Phân biệt hội chứng đột tử do loạn nhịp – Cơn đau tim – Ngừng tim

8 Lượt xem

Trong số những bệnh lý về tim mạch, thì hội chứng đột tử do tim rối loạn nhịp, nhồi máu cơ tim hoặc chứng ngừng tim đột ngột là những tình trạng cấp cứu y tế có thể đe dọa tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào. Dù không phải là những chuyên gia trong nghề, nhưng bạn hoàn toàn có thể cứu sống một người nếu biết cách xử lý nhanh chóng những vấn đề sức khỏe mà họ đang gặp phải. Sau đây là những dấu hiệu đặc trưng và cách xử trí khi gặp phải các tình trạng này:

Dấu hiệu hội chứng loạn nhịp tim gây đột tử (SADS)

Trong điều kiện sức khỏe bình thường, trái tim luôn đập đều đặn mỗi phút từ 60 đến 100 nhịp để bơm máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể. Rối loạn nhịp tim nhanh xảy ra khi tim đập trên 100 nhịp mỗi phút, làm phá vỡ hoạt động bình thường của hệ tuần hoàn. Nó không chỉ khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi thường xuyên, mà còn lo sợ gặp phải tình trạng tử vong đột ngột.

Hội chứng loạn nhịp tim gây đột tử (SADS) là một thuật ngữ dùng để mô tả sự gián đoạn đột ngột trong dẫn truyền điện tim, khiến tim ngưng đập. Hội chứng này thường gây ra bởi bệnh tim di truyền, bệnh co thắt động mạch vành, mất cân bằng điện giải (nồng độ kali, magie thấp), đặc biệt nó còn có thể xảy ra ở những người trẻ, khỏe mạnh mà không có bất thường gì về tim mạch. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 4.000 người dưới 35 tuổi chết vì hội chứng SADS mỗi năm, do đó, yếu tố quan trọng để phòng ngừa chính là nhận biết được những dấu hiệu ngay từ giai đoạn sớm.

Hoi chung loan nhip tim gay dot tu SADS rat nguy hiem co the dan toi tu vong

Hội chứng loạn nhịp tim gây đột tử (SADS) rất nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong

Các dấu hiệu phổ biến nhất của SADS là

–  Ngất xỉu khi đang tập luyện thể thao

–  Ngất xỉu hoặc co giật do rối loạn cảm xúc, vui buồn đột ngột, gặp một cú sốc tâm lý, hay sau khi bị giật mình

–  Tiền sử gia đình: Nếu trong cha mẹ hoặc người thân trong gia đình bị SADS thì con cái họ cũng sẽ có 50% nguy cơ mắc SADS

–  Đau tức ngực hoặc khó thở khi tập thể dục

–  Thanh niên bị đau đầu dẫn đến co giật và ngất trong khi tập thể dục, bị ngất trong một cơn động kinh hoặc ngất không có nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo SADS

Cách xử lý khi gặp người có dấu hiệu của SADS

–  Có thể nói, ngất xỉu là dấu hiệu phổ biến nhất của SADS. Khi bạn nhận thấy người thân có các dấu hiệu như ngất do rối loạn cảm xúc hoặc ngất trong khi đang tham gia hoạt động thể chất thì nhiều khả năng họ đang gặp phải hội chứng SADS. Trong các trường hợp này, bạn nên gọi ngay cấp cứu.

–  Theo dõi kiểm tra nhịp tim, nhịp thở, nếu có dấu hiệu tim ngừng đập thì cần thực hiện hô hấp nhân tạo và chờ xe cấp cứu tới.

–  Tùy thuộc vào mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giúp điều chỉnh nhịp tim, chẳng hạn như thuốc chẹn beta hoặc bổ sung kali, magie. Nếu khó khăn trong việc duy trì nhịp tim ổn định, người bệnh có thể được hỗ trợ bằng cách gắn máy tạo nhịp tim hoặc máy khử rung tim cấy ghép tự động.

TPCN Ninh Tâm Vương là sản phẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị giúp ổn định nhịp tim, giảm các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, khó thở, ngất xỉu,.. do rối loạn nhịp tim. Hãy gọi điện đến số 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn trực tiếp

Dấu hiệu của cơn đau tim

Mỗi năm có hàng nghìn người Canada chết vì nhồi máu cơ tim do không được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời. Chính vì vậy, học cách nhận biết những dấu hiệu của một cơn đau tim sẽ giúp bạn phản ứng nhanh chóng để cứu sống một người.

Các dấu hiệu của cơn đau tim có thể khác nhau từ người này sang người khác. Tùy vào từng thể trạng, giới tính, tuổi tác người bệnh sẽ có những biểu hiện riêng biệt. Thông thường, người bệnh sẽ có một số đặc điểm cơ bản dưới đây:

–  Đau thắt ngực, cảm thấy có lực ép đè nặng lên ngực hoặc đau rát khó chịu.

–  Đổ mồ hôi lạnh

–  Đau các vùng khác của cơ thể: Cơn đau từ cánh tay trái lan lên vai, cổ, hàm, xuống cánh tay hoặc ra sau lưng

–  Buồn nôn

–  Khó thở

–  Chóng mặt, choáng váng

Dau tuc nguc kho chiu vung tim la dau hieu cua con dau tim

Đau tức ngực, khó chịu vùng tim là dấu hiệu của cơn đau tim

Cách xử trí khi gặp các dấu hiệu của cơn đau tim

–  Nếu gặp phải bất kỳ những dấu hiệu trên, người bệnh nên gọi cấp cứu ngay lập tức và liên lạc với người thân.

–  Nên ngừng hoạt động, ngồi hoặc nằm xuống nghỉ ngơi ở tư thế và vị trí thoải mái nhất.

–  Sử dụng nitroglycerin dạng xịt hoặc đặt dưới lưỡi, theo liều dùng chỉ định của bác sỹ trước đó.

–  Nếu không bị dị ứng hoặc bất dung nạp Aspirin, có thể nhai và nuốt hai hoặc một viên lớn Aspirin tương đương liều dùng 80mg. Không nên tự ý uống các loại thuốc giảm đau khác như acetaminophen, ibuprofen thay aspirin.

–  Nghỉ ngơi, chờ nhân viên cấp cứu đến.

Dấu hiệu của ngừng tim đột ngột

Ngừng tim đột ngột là một cấp cứu y tế, người bệnh đột nhiên ngã quỵ, tim ngừng đập không thực hiện chức năng bơm máu tới não và mọi cơ quan, nếu nó xảy ra kéo dài, có thể gây tử vong tức thì.

Dấu hiệu cảnh báo ngừng tim đột ngột

–  Cơ thể đột nhiên ngã quỵ

–  Không có nhịp tim

–  Ngừng thở

–  Không đáp ứng với âm thanh bên ngoài hoặc khi có người khác chạm vào

–  Ở một số người trước khi ngã quỵ có các triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, đau ngực, khó thở, tim đập nhanh hoặc nôn mửa, ngất xỉu. Tuy nhiên, ngừng tim đột ngột thường không có dấu hiệu cảnh báo.

Nguoi benh bi ngung tim dot ngot can duoc theo doi hoi tho

Người bệnh bị ngừng tim đột ngột cần được theo dõi hơi thở

Cách xử trí người bệnh bị ngừng tim đột ngột

Nếu chứng kiến người bệnh bị ngừng tim đột ngột, bạn nên bình tĩnh và thực hiện các thao tác dưới đây:

–  Gọi cấp cứu ngay lập tức

–  Sử dụng máy khử rung tim tự động bên ngoài AED (nếu trong nhà có sẵn).

–  Theo dõi phản xạ của bệnh nhân. Khi người bệnh bị bất tỉnh hoặc ngừng thở cần hô hấp nhân tạo cho đến khi họ bắt đầu thở lại hoặc khi có xe cấp cứu tới

XEM THÊM KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT RỐI LOẠN NHỊP TIM

Thu Hương

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim