Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra khi hệ thống thần kinh điều khiển các chức năng không tự chủ gặp “trục trặc”. Điều này có thể ảnh hưởng đến huyết áp, nhiệt độ, chức năng tiêu hóa, tiết niệu, thậm chí là cả tình dục. Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhịp tim, từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe thể chất và tâm thần của người bệnh, chính vì vậy mà bệnh còn được gọi với cái tên khác là “rối loạn thần kinh tim”
Rối loạn thần kinh thực vật là gì?
Rối loạn thần kinh thực vật là một nhóm các rối loạn xảy ra khi có sự mất cân bằng trong hoạt động của hệ thống thần kinh thực vật (hay thần kinh tự trị), từ đó gây ra nhiều triệu chứng khác nhau trên nhiều cơ quan, không phải là một bệnh cụ thể.
Hệ thần kinh thực vật chi phối hoạt động của hệ tim mạch, tiêu hóa, sinh dục, tuyến tiết, tiết niệu… được chia làm 2 nhánh gồm hệ giao cảm (kích thích hoạt động) và phó giao cảm (ức chế hoạt động). Ở người khỏe mạnh hoạt động của hệ giao cảm và phó giao cảm sẽ luôn cân bằng. Khi cán cân công bằng này dịch chuyển, sẽ gây “xáo trộn” hoạt động chức năng của các cơ quan mà nó chi phối.
Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật
Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật khác nhau, phụ thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng. Chúng thường được phát triển qua nhiều năm, rất đa dạng. Một người bị rối loạn thần kinh thực vật có thể chỉ bị một vài triệu chứng, nhưng cũng có thể là rất nhiều triệu chứng phối hợp.
Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều cơ quan mà nó chi phối
Chúng bao gồm:
– Chóng mặt và ngất xỉu khi đứng: do huyết áp giảm đột ngột
– Các vấn đề về tiểu tiện: Khó đi tiểu, tiểu són, tiểu dắt, khiến nước tiểu trong bàng quang bị ứ lại lâu ngày, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu
– Khó khăn về tình dục: Khó đạt được cực khoái ở cả nam và nữ, rối loạn cương, xuất tinh sớm ở nam giới và khô âm đạo ở nữ giới
– Vấn đề tiêu hóa: Đầy trướng bụng, cảm giác ăn mất ngon, tiêu chảy, táo bón, nôn, buồn nôn, khó nuốt, ợ nóng… do thay đổi chức năng tiêu hóa
– Ra mồ hôi bất thường: Chẳng hạn đổ mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít, gây ảnh hưởng tới việc điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể
– Đồng tử (mắt) khó giãn nỡ: Làm ảnh hưởng tới việc điều chỉnh ánh sáng và bóng tối, khó khăn khi lái xe vào ban đêm
Trong tất cả các triệu chứng liên quan đến rối loạn thần kinh thực vật, thì rối loạn thần kinh tim khá phổ biến, bắt gặp ở hầu hết những người được chẩn đoán bệnh. Bạn có thể trải qua các triệu chứng sau đây:
– Mệt mỏi: không chỉ về thể xác mà còn kéo theo cả tinh thần suy sụp. Nhiều người mô tả họ “lười” tất cả các công việc, ngay cả việc đi lại, dọn dẹp vệ sinh, lúc nào họ cũng chỉ muốn ngồi hoặc nằm yên một chỗ
– Đánh trống ngực: Bạn có thể cảm nhận trái tim đập nhanh, hoặc hẫng trong lồng ngực
– Đau nhói ngực: Một số bạn trẻ thường xuyên thức khuya, áp lực thỉnh thoảng có thể bị đau nhói vùng ngực, không giống như cơn đau mạch vành là đau như thắt chặt, như có ai đó đang bóp chặt lồng ngực
– Hội chứng tăng thông khí: Là triệu chứng khá phổ biến, bạn có cảm giác ngộp thở, không đủ không khí để hít vào
Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật
Có rất nhiều các nguyên nhân được xác định có thể dẫn tới rối loạn thần kinh thực vật. Nó có thể xuất hiện ở những người:
– Người trẻ tuổi, thường xuyên bị căng thẳng, stress kéo dài
– Nghiện rượu
– Bệnh tiểu đường, đa xơ cứng, alzheimer, lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, loét dạ dày – tá tràng
– Tổn thương dây thần kinh
– Tác dụng phụ của một số loại thuốc hóa trị ung thư
– Rối loạn di chuyển từ mẹ sang còn
– Mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, bệnh Lyme…
Riêng với những người mắc bệnh tiểu đường, Hiệp hội tiểu đường khuyến cáo cần đi kiểm tra hệ thống dây thần kinh này tối tiểu 1 lần/năm.
Rối loạn thần kinh thực vật có nguy hiểm không?
Rối loạn thần kinh thực vật không quá nguy hiểm. Nhưng ảnh hưởng nặng nề nhất mà căn bệnh này gây ra chính là tâm trạng chán nản, buồn bực, mệt mỏi không còn sức sống do các triệu chứng hiện diện thường xuyên. Họ rất dễ bị trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực dẫn tới tự sát. Đây chính là một trong những khó khăn lớn nhất, thách thức cả bác sĩ điều trị, lẫn bản thân người bệnh.
Trầm cảm là biến chứng đáng sợ nhất khi bị rối loạn thần kinh thực vật
Một số rủi ro hiếm gặp hơn:
– Sự mất cân bằng nồng độ điện giải do đổ mồ hôi quá mức hoặc do tiêu chảy
– Chấn thương do ngã
– Suy thận
– Suy dinh dưỡng
Các phương pháp điều trị rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng vẫn có những cách kiểm soát hiệu quả.
Mục tiêu trong điều trị đầu tiên đó chính là giải quyết căn bản nguyên nhân sinh ra bệnh. Ví dụ nếu do thuốc cần dừng thuốc, nếu do bệnh tiểu đường cần kiểm soát tốt đường huyết. Mục tiêu thứ 2 là cải thiện các triệu chứng cụ thể mà người bệnh đang gặp phải.
Rối loạn thần kinh thực vật uống thuốc gì?
Nếu rối loạn thần kinh thực vật gây ra các triệu chứng tim mạch và huyết áp, bác sĩ cần kê toa thuốc làm tăng huyết áp. Thuốc thường được chỉ định là nhóm corticoid.
Nếu nhịp tim tăng cao, hoặc loạn nhịp,thuốc chẹn beta là ưu tiên hàng đầu để giúp giảm nhu cầu năng lượng của tim, giúp giãn mạch máu, từ đó hạ nhịp tim. Tuy nhiên, cần lưu ý là thuốc đôi khi có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh, vì vậy cần thông báo sớm cho bác sĩ nếu có bất thường.
Nếu các triệu chứng liên quan đến tiêu hóa, sử dụng thuốc để tăng co thắt đường ruột, giúp làm giảm táo bón, nếu bị tiêu chảy sẽ phải dùng thuốc tiêu chảy…
Tương tự như vậy, ở phụ nữ gặp khó khăn trong quan hệ, sẽ phải sử dụng gel bôi trơn, nam giới có thể uống thuốc tăng cường sinh lý. Người tiểu tiện không tự chủ ngoài việc dùng thuốc thì cần phải huấn luyện bàng quang co và giãn theo kiểm soát…
Chữa rối loạn thần kinh tim bằng đông y
Việc tìm đến các giải pháp từ Đông y được xem là cứu cánh cho những người bị rối loạn thần kinh tim sau nhiều năm chữa trị không thành công.
Các chuyên gia cho biết, để điều trị rối loạn thần kinh tim hiệu quả, cần hạn chế sự căng thẳng của hệ thần kinh giao cảm, tăng thư giãn mạch máu để ổn định hoạt động của tim. Nghiên cứu về dược liệu quý Khổ sâm của trường Đại học Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc đã phát hiện ra rằng: matrin và oxymatrin trong rễ của Khổ sâm có tác dụng ức chế co mạch, thúc đẩy sự thư giãn mạch máu nhờ đó nên giúp ổn định nhịp tim. Như vậy một phần nào đó, chúng hoạt động giống như cơ chế của các thuốc chẹn beta nhưng không gây tác dụng phụ trên đường hô hấp và không gây giảm nhịp tim quá mức.
Chia sẻ của một người bệnh từng 10 năm vật lộn với chứng rối loạn thần kinh tim, nhưng chỉ sau 2 tháng dùng TPCN Ninh Tâm Vương có thành phần chính là Khổ sâm, câu chuyện đã hoàn toàn khác:
Chế độ ăn và tập luyện giúp kiểm soát rối loạn thần kinh thực vật
Quyết định đến phần lớn hiệu quả điều trị rối loạn thần kinh thực vật đó là thư giãn được đầu óc. Bạn cần hiểu rõ ràng việc điều trị cần có thời gian để cơ thể tự thích nghi và điều chỉnh. Bi quan, nóng vội chỉ khiến bệnh ngày một nặng.
Bên cạnh đó, bạn sẽ phải từ bỏ chất kích thích, các yếu tố kích thích thần kinh như chơi game, xem phim kinh dị, thức khuya, lo lắng… Bạn nên có thời gian ngủ nghỉ, vui chơi hợp lý. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, nhất là các bài tập giúp điều tiết cảm xúc như thiền, yoga, tập hít sâu thở chậm…
Xem thêm: Bí quyết giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rối loạn thần kinh tim
Ds. Lê Hoa
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com