Phân suất tống máu – chỉ số đánh giá chức năng tim

707 Lượt xem

Phân suất tống máu (Ejection Fraction) là chỉ số đánh giá chức năng bơm máu của tim. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể chẩn đoán bạn có bị suy tim hay mắc một loại bệnh tim mạch nào khác.

Phân suất tống máu (EF) là gì?

Phân suất tống máu là chỉ số dùng để đo lường tỷ lệ phần trăm máu được bơm ra khỏi tim trong mỗi nhịp tim. Với mỗi buồng tâm thất sẽ có những chỉ số riêng:

– Phân suất tống máu thất trái (LVEF): cho biết tỷ lệ lượng máu được bơm ra khỏi tâm thất trái (buồng tim phía dưới, bên trái) trong mỗi nhát bóp.

– Phân suất tống máu thất phải (RVEF): cho biết tỷ lệ lượng máu được bơm ra khỏi buồng thất phải (buồng tim phía dưới, bên phải) đến phổi trong mỗi nhát bóp.

Khi nói đến phân suất tống máu thường để chỉ phân suất tống máu thất trái.

ntv23 2 20 1

Công thức tính phân suất tống máu – chỉ số đánh giá chức năng tim

Ý nghĩa của chỉ số phân suất tống máu

Một trái tim khỏe mạnh có chỉ số EF từ 50 – 70%, khi đó khả năng bơm máu của tim ở mức lý tưởng để cung cấp máu đáp ứng với nhu cầu của cơ thể. Dựa vào sự thay đổi của chỉ số phân suất tống máu, bác sỹ có thể đánh giá chức năng tim và chẩn đoán một số bệnh tim mạch.

– EF lớn hơn 75%: có thể là dấu hiệu của bệnh cơ tim phì đại.

– EF dưới 50%: tim không còn khả năng bơm máu một cách hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của cơ thể và có thể báo hiệu nguy cơ suy tim.

– EF dưới 40%: có thể được coi là tiêu chuẩn chẩn đoán suy tim. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp suy tim tâm trương nhưng chỉ số EF hoàn toàn bình thường.

– EF dưới 35%: Cho thấy một nguy cơ rối loạn nhịp tim đe dọa tính mạng, thậm chí gây ngừng tim đột ngột.

Nếu bạn bị nhịp tim nhanh, sử dụng sớm TPCN Ninh Tâm Vương sẽ giúp ổn định nhịp tim hiệu quả, giảm hồi hộp trống ngực, ngăn ngừa biến chứng. Hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0966.491.285 để được tư vấn chi tiết.

Phương pháp đo phân suất tống máu

Phân suất tống máu có thể được đo bằng các phương pháp sau:

– Siêu âm tim: đây là phương pháp phổ biến nhất để đánh giá phân suất tống máu.

– Thông tim: Bằng hình ảnh chụp được khi đưa ống thông qua đường động mạch tay hoặc chân đến tim, bác sĩ có thể xác định được phân suất tống máu của tim.

– Chụp cộng hưởng từ.

– Chụp cắt lớp vi tính.

– Quét đồng vị phóng xạ.

Dấu hiệu triệu chứng của EF thấp

Nhận biết các dấu hiệu của EF thấp là rất quan trọng bởi đó cũng là những dấu hiệu cảnh báo của suy tim. Những triệu chứng này bao gồm:

– Khó thở.

– Sưng, phù ở bàn chân, cẳng chân.

– Mệt mỏi

– Nhịp tim nhanh bất thường.

ntv23 2 21

Phân suất tống máu giảm có thể gây khó thở.

Làm thế nào để cải thiện chỉ số phân suất tống máu?

Tùy thuộc vào chỉ số EF của bạn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc hoặc đưa ra một số khuyến cáo để cải thiện chỉ số EF:

– Hạn chế muối: Với mức EF thấp, thận sẽ nhận được ít máu hơn bình thường, điều này càng làm cho khả năng đào thải muối và nước của cơ thể bị đình trệ, làm tăng thể tích tuần hoàn gây tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim. Do đó, bạn nên hạn chế lượng muối ăn đến tối đa 2g mỗi ngày.

– Hạn chế đưa chất lỏng vào cơ thể: Nếu chỉ số EF quá thấp, máu có thể bị ứ trệ tại phổi, cản trở khả năng trao đổi khí gây ra tình trạng khó thở. Ngoài ra, chất lỏng dư thừa có thể gây phù chân, tăng cân. Vì vậy, bác sĩ sẽ khuyến cáo một lượng nước phù hợp tùy theo chỉ số EF của bạn.

– Tập thể dục thường xuyên: bạn hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để luyện tập thể dục thể dục thể thao, điều này có thể giúp tăng cường sức khỏe tim mạch và cải thiện chỉ số phân suất tống máu hiệu quả.

Điều trị phân suất tống máu thấp

Nếu thuốc và các phương pháp hỗ trợ tỏ ra kém hiệu quả trong việc cải thiện phân suất tống máu, bạn có thể được chỉ định máy tạo nhịp tim cấy dưới da (thường chỉ định khi chỉ số EF dưới 35%). Thiết bị nhỏ gọn này đã được nghiên cứu chứng minh là có khả năng ngăn ngừa nguy cơ ngừng tim đột ngột ở những người có cơ tim suy yếu do tiền sử đau tim trước đây.

Không chỉ giúp đánh giá chức năng tim, chỉ số EF còn giúp đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị, giúp các bác sĩ đưa ra kế hoạch chữa bệnh phù hợp và hiệu quả hơn.

Xem thêm: 

Lê Lương

 

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim