịp tim
Theobromine là một chất kích thích thần kinh trung ương nhẹ, nhưng có khả năng gây kích thích tim nên làm tăng nhịp tim. Ngoài ra, chất này còn có khả năng làm giãn nở động mạch vành mạnh hơn caffein. Theobromine được tìm thấy trong sô cô la, kem, bánh, kẹo và nước sô đa. Vì vậy, nếu bạn nghiền đồ ăn chứa sô cô la thì hãy cẩn thận với chứng nhịp tim nhanh.
Sử dụng quá nhiều đường có thể làm tim đập nhanh hơn
Nếu chứng nhịp tim nhanh thường xuyên gây hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, bạn có thể sử dụng giải pháp hỗ trợ điều trị từ tpcn Ninh Tâm Vương để giảm nhịp tim, giảm triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng huyết khối, đột quỵ, suy tim. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
Khi bổ sung quá nhiều đường từ nguồn thực phẩm ngọt hay tinh bột có thể khiển đường huyết trong bạn tăng cao và cũng là nguyên nhân gây tăng nhịp tim. Theo trung tâm tim mạch và Viện Y tế Lawnwood, lượng đường trong máu cao sẽ gây trở ngại cho quá trình lưu thông máu, dẫn đến tăng huyết áp và tăng nhịp tim. Các loại thực phẩm như đường, bánh kẹo, món tráng miệng chứa đường, đồ ăn vặt, bánh mì, mì, gạo trắng đều có thể làm tăng đường huyết. Vì vậy bạn nên giảm thiểu nguồn thực phẩm này và thay thế vào đó là lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, bánh mì nguyên hạt, các loại rau xanh và các loại hạt đậu.
Rượu – nguyên nhân gây rung nhĩ
Viện sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ khuyến cáo rằng những người lạm dụng rượu hoặc nghiện rượu sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thống điện tim, gây ra những thay đổi trong nhịp tim và dẫn tới rối loạn nhịp tim. Rượu là nguyên nhân gây tổn thương tế bào cơ tim, dẫn tới hàng loạt biến đổi trong dẫn truyền điện tim, từ đó phát triển một số dạng rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh thất, nhanh trên thất… Hoạt động của tim có thể trở lại bình thường và giảm nguy cơ loạn nhịp nếu người bệnh ngừng uống rượu.
Nguy cơ tăng nhịp tim do ăn nhiều bột ngọt (mỳ chính)
Bột ngọt được tìm thấy trong nguồn thực phẩm chế biến sẵn và gia vị. Trong báo cáo của Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ, bột ngọt có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim với triệu chứng đánh trống ngực, hồi hộp, lo lắng. Bởi chất glutamat có trong bột ngọt là chất dẫn truyền thần kinh dạng kích thích, nồng độ cao chất này có thể gây tăng tốc độ dẫn truyền và gây rối loạn nhịp tim. Vì vậy, các nhà khoa học khuyến cáo bạn nên hạn chế hoặc không nên ăn bột ngọt.
Chất làm ngọt nhân tạo ảnh hưởng tới nhịp tim như thế nào?
Chất ngọt nhân tạo như aspartame được tìm thấy trong bánh kẹo, nước ngọt, sô đa, sữa chua và kẹo cao su… Tương tự như như glutamat, aspartame cũng là chất dần truyền thần kinh mang tính kích thích nên cũng gây rối loạn nhịp tim. Khi tiêu thụ quá nhiều aspartame, chúng sẽ được phân hủy trong dạ dày và chuyển đổi thành epinephrine, một loại hormone kích thích cơ tim làm tăng nhịp tim dẫn đến các rối loạn nhịp. Vì thế, bạn nên lưu ý kiểm tra thành phần aspartame trên nhãn thức ăn trước khi sử dụng để tránh nguy cơ loạn nhịp tim.
Chất ngọt nhân tạo trong bánh kẹo có thể gây rối loạn nhịp tim
Các thảo dược ảnh hưởng tới nhịp tim
Cam thảo đen
Cam thảo đen có thể làm rối loạn nhịp tim. Theo báo cáo của cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hợp chất có trong cam thảo đen là glycyrrhizin làm giảm nồng độ kali có trong cơ thể, làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng huyết áp cao, phù, đau tim, suy tim và đặc biệt là rối loạn nhịp tim. Để giữ cho nhịp tim ổn đinh, bạn nên tránh ăn quá nhiều các loại kẹo cam thảo đen và các phụ gia hay hương liệu chế biến từ cam thảo đen.
Thảo dược Ma hoàng (Ephedra)
Đây là một loại thảo dược mà hoạt chất của nó được sử dụng trong điều trị cảm lạnh và dị ứng. Tuy nhiên, nó có thể gây tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim nếu sử dụng quá liều. Trước đây đã từng ghi nhận một số trường hợp gặp phải các cơn đau tim, đột quỵ, thậm chí tử vong liên quan tới thảo dược Ephedra này. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng thảo dược này cho người bệnh tim mạch hoặc đang có rối loạn nhịp tim.
Một rối loạn nhịp tim có thể vô hại nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe tim mạch. Nếu bạn từng có tiền sử rung thất, rung nhĩ hoặc ngoại tâm thu, hãy thận trọng khi sử dụng các thực phẩm kể trên. Hoặc hãy ngưng dùng chúng và đến gặp bác sĩ sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các rối loạn nhịp nguy hiểm.
Xem thêm: Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim
Thu Hương
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com