Rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không – chữa khó hay dễ?

56 Lượt xem

5/5 - (5 bình chọn)

Rối loạn thần kinh tim khó chữa khỏi hoàn toàn do không tìm ra nguyên nhân gây bệnh nhưng bạn vẫn có thể kiểm soát nếu biết về bệnh, điều trị và thay đổi lối sống lành mạnh. Vậy ai có nguy cơ bị rối loạn thần kinh tim, dấu hiệu, triệu chứng là gì và cách nào giúp người bệnh sống lâu, sống khỏe. Chi tiết sẽ được giải đáp dưới đây:

Rối loạn thần kinh tim là gì?

Rối loạn thần kinh tim là tình trạng rối loạn không rõ nguyên nhân, liên quan đến tim như tim đập nhanh, chậm, hồi hộp, trống ngực, mệt mỏi, đôi khi đau tức ngực. Đây không phải bệnh tim thực thể nên người bệnh đi khám, làm xét nghiệm, điện tâm đồ nhưng không phát hiện được tổn thương, bệnh lý hoặc bất thường nào tại tim. Bệnh còn có tên gọi khác như: rối loạn thần kinh thực vật, cường giao cảm.

Nhìn chung thì đây là 1 dạng rối loạn lành tính, tiên lượng tốt, không gây nguy hiểm cho sức khỏe và không ảnh hưởng đến chuyện lập gia đình, nhưng đôi khi nó cũng làm ảnh hưởng đến tinh thần của người bệnh. Bạn có thể nghe Ts. Bs. Phạm Như Hùng – Tổng thư ký Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam chia sẻ về bệnh lý này trong clip dưới đây:

Rối loạn thần kinh tim là gì? Có phải rối loạn thần kinh thực vật?

Rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không?

Rối loạn thần kinh tim ít gây biến chứng nguy hiểm nếu chúng xuất hiện thưa thớt. Ngược lại, rối loạn thần kinh tim có thể làm tăng nguy cơ suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… khi các cơn rối loạn tim xuất hiện dày đặc. Nhưng dù ở mức độ nặng hay nhẹ thì rối loạn thần kinh tim cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới tâm trạng của người bệnh, khiến họ dễ cảm thấy chán nản, mệt mỏi, thiếu sức sống vì tim đập nhanh, dẫn tới tăng nguy cơ trầm cảm. Tất cả những điều đó tạo ra một vòng xoáy luẩn quẩn khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn và phức tạp.

Ai dễ bị rối loạn thần kinh tim

Ts. Bs Phạm Như Hùng – Tổng thư ký hội tim mạch can thiệp, chuyên gia về điện sinh lý học và tạo nhịp tim cho biết: “Bệnh thường gặp ở những người phụ nữ trẻ hoặc những người trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim không rõ ràng, có thể bắt nguồn từ sự thay đổi cảm xúc, bực tức, cáu giận, lo lắng, chấn thương tâm lý, đổ vỡ sau 1 mối quan hệ. Vì vậy mà người hay gặp stress, làm việc quá sức, lo lắng dai dẳng, ít vận động,… đều dễ bị rối loạn thần kinh tim. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện cùng rối loạn lo âu hay trầm cảm”.

Rối loạn thần kinh tim thường gặp phổ biến ở phụ nữ trẻ

Rối loạn thần kinh tim thường gặp phổ biến ở phụ nữ trẻ

Dấu hiệu của bệnh rối loạn thần kinh tim

Nhịp tim được điều khiển bởi hệ thần kinh tim, mà thần kinh tim lại được chi phối bởi thần kinh tự chủ, đã là tự động rồi thì chúng ta không thể làm chủ được. Khi gặp 1 chuyện gì đó, đáp ứng thần kinh tim của mỗi người sẽ khác nhau, vì vậy tần số tim có khác nhau. Nếu bạn bị rối loạn thần kinh tim, bạn sẽ dễ bị kích thích hơn và có dấu hiệu, triệu chứng thường gặp ở người bệnh tim mạch như:

  • Tim đập không đều, nhanh hoặc chậm
  • Mệt mỏi: mệt mỏi thông thường nếu nghỉ ngơi hợp lý sẽ đỡ nhưng mệt do rối loạn thần kinh tim thường kéo dài.
  • Đánh trống ngực: cảm thấy tim đập loạn xạ trong lồng ngực.
  • Chóng mặt: choáng váng, đứng không vững.
  • Tăng thông khí: tình trạng thở nhanh và sâu, cảm giác như không hít đủ không khí, giống với hơi thở sau khi chạy bộ một quãng đường dài, người bệnh có cảm giác như không thể lấy đủ không khí vào phổi và muốn ngất xỉu.

Rối loạn thần kinh tim có chữa được không?

Trên thực tế, rối loạn thần kinh tim khó chữa khỏi hoàn toàn do nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được làm rõ. Người bệnh có triệu chứng nhưng đi khám không ra bệnh tim dẫn đến lo lắng, sợ hãi, cảm giác thầy thuốc, bạn bè và gia đình không ai hiểu mình. Ở giai đoạn sớm, bệnh khá lành tính nhưng theo thời gian, bệnh sẽ dần tiến triển nặng thêm làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống như: nhịp tim tăng cao, mệt mỏi nhiều hơn, chóng mặt, đánh trống ngực, mất ngủ thường xuyên. Và về lâu dài bệnh có gây ra biến chứng nguy hiểm như: suy tim, đột quỵ, ngừng tim đột ngột do tim đập quá nhanh…

Có thể thấy cảm xúc chi phối trực tiếp đến rối loạn thần kinh tim nên việc điều trị không chỉ đơn thuần là dùng thuốc tây mà phải kết hợp với lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực và cũng có nhiều trường hợp điều trị mãi không thuyên giảm do không làm chủ được cảm xúc của bản thân. Nếu tìm được nguyên nhân, kết hợp tốt liệu pháp tâm lý và biện pháp không dùng thuốc như ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục… thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Xem thêm: Bệnh rối loạn thần kinh tim: điều trị dễ hay khó? – Rối loạn nhịp tim

Bí quyết sống khỏe khi bị rối loạn thần kinh tim

Dùng thuốc điều trị

Các loại thuốc điều trị chứng rối loạn thần kinh tim thường là thuốc thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm để giảm lo lắng, căng thẳng, thuốc chẹn beta giao cảm để làm giảm nhịp tim. Nhưng dùng thuốc cũng chỉ là biện pháp tạm thời để giảm nhẹ triệu chứng chứ không giải quyết được gốc rễ của bệnh. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc tây trong trường hợp nặng và được bác sỹ chỉ định bởi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như: hạ nhịp tim quá mức, nhờn thuốc, đôi khi còn làm tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên nặng hơn…

Nhiều nhà nghiên cứu và các bác sỹ cho rằng người bệnh nên kết hợp điều trị bằng thuốc với các giải pháp tự nhiên như trò chuyện với bạn bè, người thân để giảm stress, căng thẳng, nghỉ ngơi, thay đổi môi trường sống. Người bệnh nên bổ sung các vitamin B, C bởi đây là các chất giúp thư giãn thần kinh, giảm lo lắng và ổn định hoạt động của tim.

Xem thêm: Rối loạn thần kinh tim uống thuốc gì, điều trị thế nào?

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và không nên ăn gì? Cần tránh gì?

Chế độ ăn uống bổ dưỡng khoa học không những giúp phòng bệnh rối loạn thần kinh tim mà còn giúp bạn có thể kiểm soát được các bệnh tim mạch khác. Người bệnh nên ăn các loại rau lá xanh, hoa quả tươi, nước trái cây, các thực phẩm ít chất béo. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol, muối, đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ như da lợn, da gà cũng nên hạn chế… Ngoài ra, thần kinh tim nhạy cảm với các yếu tố kích thích như cay, nóng, lạnh đột ngột, đặc biệt là rượu bia có thể kích hoạt cơn rung nhĩ (tim đập nhanh 150 – 180 nhịp/phút). Vì thế, người bệnh không nên ăn đồ quá cay như: ớt, hạt tiêu… vì những thứ này sẽ làm tuần hoàn máu tăng nhanh, khiến tim đập nhanh hơn. Ngoài chế độ ăn uống hợp lý thì người bệnh cần giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, vì khi thời tiết lạnh sẽ gây co mạch, làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim do nhu cầu cơ thể cần giữ được nhiệt độ ấm nên tim cần phải làm việc nhiều hơn để đưa oxy tới các mô trong cơ thể, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và nhiễm trùng đường hô hấp, từ đó làm tăng nguy cơ tổn thương tim mạch. Ngoài ra, nhiệt độ quá cao cũng làm rối loạn nhịp tim trở nặng hơn do nhịp tim tăng lên. Bạn có thể xem video sau đây của Ts. Bs. Phạm Như Hùng – Tổng thư ký Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam về các thực phẩm dễ làm tăng nhịp tim.

Chuyên gia tư vấn về những loại thức ăn, đồ uống gây nhịp tim nhanh

Điều trị rối loạn thần kinh tim bằng đông y

Ở các nước phát triển đã từng sử dụng dịch chiết Khổ sâm đường tiêm truyền cho người mắc chứng rối loạn nhịp tim tương đối hiệu quả. Nhờ hoạt chất Mantrin và Oxymantrin có trong thành phần, Khổ Sâm sẽ giúp ổn định thần kinh tim, ổn định tính dẫn truyền, ngăn ngừa tiết adrenalin – 1 chất gây co mạch, làm tăng nhịp tim, do đó ổn định nhịp tim; thư giãn mạch máu nên làm giảm nhịp tim ở người hay lo lắng, căng thẳng. Tác dụng này tương tự như cơ chế của thuốc chẹn beta nhưng ưu điểm là không làm hạ nhịp tim quá mức, không gây co thắt khí phế quản nên người bị hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng dùng được. Người bệnh không cần đi đâu xa để tìm loại dược liệu quý như Khổ Sâm mà có thể dùng Ninh Tâm Vương với thành phần chính là Khổ Sâm kết hợp với Đan Sâm, Natto, Hoàng Đằng, Taurine để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh tim, giúp giảm triệu chứng như tim đập nhanh, mệt mỏi, trống ngực mà người bệnh gặp phải. Bà Hưng ở Quốc Oai đã bị rối loạn thần kinh tim 10 năm, đi khám không tìm ra bệnh khiến bà rất hoang mang, nhưng sau khi dùng Ninh Tâm Vương được 2 tháng, sức khỏe và nhịp tim của bà đã cải thiện rõ rệt:

Lời giải cho bệnh rối loạn thần kinh tim sau 10 năm tìm kiếm

Xem thêm: Ninh Tâm Vương có tốt không? Gợi ý cách dùng hiệu quả nhất

Lo lắng chỉ khiến bệnh nặng thêm, vì vậy người bệnh rối loạn thần kinh tim nên giữ cho mình tâm trạng thoải mái, lạc quan, chia sẻ với bạn bè, người thân để giải tỏa căng thẳng, chất lượng cuộc sống từ đó cũng cải thiện theo.

Lê Thanh Hoa

Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.

Thông tin liên hệ:

SĐT: 0966.491.285

Email: btvlegiang@gmail.com

ĐẶT HÀNG NGAY ĐỂ NHẬN ƯU ĐÃI




    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    loannhiptim.co

    Chuyên trang cung cấp thông tin về bệnh, hướng dẫn điều trị, chăm sóc và tư vấn về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh

    THEO DÕI CHÚNG TÔI QUA

    Các bài viết của LOẠN NHIP TIM chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.

    Copyright 2023 © Loạn Nhịp Tim