Nhịp tim nhanh trên 100 lần/phút, kèm theo triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau tức ngực… lúc cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi được gọi là rối loạn nhịp tim nhanh. Khi tim đập quá nhanh, tim chưa được đổ đầy máu đã phải co bóp khiến máu ứ lại tại tim, gây thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan quan trọng trong như não, tim và tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong tim.
Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?
Nhịp tim phụ thuộc vào độ tuổi, nhịp tim nhanh được chẩn đoán khi nhịp tim tăng trên các giá trị tương ứng với độ tuổi trong bảng sau:
Nhịp tim nhanh có sao không?
Nếu nhịp tim nhanh phát triển trên nền bệnh lý tim mạch (bệnh tim bẩm sinh, hở van tim, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim…), hoặc bệnh phổi, có thể gây nguy hiểm tính mạng, vì các biến chứng xuất hiện nhiều hơn, tỷ lệ tử vong cao hơn, bao gồm:
- Cục máu đông có thể gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim: Máu ứ trong tim, tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành và phát triển. Người rung nhĩ có nguy cơ cao đột quỵ cao gấp 5 lần người bình thường.
- Suy tim: Nhịp tim nhanh trong một thời gian dài khiến cơ tim suy yếu, làm giảm khả năng bơm hút máu của tim, gây ra các triệu chứng điển hình như ho, phù, khó thở, mệt mỏi…
- Ngất xỉu: Nguyên nhân là do não thiếu oxy và dinh dưỡng, sẽ có biểu hiện đau đầu, choáng váng, ngất…
- Đột tử: Là biến chứng nguy hiểm nhất tuy hiếm khi xảy ra. Đột tử thường xuất hiện ở người có hội chứng brugada hoặc rung thất.
Nếu nhịp tim của bạn tăng trên 100 nhịp/phút, kèm theo những triệu chứng bất thường, hãy sử dụng sớm tpbvsk Ninh Tâm Vương cùng với thuốc tây để giảm nhịp tim, cải thiện triệu chứng và phòng tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.
Nhịp tim nhanh gây đau đầu, choáng váng
Vì sao nhịp tim đập nhanh?
Để duy trì nhịp đập của tim, cần có sự phối hợp đồng bộ của 3 yếu tố: van tim, cơ tim và hệ thần kinh tim. Khi một trong 3 yếu tố này có sự bất thường, sẽ khiến tim đập loạn nhịp.
- Van tim: Bệnh hẹp hở van tim (2 lá, 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi), sa van tim…
- Cơ tim: Dày thất trái, cơ tim giãn, viêm cơ tim…
- Rối loạn thần kinh tim: Thường liên quan đến những người bị căng thẳng, stress kéo dài, sang chấn tâm lý, sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, ma túy đá)…
Bên cạnh đó, người mắc bệnh toàn thân như tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, cường tuyến giáp… là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhịp tim nhanh. Đặc biệt phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, thay đổi nồng độ tiết tố trong cơ thể có thể gây rối loạn thần kinh tim. Bạn có thể xem chia sẻ của 1 trường hợp bị tim đập nhanh do rối loạn thần kinh tim suốt 10 năm, nhưng hiện nhịp tim của cô đã ổn định nhờ sử dụng giải pháp hỗ trợ điều trị chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim – TPBVSK Ninh Tâm Vương, xem chia sẻ của cô ngay dưới đây:
Bà Hưng chia sẻ về cách giảm nhịp tim nhanh do rối loạn thần kinh tim sau 10 năm mắc bệnh
Dấu hiệu nhận biết rối loạn nhịp tim nhanh
Tim đập nhanh là dấu hiệu đặc trưng mà người bệnh nào cũng có. Nhịp tim tăng có thể theo chu kỳ, ví dụ trong khi ngủ, sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc buổi trưa, xảy ra vào buổi tối trước khi đi ngủ, sau khi làm việc nặng, leo cầu thang… Tuy nhiên, thông thường người bệnh sẽ không rõ khi nào nhịp tim nhanh xuất hiện, điều này dẫn tới việc chẩn đoán nhịp tim nhanh rất khó khăn, bởi khi đi khám, nhịp tim lại trở về bình thường.
Nhịp tim tăng cao sẽ kéo theo cả những dấu hiệu, triệu chứng sau:
- Đánh trống ngực: Là triệu chứng khá phổ biến, cảm giác lồng ngực như rung lên do một nhịp đập mạnh và nhanh của tim.
- Đau nhói ngực
- Khó thở: Máu bị ứ trệ tại phổi do tim đập nhanh làm tăng áp lực trong phổi và giảm khả năng trao đổi không khí gây khó thở, ngộp thở, khó khăn khi hít thở sâu… Triệu chứng này thường xuất hiện cùng với đau nhói ngực.
- Đau đầu, chóng mặt: Do thiếu máu lên não
- Mệt mỏi cùng cực: Nhiều người bệnh mô tả cảm giác mệt mỏi rã rời, tay chân không muốn đụng vào bất kỳ công việc nào, chỉ muốn nằm yên một chỗ.
Nhịp tim nhanh và cách điều trị hiệu quả
Bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị nhịp tim nhanh phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sự có mặt của các bệnh tiềm ẩn.
Các phương pháp điều trị nhịp tim nhanh
- Nghiệm pháp Vagal: Là cách làm giảm nhịp tim có hiệu quả ngay tức thời, do ức chế dây thần kinh phế vị. Cách đơn giản nhất đó là uống một cốc nước đá lạnh, sử dụng đá lạnh khoát mạnh lên mặt, hoặc ho khan vài tiếng thật lớn.
- Thuốc điều trị nhịp tim nhanh: Thuốc được chỉ định nhằm làm giảm nhịp tim, cải thiện triệu chứng và phòng ngừa biến chứng. Các thuốc thường được chỉ định bao gồm: thuốc chống loạn nhịp; thuốc chống cục máu đông; thuốc điều trị nguyên nhân (thuốc hạ áp, giảm rối loạn mỡ máu, thuốc tiểu đường, thuốc cường giáp…).
- Đốt điện tim: Các bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ đặc biệt, luồn vào trong tim, sau đó dùng năng lượng sóng siêu âm triệt đối các ổ phát nhịp bất thường.
- Cấy máy khử rung tim dưới da: Được chỉ định trong các trường hợp nghiêm trọng, không còn đáp ứng với thuốc. Máy sẽ được cấy vào phần da trước ngực, giúp phát hiện các rối loạn bất thường và triệt phá chúng.
- Phẫu thuật maze: Thường được chỉ định cho người rung tâm nhĩ. Áp dụng bằng cách rạch những đường rạch nhỏ ở tâm nhĩ trái và phải để ngăn chặn các xung động điện bất thường.
Xem thêm: Đốt điện tim hết bao nhiêu tiền? Bảo hiểm có chi trả không?
Một số lời khuyên giúp kiểm soát nhịp tim nhanh
Duy trì một lối sống lành mạnh có thể quyết định đến 50% hiệu quả điều trị nhịp tim nhanh.
- Cân bằng điện giải: Tim hoạt động được là nhờ sự thay đổi nồng độ của các ion bên trong và bên ngoài màng tế bào cơ tim. Do đó, để tim hoạt động nhịp nhàng, cần ổn định nồng độ các ion này. Đó là lý do vì sao người bệnh tim đập nhanh nên ăn nhiều táo, chuối, sữa chua, rau lá xanh, bánh mì đen, ngũ cốc, các loại quả hạch… vì chúng rất giàu kali, canxi, magie.
Lựa chọn thực phẩm khoa học giúp kiểm soát nhịp tim nhanh hiệu quả
- Uống đủ nước: Mất nước có thể khiến tim đập nhanh, đánh trống ngực. Do đó, bạn nên uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày. Người bị huyết áp cao chỉ nên uống 1.0 – 1.5 lít.
- Luyện tập: Xu hướng khi nhịp tim tăng nhanh, chúng ta thường dễ bị hồi hộp, đánh trống ngực. Do đó, việc luyện tập các môn thể thao giúp kiểm soát cảm xúc như thiền, yoga, hít sâu thở chậm luôn được khuyến cáo cho những người bị tim đập nhanh.
Ninh Tâm Vương – giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho người nhịp tim nhanh
Người bị nhịp tim nhanh luôn than phiền rằng rất khó kiểm soát nhịp tim. Bởi đôi khi sử dụng thuốc giảm nhịp tim có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng của bệnh. Một số trường hợp khác thậm chí không được cho dùng thuốc, như bị rối loạn thần kinh tim, dẫn tới tâm lý hoang mang, lo sợ. Đứng trước khó khăn đó, công ty Hồng Bàng kết hợp cùng viện Thực phẩm chức năng Việt Nam sản xuất thành công Tpcn Ninh Tâm Vương – giải pháp chuyên biệt cho những người bị tim đập nhanh, rối loạn thần kinh tim, ngoại tâm thu. Sử dụng Ninh Tâm Vương giúp:
- Ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, từ đó giúp ổn định nhịp tim.Ổn định điện thế trong tim do điều hòa nồng độ các ion canxi, kali…
- Tăng sức bóp của tim, mỗi lần bơm được nhiều máu hơn, nên chỉ sau 2 – 4 tháng, triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau tức ngực, hồi hộp, trống ngực gần như hết hẳn.
- Giúp thư giãn mạch máu, giảm cholesterol nên sử dụng phù hợp cho người bị tim đập nhanh kèm huyết áp cao, bệnh động mạch vành.
Tại Việt Nam, đã có rất nhiều người bệnh nhịp tim nhanh kết hợp sử dụng thêm Tpcn Ninh Tâm Vương cho hiệu quả rõ rệt, bạn có thể lắng nghe chia sẻ của họ sau đây:
Anh Phương (Hải Dương) chia sẻ cách làm giảm tim đập nhanh 160 lần/phút
Xem thêm: Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim
Lê Hoa
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com