Rối loạn nhịp tim: Nguyên nhân, dấu hiệu & cách điều trị hiệu quả

7761 Lượt xem

5/5 - (1 bình chọn)

Ở người trưởng thành khỏe mạnh, nhịp đập của tim bình thường sẽ nằm trong khoảng từ 60 – 100 lần/phút lúc nghỉ ngơi. Nếu có một tác động nào đó khiến trái tim đập bất thường: quá nhanh (lớn hơn 100 nhịp trên phút), quá chậm (dưới 60 nhip trên phút) hoặc lúc nhanh, lúc chậm, hay bỏ nhịp, sẽ được gọi là rối loạn nhịp tim, đây là biểu hiện thường gặp nhất trong số các bệnh về tim mạch.

Những nguyên nhân nào có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim?

Yếu tố tâm lý gây tăng nhịp tim

Căng thẳng quá mức, xúc động mạnh, lo lắng, sợ hãi sẽ kích thích cơ thể gia tăng giải phóng hormon adrenallin khiến tim đập nhanh, mạnh; gây đánh trống ngực, hồi hộp khi bạn rơi vào những tình huống trên.

Yếu tố tâm lý gây tăng nhịp tim

Bệnh tim gây rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có thể có căn nguyên từ rất nhiều bệnh lý tim mạch như:

– Bệnh mạch vành: làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng cho tim, khiến cho các mô cơ tim và hệ thống dẫn truyền điện không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết để hoạt động đúng.

Nguy hiểm nhất là nhồi máu cơ tim với di chứng để lại là các vết sẹo trong tim, làm cản trở con đường dẫn truyền của tim gây ra rối loạn nhịp.

 – Bệnh cơ tim: bao gồm bệnh cơ tim giãn và bệnh cơ tim phì đại. Ở cả 2 trường hợp này, cơ tim đều bị biến dạng và không thể đáp ứng đúng theo sự chỉ huy của hệ thống dẫn truyền điện tim, gây ra các rối loạn nhịp.

–  Bệnh van tim: Van tim bị hở, hẹp lâu ngày không được điều trị tốt có thể dẫn tới giãn hoặc phì đại cơ tim, gây ra rối loạn nhịp tương tự như trong bệnh cơ tim.

– Tăng huyết áp: huyết áp cao khiến cho tim phải tăng co bóp để thắng được sức cản lòng mạch. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cấu trúc tim bị thay đổi, phát triển các rối loạn nhịp nguy hiểm như rung nhĩ (50%).

Tpcn Ninh Tâm Vương có chứa thành phần chính là thảo dược Khổ sâm, giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị rối loạn nhịp tim nhanh do tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hẹp hở van tim… Liên hệ 0966.491.285 để biết thêm chi tiết.

Thuốc hoặc chất kích thích

Một số thuốc chữa hen suyễn, thuốc trị cảm cúm; chất kích thích như thuốc lá, nước ngọt có ga, cà phê, trà, rượu bia… có thể gây tăng nhịp tim.

Rối loạn nhịp tim do di truyền

Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim có thể do sự xuất hiện đường truyền phụ trong tim như trong Hội chứng wolff-parkinson-white, hoặc khiếm khuyết các kênh ion có nhiệm vụ kiểm soát điện thế trên màng tế bào, tham gia vào quá trình dẫn truyền điện tim.

Ngoài ra, một số bệnh lý khác cũng có thể gây ra rối loạn nhịp tim như rối loạn thần kinh tim, cường giáp, tiểu đường, thiếu máu, rối loạn điện giải do sốt, tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm độc… Và đôi khi, rối loạn nhịp tim xảy ra nhưng không thể xác định được chính xác nguyên nhân.

Các loại rối loạn nhịp tim thường gặp

Các biểu hiện của rối loạn nhịp tim thường rất phong phú và đa dạng. Dựa vào vị trí, tính chất, đặc điểm của các rối loạn nhịp tim, các bác sỹ sẽ có những phương pháp chẩn đoán rối loạn nhịp tim chính xác nhất.

Dựa theo đặc điểm, ta thường có:

  • Rối loạn nhịp tim nhanh: xảy ra khi tim đập > 100 lần/ phút lúc nghỉ ngơi.
  • Rối loạn nhịp tim chậm: xảy ra khi tim đập < 60 lần/ phút.
  • Ngoại tâm thu: là tình trạng xuất hiện những nhịp đập bất thường của tim. Tim đập quá “sớm”, vào lúc chưa “được phép” đã đập, sau nhịp đập sớm này, tim “nghỉ bù” một lát để lấy lại sức trước khi đập nhịp tiếp theo.

Dựa vào vị trí, có thể phân rối loạn nhịp tim thành 2 nhóm chính:

  • Rối loạn nhịp trên thất: Là các rối loạn nhịp tim xảy ra ở các vùng phía trên của tâm thất như nhịp xoang nhanh, nhịp nhanh nhĩ, rung nhĩ…
  • Rối loạn nhịp thất: Là các rối loạn nhịp tim xảy ra tại tâm thất như ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất, rung thất…

Việc phân loại có ý nghĩa rất quan trọng để giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác và điều trị rối loạn nhịp tim được hiệu quả hơn.

Triệu chứng của rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim có thể khiến cho hoạt động bơm máu của tim trở nên kém hiệu quả và gây ra các triệu chứng:

  • Hồi hộp, trống ngực: Đây là biểu hiện thường gặp nhất của rối loạn nhịp tim. Bạn có thể có cảm giác “hẫng hụt”, hay cảm giác tim bị ngưng lại trong một vài giây, và theo sau đó thường sẽ là một nhịp đập mạnh, đôi khi có thể giống như thể bị “đấm” vào ngực.
  • Cảm giác thấy nhịp tim đập nhanh hơn hoặc chậm hơn so với bình thường.
  • Cảm giác mệt mỏi, khó thở: Tình trạng rối loạn nhịp tim kéo dài sẽ làm giảm hiệu suất bơm và hút máu của tim, khiến bạn có các biểu hiện khó thở và mệt mỏi.
  • Đau ngực: là một trong những dấu hiệu nguy hiểm của rối loạn nhịp tim, thường xuất hiện trên nền các bệnh lý tim mạch khác như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim… Khi xuất hiện triệu chứng này bạn nên sớm đến gặp bác sĩ để phòng tránh những biến cố nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Một số triệu chứng khác cũng thường xuất hiện ở người bệnh rối loạn tim như choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, ngất, đau đầu nhẹ dai dẳng…

Triệu chứng của rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Trong một số các trường hợp, rối loạn nhịp tim có thể là vô hại, nhưng đa phần nó là biểu hiện của một tình trạng bệnh lý nặng, đe dọa đến cuộc sống của bạn. Vì vậy, nếu cảm thấy bất kỳ sự khác thường nào của trái tim, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và phát hiện sớm những vấn đề về tim mạch. Đặc biệt là trong những trường hợp dưới đây:

  • Tim đập nhanh hoặc chậm kèm theo cảm giác trống ngực, chóng mặt hoặc choáng ngất.
  • Loạn nhịp tim kèm theo khó thở, đau ở ngực, cổ, vai, cánh tay hoặc ở lưng.
  • Loạn nhịp tim xuất hiện khi bạn mới sử dụng một loại thuốc nào đó.
  • Loạn nhịp xuất hiện đồng thời với các triệu chứng khác như sút cân, mệt mỏi kéo dài và đánh trống ngực kèm theo đau đầu và vã mồ hôi…

Những biến chứng của rối loạn nhịp tim

Những biến chứng nguy hiểm mà bạn có thể gặp phải trong các trường rối loạn nhịp tim nặng và kéo dài đó là: huyết khối, suy tim, ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

  • Suy tim: Khi hiệu quả bơm máu bị giảm sút, tim của bạn sẽ phải cố gắng làm việc nhiều hơn bình thường để cung cấp đủ máu ra tuần hoàn đi nuôi cơ thể. Sự gắng sức kéo dài lâu ngày có thể làm trái tim suy yếu và cuối cùng dẫn đến suy tim.
  • Đột quỵ: Khi tim của bạn đập quá nhanh hoặc quá chậm, hiệu suất bơm máu của tim sẽ bị giảm sút. Khi đó, máu sẽ bị ứ đọng lại tại các buồng tim và hình thành nên các cục máu đông. Những cục máu đông này có thể bị vỡ ra và di chuyển theo dòng máu đến các động mạch não, làm tắc nghẽn hoặc vỡ động mạch và gây ra đột quỵ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề do não bị tổn thương.

Bạn cần làm gì khi bị rối loạn nhịp tim?

Thay đổi lối sống

Thực hiện thay đổi lối sống sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng rối loạn nhịp tim và giữ cho trái tim luôn khỏe mạnh. Những điều bạn nên làm bao gồm:

  • Ăn các loại thực phẩm tốt cho tim: ăn nhiều rau xanh, cá, hạn chế mỡ động vật và cholesterol…
  • Tăng cường hoạt động thể chất.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đặc…
  • Giảm bớt sự căng thẳng trong cuộc sống.

Tuân thủ điều trị

Khi được chẩn đoán mắc bệnh rối loạn nhịp tim, bạn cần tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Có rất nhiều phương pháp để điều trị rối loạn nhịp tim; tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể dùng độc lập hay phối hợp nhiều phương pháp với nhau, theo những nguyên tắc chung, đó là:

  • Loại bỏ các tác nhân gây loạn nhịp như một số loại thuốc điều trị hoặc các chất kích thích…
  • Điều trị tốt các bệnh lý nền: bệnh tim mạch, tiểu đường, cường giáp…
  • Sử dụng các thuốc chống loạn nhịp theo chỉ định: thuốc chẹn betathuốc chẹn kênh canxi,…
  • Áp dụng các nghiệm pháp làm giảm nhịp tim bằng cách gây cường phó giao cảm như: ấn và xoa xoang động mạch cảnh, ấn nhãn cầu, nghiệm pháp Valsalva…
  • Trong các trường hợp rối loạn nhịp tim nặng hoặc đáp ứng không tốt với điều trị nội khoa, các phương pháp khác có thể được áp dụng gồm: : đặt máy tạo nhịp tim, sốc điện tim, đốt điện tim, phẫu thuật…

Dùng sớm TPCN Ninh Tâm Vương để ổn định nhịp tim

Ninh Tâm Vương là thực phẩm chức năng hỗ trợ chuyên biệt cho người rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh chứa tinh chất Khổ sâm. Ninh Tâm Vương là một giải pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị rối loạn nhịp tim được chuyên gia tim mạch và người bệnh đánh giá cao, bởi hiệu quả ổn định nhịp tim của sản phẩm. TPCN Ninh Tâm Vương là sự kết hợp của Khổ sâm với các thảo dược quý khác có khả năng ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim thông qua việc điều chỉnh các kênh ion trên màng tế bào cơ tim, ức chế giải phóng chất gây co mạch, tăng nhịp tim tương tự như các thuốc chẹn beta và không gây ra tác dụng phụ.

Sử dụng sản phẩm Ninh Tâm Vương giúp tăng cao hiệu quả trong điều trị, để ổn định nhịp tim, cải thiện triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh và phòng ngừa các biến chứng của rối loạn nhịp tim. Sản phẩm mang lại hiệu quả cho hầu hết các trường hợp rối loạn nhịp tim do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn có thể xem chia sẻ của những người dùng hiệu quả trong video sau đây:

Xem thêm: Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim

Ds. Thu Thảo

Nguồn tham khảo:

http://www.medicinenet.com/

http://www.heart.org/

* Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tác dụng của sản phẩm nhanh hay chậm có thể thay đổi tùy theo tình trạng thể chất/cơ địa ở mỗi người.

 

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim