Vừa trải qua “cửa tử” do cơn nhồi máu cơ tim, bạn ngay lập tức phải chuẩn bị sẵn tâm lý để đối phó với những biến chứng cũng không kém phần nguy hiểm sau đây.
90% người bệnh sau nhồi máu cơ tim bị rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim nghiêm trọng đe dọa tính mạng (ví dụ nhịp nhanh thất, rung thất và block nhĩ thất) có thể là biểu hiện đầu tiên của thiếu máu cục bộ. Các rối loạn nhịp tim này gây nhiều ca tử vong đột ngột ở bệnh nhân có hội chứng mạch vành cấp tính. Nguy cơ tử vong do loạn nhịp tim ở những người sống sót sau cơn nhồi máu cơ tim cao nhất trong 6 tháng đầu tiên và vẫn cao trong 2 năm tiếp theo.
Nhịp nhanh bất thường dai dẳng có thể làm cho thiếu máu cơ tim cục bộ nặng hơn.
Các dạng rối loạn nhịp tim khác thường gặp sau nhồi máu cơ tim cấp:
- Vô tâm thu (Asystole)
- Loạn nhịp thất
- Nhịp tim chậm, rối loạn chức năng nút xoang nhĩ hoặc block tim.
- Nhịp xoang nhanh có thể do đau đớn, lo lắng hoặc thuốc điều trị.
- Rung nhĩ và nhịp tim nhanh bất thường trên thất.
Rối loạn nhịp tim là biến chứng phổ biến nhất sau nhồi máu cơ tim cấp
Để phòng ngừa nguy cơ rối loạn nhịp sau nhồi máu cơ tim, bạn có thể sử dụng thêm TPCN Ninh Tâm Vương, giúp ổn định nhịp tim, cải thiện triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để biết thông tin chi tiết.
Chia sẻ kinh nghiệm trị rối loạn nhịp tim sau nhồi máu cơ tim của ông Nam (TPHCM)
Biến chứng thiếu máu cục bộ sau nhồi máu cơ tim
Sau khi điều trị tiêu sợi huyết, tỷ lệ tái tắc hẹp của động mạch vành liên quan đến cơn nhồi máu cơ tim là khoảng 5 – 10% ngay tại thời điểm đó và 25 – 30% sau một năm. Nguy cơ cao hơn ở những người có bệnh đái tháo đường hoặc từng bị nhồi máu cơ tim trước đó. Với sự ra đời của stent mạch vành, nguy cơ tái hẹp mạch vành đã giảm đáng kể (còn khoảng 3% trong 90 ngày đầu tiên).
Tái nhồi máu tái phát trong một khu vực riêng biệt khó chẩn đoán trong 24 – 48 giờ đầu tiên sau cơn nhồi máu cơ tim ban đầu.
Đau thắt ngực có thể xảy ra sau vài giờ đến 30 ngày kể từ thời điểm nhồi máu cơ tim, thường gặp ở những người bị nhồi máu cơ tim ST không chênh (khoảng 25%).
Biến chứng cơ học sau nhồi máu cơ tim cấp
Suy tim
Suy tim xảy ra do cơ tim bị tổn thương hoặc do rối loạn nhịp tim và các biến chứng cơ học của nhồi máu cơ tim cấp (như hở van hai lá hoặc khiếm khuyết vách ngăn tâm thất). Mức độ suy tim phụ thuộc vào mức độ nhồi máu cơ tim và sự hiện diện của các biến chứng khác, chẳng hạn như hở van hai lá cấp.
Sốc tim xảy ra ở 5 – 20% số bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim.
Vỡ vách liên thất và vỡ thành ngăn (thành tự do)
Biến chứng này có thể xảy ra trong vòng 24 giờ sau nhồi máu cơ tim, nhưng thường xuất hiện sau đó 2 – 7 ngày, tỷ lệ tử vong trên 90%.
Yếu tố nguy cơ: Tuổi cao, nữ giới, hút thuốc lá, từng bị nhồi máu cơ tim trước đó, bị tăng nhịp tim lúc nhập viện, tăng huyết áp.
Phình mạch vành
Mạch vành bị vình là do chứa các “mảnh” vỡ của thành tự do thất trái. Phình mạch vành thường không có biểu hiện lâm sàng, được chẩn đoán bằng siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp.
Mạch vành bị phình có thể tự vỡ mà không cảnh báo trước ở 1/3 số bệnh nhân từng bị phình mạch vành trước đó. Vì vậy, tất cả những người bị phình mạch vành nên phẫu thuật để phòng ngừa vỡ tự phát.
Hở van hai lá cấp tính
Hình ảnh máu bị trào ngược tâm nhĩ trái do hở van hai lá cấp
Thường gặp ở những người bị nhồi máu cơ tim vùng sau dưới, các nguyên nhân khác bao gồm thiếu máu cục bộ, hoại tử hoặc vỡ cơ nhú.
Hở van tim hai lá sau nhồi máu cơ tim thường là thoáng qua và không có triệu chứng. Siêu âm tim được dùng để xác định tình trạng này.
Nếu hở van hai lá không cải thiện với thuốc giãn mạch, người bệnh cần phẫu thuật.
Phình thất trái
Sau một cơn nhồi máu cơ tim cấp, cơ tim trở nên nhạy cảm với áp lực của thành tim. Hậu quả của tình trạng này là mở rộng khu vực nhồi máu và dẫn đến phình thất trái. Tỷ lệ phình thất trái sau nhồi máu cơ tim cấp là 2 – 15%, ở những người không được điều trị tái tưới máu có nguy cơ cao hơn (10 – 30%). Tỷ lệ sống sót sau năm năm là 10 – 25%.
Phình thất trái có thể không biểu hiện triệu chứng nhưng cũng có thể gây nhịp tim nhanh tái phát, suy tim hoặc tuyên tắc mạch hệ thống.
Phình thất trái được chẩn đoán thông qua siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp. Điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.
Suy thất phải
Suy thất phải sau nhồi máu cơ tim cấp thường kèm theo thiếu máu cục bộ. Rối loạn chức năng tâm thất nhẹ bên phải phổ biến sau nhồi máu cơ tim vùng sau trước, tuy nhiên, ít khi suy tim xảy ra.
Suy thất phải được chẩn đoán thông qua siêu âm tim. Hầu hết bệnh nhân cải thiện sau 48 – 72 giờ.
Tắc nghẽn đường ra thất trái
Tác nghẽn đường ra thất trái xảy ra do nhiều nguyên nhân, như phì đại thất phải, giảm kích thước tâm thất trái, bất thường van hai lá và giảm co thắt. Đây là biến chứng hiếm gặp của nhồi máu cơ tim trước cấp tính, được chẩn đoán bằng siêu âm tim.
Biến chứng huyết khối và tắc mạch
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) và thuyên tắc phổi tương đối phổ biến sau nhồi máu cơ tim (trừ những người phải nằm giường bệnh vì suy tim).
Biến chứng này có thể dự phòng bằng He pa rin trọng lượng phân tử thấp (LMWH, liều dự phòng) và vớ nén. Khi cần, điều trị bằng LMWH (liều điều trị), sau đó dùng thuốc chống đông đường uống sau 3 – 6 tháng.
Huyết khối thành tim và tắc mạch hệ thống
Siêu âm tim có thể phát hiện huyết khối trong tâm thất. Huyết khối thất trái xảy ra ở 20% trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, tuy nhiên tỷ lệ này lên tới 60% ở những người từng bị nhồi máu cơ tim trước đó.
Biến chứng viêm màng ngoài tim
Viêm màng ngoài tim phổ biến sau một cơn nhồi máu cơ tim vùng trước. Tỷ lệ xảy ra sớm sau nhồi máu cơ tim cấp là xấp xỉ 10% (thường phát triển từ 24 – 96 giờ sau đó). Nguy cơ thấp hơn nếu được điều trị bằng tái tưới máu sớm.
Viêm màng ngoài tim có thể phát hiện bằng điện tâm đồ, siêu âm tim. Điều trị bằng các loại thuốc chống viêm và giảm đau.
Hội chứng Dressler
Hội chứng Dressler có biểu hiện lâm sàng giống viêm màng ngoài tim
Tỷ lệ mắc là 1 – 3%, xuất hiện từ 2 – 5 tuần sau nhồi máu cơ tim cấp, thường kèm theo tràn dịch màng phổi và viêm màng ngoài tim
Biểu hiện lâm sàng giống như hội chứng viêm màng ngoài tim: Đau sau xương ức, đau tăng lên khi thở sâu, khi ho, khi vận động, giảm bớt khi ngồi hoặc cúi về đằng trước.
Điều trị ban đầu với các thuốc chống viêm không ste roid. Hội chứng dễ tái phát và khi tái phát nhiều sẽ trở nên rất phiền phức cho người bệnh.
Bên cạnh những biến chứng kể trên, sau nhồi máu cơ tim có khoảng 20% số người bệnh rơi vào trạng thái trầm cảm, làm tăng nguy cơ tự tử. Vì vậy mà việc giúp đỡ, động viên tinh thần của các thành viên trong gia đình có ý nghĩa cực kỳ quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Xem thêm: Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim
Linh Hương
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com