Chắc hẳn bạn từng tự hỏi vì sao tim mình lại đập lúc nhanh lúc chậm? Điều đó chính là nhờ sự hoạt động của một hệ thống dẫn truyền tín hiệu điện chạy xuyên suốt trong trái tim. Khi hệ thống này bị lỗi nhịp ở một phần nào đó ở vùng trên tâm thất, ngay tại tâm thất hay toàn bộ tim kèm theo các triệu chứng như hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở… hãy cẩn thận, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo của chứng rối loạn nhịp tim nhanh.
Nhịp tim nhanh trên thất là gì?
Nhịp tim nhanh trên thất là tình trạng tim bạn đập quá nhanh. Được gây ra bởi sự lỗi nhịp của các tín hiệu dẫn truyền trong trái tim, thường ảnh hưởng ở người trẻ tuổi, khỏe mạnh.
Nhịp tim nhanh được định nghĩa là tim đập trên 100 nhịp/phút, trên thất có nghĩa rằng rối loạn này bắt đầu từ các phần phía trên của tâm thất. Nó có thể diễn ra tại nút xoang khi phát nhịp sai hay các rối loạn từ buồng tâm nhĩ. Vậy có bao giờ bạn hỏi tại sao lại gọi là nhịp nhanh trên thất mà không phải nhịp nhanh nhĩ chưa? Đó chính là sự bất thường của các rối loạn này không chỉ ở mình tâm nhĩ mà còn ở nút nhĩ thất. Đây là nút phát xung điện điều hòa hoạt động giữa tâm nhĩ và tâm thất nhưng lại không nằm trên tâm nhĩ. Nếu bạn bị nhịp tim nhanh trên thất trái tim bạn có thể đập lên đến 140 – 250 nhịp/phút.
Các rối loạn nhịp tim nhanh trên thất
Nhịp tim được điều khiển bởi hệ thống dẫn truyền tín hiệu chạy xuyên suốt trong trái tim. Xung động bắt đầu phát ra từ nút xoang sau đó đi qua nút nhĩ thất có nhiệm vụ đồng bộ hóa hoạt động bơm của tâm thất và tâm nhĩ. Khi có bất kỳ sự rối loạn nào xảy ra làm hệ thống dẫn truyền này bị ngắt mạch sẽ gây nên tình trạng nhịp tim nhanh. Nó có thể bao gồm các dạng chính sau:
– Rung nhĩ: Bất thường xảy ra ở tâm nhĩ làm cho tâm nhĩ co bóp trở nên nhanh hơn nhưng không đồng bộ, nhịp tim thậm chí có thể lên đến 300 – 600 nhịp/phút
– Nhịp tim nhanh kịch phát trên thất: Thường xảy ra ở những đối tượng đã mắc các bệnh tim mạch trước đó, bao hàm nhiều rối loạn nhịp nhanh khác nhau cùng tập hợp.
– Nhịp tim nhanh nhĩ: Thường ít khi xảy ra, nguyên nhân có thể do nhiễm độc, nhiễm khuẩn hoặc viêm phổi.
Nhịp tim nhanh trên thất xảy ra khi các ổ phát nhịp nằm phía trên buồng tâm thất
Triệu chứng nhịp tim nhanh trên thất là gì?
Nhịp tim nhanh trên thất thường không kéo dài, đến và đi đột ngột, có thể diễn ra chỉ trong vài giây, đôi khi kéo dài đến vài phút thậm chí là vài giờ. Ở người già ít khi xuất hiện nhịp tim nhanh, nhưng một khi đã được chẩn đoán triệu chứng của bệnh lại rất điển hình và thường nguy hiểm hơn so với người trẻ.
Các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:
– Hồi hộp
– Đánh trống ngực
– Chóng mặt
– Khó thở
– Tức ngực
– Choáng ngất
Tuy nhiên đây có thể là những triệu chứng chung của một rối loạn nhịp tim nhanh, không chỉ riêng trên thất. Vì vậy khi có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sỹ để được thăm khám và điều trị đúng.
Bạn đang lo lắng vì thấy xuất hiện các triệu chứng như hồi hộp, lo lắng, đánh trống ngực, khó thở… Bạn có thể sử dụng thêm TPCN Ninh Tâm Vương để giúp ổn định nhịp tim, làm giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.
Nguyên nhân gây nhịp tim nhanh trên thất
Nhịp tim nhanh có thể xảy ra mà không tìm được nguyên nhân hoặc do bạn đã mắc các bệnh lý trước đó về tim mạch, bệnh tim bẩm sinh, toàn thân hoặc sự tác động của các yếu tố khách quan, bao gồm:
– Tác dụng không mong muốn của một số loại thuốc chống loạn nhịp, chẹn beta…
– Căng thẳng
– Thay đổi nội tiết tố ví dụ trong bệnh cường giáp
– Nghiện rượu
– Nghiện caffe
– Hút thuốc lá
– Sử dụng chất gây nghiện
Ngoài ra, các yếu tố như tuổi tác, giới tính, di truyền… cũng là nguy cơ làm tăng phát triển cơn nhịp tim nhanh trên thất.
Nhịp tim nhanh trên thất có nguy hiểm không?
Nhịp tim nhanh trên thất có thể không gây trở ngại hay phiền hà gì cho bạn. Nhưng nếu bạn đang lái xe trên đường hoặc vận hành máy móc và xuất hiện các triệu chứng như chóng, ngất xỉu… thì nguy cơ gây tai nạn sẽ rất lớn.
Về lâu dài, nhịp nhanh trên thất có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và rất khó kiểm soát, điều trị, để lại nhiều di chứng như:
– Suy tim: Hãy tưởng tượng một phút tim bạn chỉ đập 60 – 80 nhịp/ phút, bỗng nhiên bây giờ chúng phải làm việc tăng gây gấp 4, 5 lần như vậy. Cơ tim lúc này trở nên mệt mỏi, suy yếu dần cuối cùng gây suy tim. Đây là hậu quả để lại nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
– Đau tim: Mang tiếng là tim đập nhanh nhưng máu đi ra khỏi tim lại rất ít, điều này không chỉ dẫn đến máu đi nuôi các bộ phận khác kém mà máu đi nuôi chính cơ tim cũng trở nên nghèo nàn làm xuất hiện cơn đau thắt ngực.
– Đột tử: Ít khi xảy ra, nhưng nguy cơ cao hơn nếu bạn có hội chứng Wolff – Parkison – White (WPW)
– Huyết khối: Hình thành do máu bị ứ đọng tại các buồng tim lâu ngày. Cục máu đông có thể di chuyển tự do trong lòng mạch, chẳng may nó bị kẹt lại ở một đoạn động mạch như mạch vành, mạch máu não… đều có thể gây tử vong cao.
– Ngừng tim
Đối phó nhịp tim nhanh trên thất
Mục đích chính trong điều trị là lập lại cân bằng cho hệ thống dẫn truyền tín hiệu từ đó duy trì lại nhịp đập trái tim ổn định. Tuy nhiên bạn có thể không cần điều trị nếu các triệu chứng diễn ra không thường xuyên.
Có rất nhiều phương pháp mà bác sỹ có thể cân nhắc để lựa chọn như:
Thuốc tây y
Nếu triệu chứng xuất hiện thường xuyên với mức độ nặng bạn có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống loạn nhịp ở dạng thuốc uống thông thường hoặc ngậm dưới lưỡi. Các loại thuốc được sử dụng có thể bao gồm: thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chẹn kênh calci, thuốc chống loạn nhịp…
Giải pháp từ thảo dược
Có một nghịch lý là chính các thuốc tây y đôi khi lại gây ra tác dụng không mong muốn là gây rối loạn nhịp nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, các chuyên gia tim mạch thường khuyến khích kết hợp sử thêm một số sản phẩm hỗ trợ có chứa các thảo dược giúp ổn định nhịp tim một cách tự nhiên, bền vững để hạn chế các tác động bất lợi và đem lại hiệu quả lâu dài. Trong đó, đáng chú ý nhất là thảo dược Khổ sâm với nhiều nghiên cứu trên thế giới. Nghiên cứu tại Đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc cho thấy các hoạt chất sinh học thiên nhiên có trong Khổ sâm có khả năng ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, ổn định điện thế màng tế bào, nhờ đó làm giảm tần suất và mức độ xuất hiện của các cơn rối loạn nhịp hiệu quả. Cơ chế này tương tự như các thuốc chẹn beta nhưng lại không gây hạ nhịp tim quá mức hay co thắt phế quản.
Thủ thuật đốt triệt phá ổ loạn nhịp qua ống thông Catheter
Được thực hiện bằng cách sử dụng những ống thông xuyên qua tĩnh mạch ở bẹn của người bệnh rồi đưa thẳng đến tim. Tại đây các ống thông này sẽ được cung cấp một nguồn điện giúp phá hủy những ổ gây rối loạn nhịp tim. Phương pháp này có thể điều trị triệt để trong thời gian dài, khá an toàn và ít gây biến chứng.
Nghiệm pháp Valsalva
Bác sỹ có thể tạo một áp lực vào động mạch cổ của bạn điều này sẽ làm cho dây thần kinh phế vị (điều chỉnh nhịp tim) bị tác động dẫn đến làm chậm nhịp tim của bạn. Tuy nhiên điều nay không phải được áp dụng trong tất cả các trường hợp mà bác sỹ sẽ lựa chọn cẩn thận đối tượng trước khi tiến hành.
Trong trường hợp cấp cứu
Chắc hẳn bạn đã được nhìn thấy hình ảnh sốc điện tim để cấp cứu khi ngừng tim trên một số bộ phim truyền hình. Các bác sỹ sẽ sử dụng thiết bị điện cung cấp một nguồn điện được điều chỉnh có thể tăng giảm để tác động đến hệ thống dẫn truyền xung điện trong tim, từ đó khôi phục lại nhịp điệu bình thường của trái tim.
Sốc điện tim – biện pháp cấu cứu trong trường hợp rối loạn nhịp tim nhanh trên thất
Phòng ngừa cơn nhịp nhanh trên thất
Để phòng ngừa tình trạng tim đập nhanh, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:
– Hạn chế uống rượu và cafe
– Không sử dụng các thuốc gây nghiện
– Hạn chế hút thuốc lá có thể gây co mạch làm tim bạn đập nhanh hơn
– Tập thể dục ít nhất từ 10 phút hoặc nhiều hơn trong ngày giúp cơ tim của bạn khỏe mạnh hơn
– Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhưng nên hạn chế các thực phẩm không có lợi cho tim mạch
– Ngủ đủ giấc từ 6 – 8h/ngày không những giúp bạn tỉnh táo mà còn giúp cải thiện nhịp tim
Thực hiện những lời khuyên trên đây có thể giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ xuất hiện, cũng như kiểm soát tốt các triệu chứng và đề phòng các biến chứng nguy hiểm do nhịp tim nhanh trên thất gây ra.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.
Lê Hoa
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com