Rối loạn nhịp tim ở trẻ nhỏ thường là tim đập nhanh – một trong số bệnh tim bẩm sinh rất hay gặp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm, loạn nhịp nhanh có thể gây ra rất nhiều biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hệ tim mạch của trẻ sau này. Thế nhưng, không phải dễ dàng để bố mẹ nhận biết sự bất thường trong nhịp tim của con. Đối với trẻ em, các triệu chứng thường không rõ ràng, cộng thêm việc các bé chưa thể nhận thức và miêu tả chính xác những triệu chứng gặp phải. Do đó, bố mẹ nên trang bị đầy đủ kiến thức về rối loạn nhịp tim bẩm sinh nói riêng và các bệnh lý tim mạch nói chung.
Nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim bẩm sinh
Rối loạn nhịp tim ở trẻ nhỏ có mối liên quan trực tiếp đến các bệnh tim bẩm sinh. Một dị tật tại tim có thể làm rối loạn hoạt động tim mạch gây nhịp tim nhanh ở trẻ. Các trường hợp dị tật tim mạch bẩm sinh này thường được chẩn đoán ngay trong giai đoạn mang thai và những triệu chứng, biểu hiện bệnh sẽ được các bác sỹ dự đoán trước.
Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, loạn nhịp tim nhanh không do những dị tật tại tim mà có nguyên nhân là rối loạn thần kinh tim. Cũng như ở người trưởng thành, rối loạn thần kinh tim rất khó chẩn đoán vì không có bất kỳ tổn thương thực thể nào tại tim. Bên cạnh đó, các triệu chứng của rối loạn thần kinh tim khá mơ hồ, chỉ biểu hiện rõ rệt khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng. Rối loạn thần kinh tim gây tim đập nhanh bẩm sinh chính là trường hợp mà bố mẹ nên lưu ý khi chăm sóc trẻ.
Rối loạn nhịp tim bẩm sinh chủ yếu do rối loạn thần kinh tim
Dù nhịp tim nhanh ở trẻ do nguyên nhân nào, thì bản thân các em hoàn toàn chưa nhận thức được và thậm chí còn không mô tả được tình trạng mà mình đang gặp phải. Vậy nên, bố mẹ lúc này cần là người thay các con lưu ý những biểu hiện bất thường và nhanh chóng đưa bé đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.
Các dạng rối loạn nhịp tim nhanh bẩm sinh
Loạn nhịp tim thường sẽ bắt đầu tại một buồng tim trước và lan dần toàn trái tim. Có thể phân chia thành các loại rối loạn nhịp tim dựa vào nơi khởi phát bệnh.
1. Rung nhĩ: Trong điều kiện bình thường, trung tâm phát nhịp sẽ truyền một hiệu điện thế xuống tim qua hai tâm nhĩ trước, kích thích nhĩ co bóp. Dòng điện lan dần và lần lượt nhĩ – thất co bóp đều đặn. Tuy nhiên, trong bệnh rung nhĩ, xung điện xuất hiện dồn dập và xuất phát từ nhiều vị trí khiến tâm nhĩ co bóp nhanh và không đều, hoạt động bơm máu xuống thất không hiệu quả.
Ngoài những thuốc điều trị, để làm giảm những cơn hồi hộp, trống ngực, khó thở ở trẻ do rối loạn nhịp tim bẩm sinh gây ra, bố mẹ có thể cho bé sử dụng kết hợp thêm sản phẩm hỗ trợ như tpcn Ninh Tâm Vương. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
2. Nhịp nhanh nhĩ: Là một dạng của nhịp nhanh trên thất, trong đó nhịp tim nhanh và đều xuất phát từ nguyên nhân do tâm nhĩ.
3. Nhịp nhanh thất: Tương tự như tâm nhĩ, rối loạn xung điện tại thất có khả năng gây nhịp tim nhanh và được gọi nhịp nhanh thất.
Ở trẻ em, các dấu hiệu về nhịp tim nhanh thường không đặc trưng, chẳng hạn như con hay mệt, thở dốc hoặc khò khè. Lúc này trẻ thường khóc, quấy và kém ăn. Bố mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe của con, khi thấy nhịp tim nhanh liên tục nhiều ngày, nên đưa con đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Điều trị nhịp tim nhanh ở trẻ nhỏ
Tuy khó phát hiện và chẩn đoán, nhưng lại có rất nhiều phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim nhanh bẩm sinh. Ngoài việc dùng thuốc ổn định nhịp tim, khi tình trạng bệnh nặng hơn, bệnh nhi có thể sẽ được can thiệp bởi các kỹ thuật hoặc phẫu thuật để ngăn ngừa biến chứng. Nếu trẻ bị tim đập nhanh do bệnh tim bẩm sinh, phẫu thuật điều trị loạn nhịp tim có thể được tiến hành đồng thời với phẫu thuật sửa chữa các khuyết tật tim khác.
Phương pháp phổ biến và hiệu quả trong điều trị rối loạn nhịp tim hiện nay là triệt đốt qua ống thông (cardiac arrhythmia ablation). Đây là kỹ thuật sử dụng các ống thông chứa điện cực ở đầu để phát hiện những vị trí có điện tim bất thường gây rung nhĩ, sau đó dùng năng lượng sóng vô tuyến để cắt bỏ những đường dẫn điện phụ này.
Đưa con đi khám định kỳ để hạn chế biến chứng của loạn nhịp tim bẩm sinh
Một phương pháp khác trong điều trị rung nhĩ là phẫu thuật cô lập nhĩ trái (Maze). Phẫu thuật Maze tạo ra các vết rạch trên nhĩ để tạo các mô sẹo ngăn các xung điện hỗn loạn đến tim khiến điện tim đi theo một con đường duy nhất qua nút nhĩ thất để tạo nhịp bình thường. Trước đây, kỹ thuật này đòi hỏi tim phải ngừng hoạt động trong khoảng 45 – 60 phút với sự hỗ trợ hoạt động của tim nhờ máy tim – phổi. Hiện nay, kỹ thuật Maze can thiệp nhờ sóng vô tuyến, vi sóng, siêu âm và cắt lạnh mang lại hiệu quả cao, đơn giản, giảm thiểu sự xâm lấn và thời gian phẫu thuật.
Ngoài ra, một số trường hợp trẻ bị loạn nhịp thất có thể được chỉ định dùng máy tạo nhịp thay vì phẫu thuật. Máy sẽ giúp duy trì ổn định nhịp tim trong nhiều năm.
Trong nhiều trường hợp, trẻ bị rối loạn nhịp tim bẩm sinh do rối loạn thần kinh tim có thể sử dụng các hoạt chất thiên nhiên trong thảo dược Khổ sâm kết hợp với thành phần y học hiện đại như Taurine, Magie.
Rối loạn nhịp tim bẩm sinh có thể gây ra nhiều biến chứng có hại cho hệ tim mạch của trẻ. Tuy nhiên, bệnh có thể phát hiện và điều trị sớm nếu người mẹ được khám đầy đủ trong thời gian mang thai, và em bé được kiểm tra sức khoẻ cẩn thận sau sinh. Chẩn đoán sớm chính là yếu tố then chốt hàng đầu để ngăn ngừa loạn nhịp tim và rối loạn tim bẩm sinh nói chung tiến triển, làm ảnh hưởng đến tương lai và sức khoẻ lâu dài của trẻ.
Người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh chia sẻ cách ổn định nhịp tim
Tú Trinh
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com