Rối loạn thần kinh tim tuy gây ra các triệu chứng tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở nhưng lại rất khó phát hiện khi đi thăm khám. Điều này khiến những người mắc phải vô cùng lo lắng. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ rối loạn thần kinh tim là gì, có nguy hiểm không và cách điều trị bệnh hiệu quả.
Người bị rối loạn thần kinh tim có triệu chứng như bệnh tim thực sự nhưng đi khám lại không ra bệnh
Bệnh rối loạn thần kinh tim là gì?
Rối loạn thần kinh tim là tên gọi chung của các rối loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân khiến tim đập nhanh hoặc đập chậm, hồi hộp, khó thở, choáng váng, chóng mặt, ngất hay tim bỏ nhịp… Bệnh còn được gọi là rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn lo âu hay cường giao cảm.
Tuy các biểu hiện như một bệnh tim thực sự nhưng đa số người bệnh đi khám đều không tìm ra bệnh, hoặc lúc đến viện nhịp tim lại ổn định nên ít khi được bác sỹ quan tâm điều trị. Điều này khiến họ ngày càng lo lắng, hoang mang, thậm chí nghĩ rằng mình bị hoang tưởng, bị ma làm.
Rối loạn thần kinh tim làm tim đập nhanh như thế nào?
Hệ thần kinh tim hay thần kinh thực vật tại tim có nhiệm vụ điều khiển nhịp tim. Vì vậy, khi hệ thần kinh này bị rối loạn, tim sẽ đập nhanh kèm theo triệu chứng như đau ngực, khó thở, hồi hộp. Những người bị rối loạn thần kinh tim, chỉ có hệ thần kinh tim bị mất cân bằng, còn trái tim không có bất cứ tổn thương nào. Đây là lý do tại sao khi siêu âm tim hay điện tâm đồ, bác sĩ sẽ không tìm được nguyên nhân bệnh.
Nhìn chung thì rối loạn thần kinh tim thường khiến cho bạn cảm thấy rất khó chịu, chất lượng cuộc sống và khả năng làm việc bị ảnh hưởng lớn. Tình trạng này diễn ra kéo dài làm suy giảm cả về sức khỏe lẫn tinh thần, nhiều người trở nên thay đổi hoàn toàn về tính nết, hay cáu gắt, bực bội. Bệnh khó điều trị dứt điểm vì chỉ cần bạn cáu giận, lo lắng cũng làm nhịp tim tăng lên.
Bạn có thể nghe Ts. Bs. Phạm Như Hùng – Tổng thư ký Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam chia sẻ về bệnh lý rối loạn thần kinh tim trong clip dưới đây:
Chuyên gia giải đáp: Rối loạn thần kinh tim là gì? Có phải rối loạn thần kinh thực vật?
Dấu hiệu nhận biết rối loạn thần kinh tim
Mặc dù thường không có tổn thương thực thể tại tim, nhưng các triệu chứng của rối loạn thần kinh tim cũng tương tự như triệu chứng của hầu hết các bệnh về tim mạch, bao gồm:
– Khó thở, loạn nhịp thở: dẫn đến cảm giác không thở được một hơi đầy đủ, thở nông. Người bệnh thường có xu hướng tránh đi vào những nơi đông đúc như đám giỗ, đám cưới vì sợ có thể ngất xỉu và thích ngồi ở gần cửa sổ để đón không khí trong lành.
– Mệt mỏi: Người bệnh có cảm giác mệt mỏi, uể oải, kiệt sức bất thường và thường khó hồi phục kể cả sau khi đã được nghỉ ngơi.
– Đau ngực: Cảm giác đau nhói âm ỉ ở ngực, có thể là một cơn đau cấp tính, đến và đi nhanh chóng; cũng có thể là cảm giác đau liên tục và mạn tính. Biểu hiện này có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, dù là người trẻ, trung niên, hay người già.
– Đánh trống ngực: Cảm giác tim đập mạnh bất thường và dồn dập, thình thịch trong lồng ngực. Triệu chứng này thường xảy ra khi căng thẳng và gắng sức.
– Chóng mặt: Cảm giác choáng váng nhẹ, quay cuồng, đứng không vững hoặc muốn ngất. Triệu chứng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi mức độ bệnh.
– Tăng thông khí: Là tình trạng thở nhanh và sâu, giống với hơi thở sau khi chạy bộ một quãng đường dài, người bệnh muốn ngất xỉu, cảm thấy không đủ oxy để thở và họ cố gắng thở nhanh và sâu hơn để lấy đủ oxy. Khi dấu hiệu này xảy ra, người bệnh dùng tay bịt mũi lại vài giây thì triệu chứng sẽ giảm bớt.
Sử dụng sớm Ninh Tâm Vương sẽ giúp giảm triệu chứng tim đập nhanh, khó thở, mệt mỏi, vã mồ hôi, từ đó bạn sẽ không còn lo lắng, bồn chồn, bất an về bệnh rối loạn thần kinh tim của mình. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0966.491.285 để biết thông tin chi tiết.
Rối loạn thần kinh tim có nguy hiểm không?
Rối loạn thần kinh tim là rối loạn lành tính và thường ít gây nguy hiểm. Nhưng càng để lâu, bệnh càng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và có thể dẫn tới biến chứng tim mạch nghiêm trọng như đột quỵ, ngưng tim đột ngột do tim đập quá nhanh.
Nhiều người bị bệnh rối loạn thần kinh tim chia sẻ rằng: tim đập nhanh, loạn nhịp, khó thở, đau ngực… khiến họ mệt mỏi thường xuyên, nhiều khi không thể đi làm nên không có thu nhập và không chăm sóc được cho gia đình, bố mẹ, con cái. Họ cảm thấy sợ hãi bởi vì khi đi khám không được chẩn đoán bệnh. Người ngoài nhìn vào thì cho rằng đây là căn bệnh giả vờ mà họ tự vẽ ra, như bị hoang tưởng. Một số trường hợp xấu hơn, họ cảm thấy như mình đang mắc bệnh của thế giới âm.
Lâu dần, người bệnh bắt đầu bảo vệ bản thân bằng cách thu mình lại trong những hoạt động thường ngày, không còn dám xuất hiện hay phát biểu trước nơi đông người. Họ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, thiếu sức sống, mệt mỏi vì tim đập loạn nhịp thường xuyên. Và điều này lại tạo ra vòng xoáy ngược, khiến cường độ, mức độ rối loạn nhịp tim ngày càng nghiêm trọng.
Rối loạn thần kinh tim làm giảm chất lượng cuộc sống và có thể gây suy tim, loạn nhịp tim nguy hiểm
Rối loạn thần kinh tim có làm tăng huyết áp không?
Ở người rối loạn thần kinh tim thường có sự gia tăng chất hóa học gây co mạch, tăng nhịp tim và tăng cả huyết áp là adrenalin. Sự hốt hoảng, lo lắng, sợ hãi của người bệnh khi bị rối loạn nhịp tim cũng yếu tố làm cho huyết áp tăng lên theo. Hai lý do này cùng tác động khiến đôi khi rối loạn thần kinh tim đi kèm với tăng huyết áp.
Tại sao lại bị rối loạn thần kinh tim?
Ts. Bs Phạm Như Hùng – Tổng thư ký hội tim mạch can thiệp, chuyên gia về điện sinh lý học và tạo nhịp tim cho biết: Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh tim không rõ ràng, có thể bắt nguồn từ sự thay đổi cảm xúc, bực tức, cáu giận, lo lắng, chấn thương tâm lý, đổ vỡ sau 1 mối quan hệ. Vì vậy, bệnh thường gặp ở những người hay gặp stress, làm việc quá sức, lo lắng dai dẳng, ít vận động… Phụ nữ trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn tiền mãn kinh cũng rất dễ bị rối loạn thần kinh tim. Ngoài ra, bệnh có thể xuất hiện cùng rối loạn lo âu hay trầm cảm”.
Dưới đây là chia sẻ của một phụ nữ chưa tới 40 tuổi nhưng bị rối loạn thần kinh tim. Hãy cùng lắng nghe trải lòng của chị về những điều bản thân đã gặp phải trong suốt thời gian 5 năm bị bệnh qua video sau đây:
Chị Khuyến (Vĩnh Phúc) kể về khoảng thời gian bị bệnh rối loạn thần kinh tim
Rối loạn thần kinh tim có chữa được không?
Bệnh rối loạn thần kinh tim khó chữa khỏi hoàn toàn vì bản chất bệnh là rối loạn lo âu và chịu ảnh hưởng rất lớn từ yếu tố cảm xúc, áp lực, căng thẳng. Việc xác định bệnh sớm cũng khó và điều trị cần kiên trì lâu dài. Ngay cả khi tình trạng rối loạn nhịp tim đã có thuyên giảm rõ rệt, người bệnh cũng vẫn phải duy trì điều trị và chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách nghiêm túc mới có thể ngăn ngừa bệnh tái phát.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng vì vậy mà buông xuôi, bởi nhờ sự tiến bộ của khoa học ngày nay, đã có nhiều cách giúp bạn ổn định nhịp tim, ổn định thần kinh tim rất nhiều người đã áp dụng thành công.
Có những cách nào điều trị rối loạn thần kinh tim?
Xuất phát từ bản chất và nguyên nhân gây bệnh, điều trị rối loạn thần kinh tim nếu chỉ dùng thuốc tây để giảm triệu chứng là chưa đủ. Người bệnh phải kết hợp với lối sống lành mạnh, suy nghĩ tích cực, đồng thời có thể kết hợp thêm các thảo dược Đông y để giải quyết bệnh “tận gốc”.
Dùng thuốc giảm tim đập nhanh khó thở, hồi hộp
Một số nhóm thuốc trị rối loạn thần kinh tim có thể được bác sĩ chỉ định để giảm nhịp tim như thuốc chẹn beta giao cảm. Thuốc này có tác dụng làm thư giãn mạch máu, giảm tiết adrenalin (một hormon gây co mạch, tăng nhịp tim được tiết nhiều khi gặp stress). Tuy nhiên, thuốc chẹn beta không được dùng ở những người bị bệnh hen, bệnh đường hô hấp vì tăng nguy cơ gây co thắt phế quản.
Ngoài ra còn 1 số nhóm thuốc uống rối loạn thần kinh tim khác như thuốc chẹn kênh Canxi, chẹn kênh Kali, thuốc an thần. Nhưng tất cả đều chỉ là biện pháp tạm thời để giảm nhẹ triệu chứng chứ không giải quyết được gốc rễ của bệnh. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi bác sĩ chỉ định bởi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như: hạ nhịp tim quá mức, nhờn thuốc, đôi khi còn làm tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên nặng hơn…
Thuốc điều trị giúp giảm nhịp tim nhanh chóng nhưng cũng gây ra 1 số tác dụng phụ khi dùng lâu dài
Điều trị rối loạn thần kinh tim bằng đông y
Mặc dù thuốc tây sẽ giúp giảm nhịp tim rất nhanh chóng, song chúng vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Đôi khi chính thuốc điều trị lại có thể gây ra tác dụng ngược, khiến tình trạng rối loạn nhịp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế mà sự ra đời của những bài thuốc Đông Y chữa rối loạn thần kinh tim đem lại nhiều ưu điểm vượt trội, không chỉ ổn định nhịp tim, mà còn tác động vào nguyên nhân gây rối loạn nhịp để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Trong các sản phẩm cho người rối loạn nhịp tim từ Đông Y, điển hình kể đến TPCN Ninh Tâm Vương được bào chế từ tinh chất Khổ sâm. Sản phẩm giúp ổn định thần kinh tim, giảm triệu chứng hồi hộp, mệt mỏi, khó thở, đau ngực, vã mồ hôi, trống ngực và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do rối loạn thần kinh tim gây ra.
Nghiên cứu còn cho thấy, các thành phần trong Ninh Tâm Vương có tác dụng làm thư giãn mạch máu, giảm tiết adrenalin (chất làm tim bạn đập nhanh hơn khi sợ hãi, lo lắng, tức giận) tương tự như nhóm chẹn beta – thuốc chính được sử dụng hiện nay trong điều trị rối loạn thần kinh tim. Tuy nhiên, sản phẩm lại không gây hạ nhịp tim quá mức, không gây co thắt phế quản khi sử dụng dài ngày.
Dưới đây là chia sẻ, review của những người bệnh rối loạn thần kinh tim đã kiểm soát bệnh thành công nhờ Ninh Tâm Vương. Cùng lắng nghe để hiểu thêm về sản phẩm này:
Cách điều trị rối loạn thần kinh tim, giảm hồi hộp, khó thở của Bà Hưng (Hà Nội)
Ông Tuất (Hà Nội) chia sẻ cách trị rối loạn thần kinh tim, nhịp xoang nhanh hiệu quả
Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm giúp giảm nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu
Thay đổi lối sống, sinh hoạt điều độ
Mỗi khi lên cơn nhịp tim nhanh, bạn có thể sử dụng một số cách giảm nhịp tim cấp tốc như: rửa mặt bằng nước đá lạnh, nghe nhạc thư giãn, ho mạnh, nghiệm pháp valsalsa, hít sâu thở chậm. Tuy nhiên, nếu muốn nhịp tim ổn định lâu dài, bạn cần có một lối sống khoa học.
Tốt nhất bạn nên được nghỉ ngơi hoàn toàn trong một khoảng thời gian nhất định từ 1 đến 3 tháng ở những nơi yên tĩnh. Nếu có điều kiện, có thể về nghỉ dưỡng ở các vùng đồng quê. Đồng thời, thực hiện thay đổi lối sống và từ bỏ những thói quen có hại cho sức khỏe:
– Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, trà đặc, cà phê….
– Không hút thuốc lá và cũng nên khuyên người thân trong gia đình bỏ thuốc. Bởi đã có nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh, người hút thuốc lá thụ động (ở trong môi trường có khói thuốc) cũng bị ảnh hưởng không khác gì những người hút thuốc lá.
– Nên tránh những tình huống hay những việc có thể gây xúc động mạnh quá mức hoặc căng thẳng tinh thần như đọc truyện tình cảm, lâm li bi đát, xem phim hành động…
– Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tích cực, tránh căng thẳng, lo nghĩ.
– Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh. Vì khi thời tiết lạnh sẽ gây co mạch, làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và khiến tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên nặng hơn.
– Luyện tập thể dục thể thao đều đặn. Những bộ môn hữu ích cho người bị rối loạn thần kinh tim là đi bộ, bơi lội, yoga, thái cực quyền… Nghiên cứu cho thấy tập thể dục ít nhất 30 phút/ lần, từ 3 đến 5 lần/ tuần sẽ làm cải thiện đáng kể sức khỏe, đặc biệt với những người có các vấn đề về tâm lý.
Xem thêm: Các bài tập luyện cho người rối loạn thần kinh tim
Người bị rối loạn thần kinh tim nên luyện tập yoga, thái cực quyền, sinh hoạt điều độ
Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì? kiêng gì?
Người rối loạn thần kinh tim nên ăn những thực phẩm có lợi cho tim, giúp ổn định nhịp tim và tránh những thực phẩm chứa chất kích thích gây tăng nhịp tim và làm bệnh nặng hơn. Cụ thể như sau.
Người bệnh nên ăn các loại rau lá xanh, hoa quả tươi, nước trái cây, các thực phẩm ít chất béo. Không nên ăn các thực phẩm có nhiều cholesterol, muối, đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ như da lợn, da gà cũng nên hạn chế…
– Trái cây, rau xanh giàu chất chống oxy hóa: Chất chống oxy hóa là những hoạt chất có khả năng giải tỏa căng thẳng, lo lắng, và thư giãn tinh thần hiệu quả. Bạn nên ăn nhiều trái cây họ cam, bưởi, quýt, ổi, mâm xôi, việt quất hoặc các loại rau có màu xanh lá đậm, củ quả có màu vàng, cam, đỏ…
– Hạn chế chất bột, đường: Ăn quá nhiều thực phẩm chứa tinh bột, đường dễ hấp thu hoặc đường năng lượng cao trong các thực phẩm tinh chế (bột ngũ cốc, bún, miến…) vừa không có lợi cho sức khỏe mà còn có thể gây ra tình trạng tim đập nhanh, mệt mỏi.
– Ăn nhiều cá: Cá biển có chứa nhiều chất béo có lợi cho tim, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và chống lại rối loạn nhịp. Vì vậy, bạn nên tích cực ăn cá, ít nhất 2 lần/tuần.
– Ăn đồ dễ tiêu, không ăn quá no. Bởi khi ăn quá no, dây thần kinh phế vị sẽ bị kích thích, khiến bạn dễ gặp các triệu chứng tim đập nhanh, đánh trống ngực hơn.
– Không ăn nhiều các đồ cay nóng (ớt, hạt tiêu), rượu bia: Những thực phẩm, đồ uống này có thể kích hoạt cơn tim đập nhanh tới 150 – 180 nhịp/phút.
Chi tiết về các thực phẩm dễ làm tăng nhịp tim, bạn có thể xem video tư vấn của Ts. Bs. Phạm Như Hùng – Tổng thư ký Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam.
Chuyên gia tư vấn về những loại thức ăn, đồ uống gây nhịp tim nhanh
Rối loạn thần kinh tim không dễ chữa khỏi, nhưng không khó đến mức bạn phải chấp nhận chung sống với bệnh cả đời. Chỉ cần hiểu rõ bản chất, thực hiện đúng những lời khuyên kể trên, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nhịp tim của mình.
Xem thêm: 14 siêu thực phẩm người rối loạn nhịp tim nên ăn để giảm nhịp tim
Lê Giang
Theo nguồn: my.clevelandclinic.org, quora.com, ncbi.nlm.nih.gov, vi.wikipedia.org, persistencemarketresearch.com, healthcaremagic.com, cardiac-neurosis.com, livestrong.com
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Là Dược sĩ đại học có vai trò là Trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website https://loannhiptim.co/, tôi đã dành nhiều thời gian cập nhật kiến thức về bệnh tim mạch trên các trang web y khoa điện tử hàng đầu thế giới như: webmd.com, nih.gov, medicinenet.com… và tham gia hàng trăm các cuộc hội thảo, tư vấn trực tuyến cùng với các chuyên gia đầu ngành Tim mạch để gửi tới bạn đọc những kiến thức mới và hữu ích về bệnh rối loạn nhịp tim, tim đập nhanh.
Thông tin liên hệ:
SĐT: 0966.491.285
Email: btvlegiang@gmail.com
Dạ thưa bác sĩ. Em năm nay 35 tuổi và em thường gặp triệu chứng tim đập loạn và mỗi khi chạy nhanh thì tim đập mạnh, to và rõ luôn ạ. Lúc em đi khám sức khỏe thì bác sĩ bảo không có gì. Vậy em bị bệnh gì ạ? Cách sinh hoạt và chữa trị như thế nào thưa bác sĩ ? Em chân thành cảm ơn
Chào bạn,
Theo như những bạn mô tả, rất có thể bạn đang gặp phải chứng rối loạn thần kinh tim, đây không phải là bệnh tim thực thể, mà thường gây ra bởi sự lo lắng, căng thẳng, stress thường xuyên. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến tâm lý, chất lượng sống của người mắc bệnh, bởi họ thường xuyên phải trải qua những cảm giác khó chịu, hồi hộp, mệt mỏi… nhưng đi khám lại không hề phát hiện ra tổn thương tại tim.
Trước mắt, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh và có biện pháp kiểm soát được tâm lý của mình bằng cách ăn ngủ điều độ, tập luyện một số môn thể thao như yoga, thiền, hoặc những lúc căng thẳng nên hít sâu thở chậm từ 5 – 10 phút.
Bên cạnh đó, để ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp khó thở, đánh trống ngực, mệt mỏi và bảo vệ trái tim toàn diện, giảm thiểu được nguy hiểm có thể xảy ra, bạn có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt cho chứng rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim như Tpcn Ninh Tâm Vương. Sản phẩm với tinh chất Khổ sâm giúp ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, giảm tính kích thích cơ tim và giúp thư giãn mạch máu, ức chế tiết chất gây co mạch tăng nhịp tim như adrenalin
Để hiểu rõ hơn tác động của sản phẩm, bạn có thể đọc bài viết sau: https://loannhiptim.co/roi-loan-nhip-tim/phuong-phap-dieu-tri/tpcn-ninh-tam-vuong-ho-tro-dieu-tri-nhip-tim-nhanh-ngoai-tam-thu-hieu-qua.html
Đồng thời xem chia sẻ của người bị loạn nhịp tim như bạn sau khi dùng sản phẩm đã ổn định nhịp:
https://www.youtube.com/watch?v=LWfTa8vu34w&index=1&list=PL9Uw3zMEm1Mp_ZtK9Ub_7dctwqSaxpcHw
Thân mến!
Năm nay tôi 41 tuổi, sống ở Quảng Ngãi, cách đây hơn 3 năm trong một bữa cơm tối, đang ăn thì tự nhiên người tôi mệt như lả đi, tim đập nhanh và hồi hộp lạ thường cứ hình dung như người sắp chết đến nơi vây. Ngồi một lúc tôi thấy hơi đỡ đỡ nhưng đêm đó tôi hoàn toàn không ngủ đươc. Sáng hôm sau đi ăn sáng miệng đắng chát, nuốt không vào, cách một tuần sau tôi lại lên cơn mệt giống y như vậy và phải đi cấp cứu. Nhập viện kiểm tra huyết áp có tăng, đo điện tim, siêu âm tim thì không có vấn đề gì, bác sỹ kết luận bị rối loạn thần kinh tim và khuyên nên về tập thể dục nhiều hơn. Tuy nhiên vì quá lo sợ cho sức khỏe của mình, nhiều lần tôi ra Trung tâm tim mạch của bệnh viện Trung ương Huế rồi lại vào thành phố Hồ Chí Minh đến khám tại các bệnh viện như: Trung tâm Medic Hòa Hảo, Bệnh viện Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, Viện tim thành phố Hồ Chí Minh,… Qua nhiều lần làm xét nghiệm, chụp phim, nội soi, điện tim, siêu âm tim, chụp MRI 64 lát cắt bác sỹ đều kết luận không có vấn đề về tim mạch, chỉ hở van 2 lá nhẹ do sinh lý không đáng lo ngại, tôi cũng đã làm trắc nghiệm gắng sức 2 lần kết quả đều âm tính. Tuy nhiên 03 năm qua tôi luôn sống trong tinh thần lo lắng về sức khỏe, ngực trái lúc nào cũng căng nặng, ăn ít thấy ngon miệng, ngủ được nhưng giấc ngủ không sâu, cảm giác khó thở, cổ họng lúc nào cũng có cảm giác như có vật gì đó vướng vào, đứng ngồi không vững người thì cảm giác lúc nào cũng như đi trên tàu vậy, lúc nào cơ thể cũng mệt mỏi, tâm trạng bất an, đặc biệt khi đến đám tang hay nghe thông tin về chuyện chết chóc là tim hồi hộp, người mệt. Tôi cũng đã dùng nhiều loại thuốc khác nhau, hiện nay đang dùng thuốc về thần kinh nhưng bệnh tình thuyên giảm không đáng kể. Xin bác sỹ những lời khuyên chân thành.
Trân trọng!
Bạn thân mến!
Bạn đã được làm tất cả các xét nghiệm, phương pháp giúp chẩn đoán chính xác các bệnh tim mạch cho nên bạn không nên quá lo lắng nữa mà nên tin tưởng vào chẩn đoán của bác sỹ. Vì thực chất rối loạn thần kinh tim không phải là bệnh lý tổn thương thực thể mà chỉ là những rối loạn lành tính và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được nó.
Nhưng cũng chính vì sự lo lắng quá của bạn lại chính là nguyên nhân khiến bệnh phát triển nặng hơn. Vì vậy, điều quan trọng bạn cần làm nhất bây giờ là duy trì tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, stress… hạn chế sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, trà đặc, café, thuốc lá… bạn cũng có thể tập một số môn thể thao nhẹ nhàng làm tăng sức bền cho tim như đi bộ, thiền, yoga.. để giúp trấn an tinh thần, mỗi khi thấy hồi hộp lo lắng bạn có thể tập hít sâu thở chậm từ 5 – 10 phút.
Chúng tôi xin gửi bạn bài viết dưới đây cung cấp cho bạn một số phương pháp luyện tập giúp điều trị rối loạn thần kinh tim:
https://loannhiptim.co/roi-loan-nhip-tim/phuong-phap-tap-luyen/tap-luyen-giup-dieu-tri-roi-loan-than-kinh-tim.html
Nếu đang sử dụng các thuốc điều trị của bác sỹ bạn vẫn nên tuân thủ đều đặn. Chúng tôi cũng biết rằng không phải ngày một ngày hai mà bạn có thể giải tỏa hết lo lắng vì nghĩ bệnh nguy hiểm. Nhưng chúng tôi mong rằng chia sẻ này sẽ giúp bạn nghĩ đơn giản hơn về bệnh, tâm lý thoải mái và tin tưởng vào quá trình điều trị mới giúp kiểm soát bệnh hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm TPCN Ninh Tâm Vương với liều 4 viên/ ngày/ 2 lần, uống đúng liệu trình điều trị ít nhất từ 2 – 4 tháng để có kết quả tốt nhất. Sản phẩm sẽ giúp bạn ổn định nhịp tim, giảm hồi hộp, trống ngực, khó thở, tim đập nhanh và phòng các biến chứng của bệnh, giúp bạn đỡ bất an hơn và ngủ ngon hơn mỗi đêm. Bạn tham khảo thêm thông tin sản phẩm và người sử dụng sản phẩm hiệu quả chia sẻ ở link sau:
https://www.youtube.com/watch?v=v8mYMtkOucw&t=1s
https://loannhiptim.co/san-pham-ho-tro.html
Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Thân!
Cách đây khoảng gần 1 năm tôi bị chứng khó thở tức ngực đi khám rất nhiều bệnh viện kết luận là bị rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn thần kinh tim, rối loạn dạng cơ thể, tôi uống rất nhiều thuốc nhưng không thấy tiến triển tốt. Tôi rất lo nên tìm hiểu mọi thứ, vừa qua tôi có uống tpcn Ninh Tâm Vương được 6 hộp rồi thấy củng giảm đáng kể nhưng triệu chứng tức ngực khó thở thì củng hay có, xin hỏi tôi nên dùng bao lâu sản phẩm này?
Chào bạn.
Qua chia sẻ của bạn chúng tôi nhận thấy cơ thể bạn đang đáp ứng tốt với sản phẩm vì chỉ sau 6 hộp (nếu bạn sử dụng đúng liều 4 viên/ ngày tức là bạn sử dụng có 1,5 tháng) mà sức sức khoẻ của được cải thiện như vậy là tín hiệu đáng mừng và cho chúng ta thấy việc điều trị đang đi đúng hướng. Vì vậy bạn nên sử dụng đúng đủ lộ trình là 3- 4 thángvới liều 4 viên/ ngày chia 2 lần. Sau thời gian trên khi các biểu hiện của bạn không còn bạn có thể giảm xuống duy trì liều 2 viên thường xuyên liên tục là tốt nhất. Vì như bạn đã biết bản thân rối loạn nhịp tim của bạn sẽ ảnh hưởng bởi yếu tố tâm lý. Khi bạn sử dụng Ninh Tâm Vương nhịp tim của bạn có thể đưa về ngưỡng ổn định nhưng nếu không điều chỉnh tốt tâm lý biểu hiện vẫn có thể xuất hiện trở lại. Chình vì vậy ngoài việc duy trì sử dụng sản phẩm bạn nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày các loại thực phẩm như:
– Nhóm axit béo omega 3, omega 6 thường có trong: dầu cá, dầu đậu nành, các loại hạt…
– Rau xanh và trái cây tươi cung cấp thêm chất xơ hạn chế táo bón.
– Thực phẩm giàu kẽm, canxi, vitamin nhóm B, magie giúp hệ thần kinh thực vật luôn hoạt động ổn định: thịt gà, thịt nạt, trứng, sữa…
– Hạn chế ăn mặn, ăn thành nhiều bữa để hệ thống tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học thì người bệnh cần kết hợp với luyện tập nhẹ nhàng nhằm nâng cao sức khỏe và cải thiện tình hình.
Bệnh nhân nên giữ tinh thần thoải mái, dùng thuốc đều đặn sẽ giúp bệnh nhanh chóng bình phục hơn.
Bạn lắng nghe chia sẻ của một trong rất nhiều bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim do rối loạn thần kinh thực vật nhờ sử dụng Ninh Tâm Vương đúng cách sức khoẻ đã được cải thiện tốt qua Video sau: https://www.youtube.com/watch?v=LWfTa8vu34w
Chúc bạn sức khoẻ!
Chào bác sĩ. Tôi năm nay 51 tuổi dạo gần đây tôi hay bị mạch nhanh nghẹn ở cổ có nhiều lúc đau mỏi ở phía sau lưng đã đi khám ,siêu âm tim, điện tim ở hà nôi nhưng ko ra bệnh gì. Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi có phải bị rối loạn thần kim tim ko ạ. Tôi xin cám ơn.
Chào bạn,
các triệu chứng của bạn đưa ra có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý trong đó có rối loạn thần kinh tim.
Rối loạn thần kinh tim là tình trạng tim đập loạn nhịp, không theo nhịp đập vốn có của nó kèm theo các triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tức ngực, khó thở, hoa mắt,… tuy nhiên khi đi khám không hề phát hiện ra bất kỳ tổn thương tại tim nào. Do đó, trong nhiều trường hợp bác sĩ sẽ không chỉ định thuốc mà chỉ yêu cầu bệnh nhân thay đổi chế độ sinh hoạt.
Nguyên nhân bệnh lý này là do người bệnh thường xuyên phải chịu áp lực, căng thẳng, stress trong công việc khiến hệ thần kinh thực vật – hệ thần kinh chi phối hoạt động của tim hoạt động sai lệch, gây ra các triệu chứng giống của bạn.
Trong trường hợp này, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng chế độ sinh hoạt điều độ, khoa học, có thể luyện tập nhẹ mỗi ngày bằng một số bài tập như hít sâu thở nhẹ, đi bộ, ngồi thiền, tập Yoga,… Đặc biệt, bạn có thể tham khảo sử dụng TPCN Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, làm giảm các triệu chứng như hồi hộp, trống ngực, khó thở nhờ ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim.
Bạn có thể tham khảo chia sẻ của một số bệnh nhân rối loạn thần kinh tim đã sử dụng TPCN Ninh Tâm Vương tại đây: https://loannhiptim.co/roi-loan-nhip-tim/phuong-phap-dieu-tri/cach-tri-nhip-tim-nhanh-ngoai-tam-thu-roi-loan-than-kinh-tim-hieu-qua.html
Chúc bạn sức khỏe!
Cháu chào bác sĩ ạ
Bác sĩ cho cháu ý kiến là cháu cũng bị những biểu hiện như trên nhưng cháu rất lo lắng vì cháu bị sợ khi đứng trước đám đông cũng không hẳn là sợ nhưng mỗi lần đứng trước đám đông để phát biểu một điều gì đó cháu hay bị tim đập nhanh , căng thẳng và mệt mỏi cảm giác rất run sợ và không nói được đây là điều cháu lo lắng vậy bác sĩ cho cháu hỏi cháu có phải bị rối loạn thần kinh tim hay không ạ và cháu nên mua thuốc như nào ạ? Cháu năm nay 20 tuổi ạ
Chào bạn,
Rất có thể là bạn đang bị rối loạn thần kinh tim, đây là một rối loạn lành tính có những biểu hiện của bệnh tim mạch nhưng khi thăm khám thì không có tổn thương thực thể của tim. Mặt khác sự lo lắng khi đứng trước đám đông có thể kích thích cơ thể sản sinh ra một chất làm co mạch, khiến tim đập nhanh, hồi hộp do đó sẽ làm nặng hơn tình trạng của bệnh.
Vấn đề sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tim mạch nói chung bạn nhất thiết phải tham khảo ý kiến của bác sỹ. Vì dựa trên những triệu chứng và sự ảnh hưởng đến trái tim mà bạn có thể được chỉ định dùng thuốc hay chỉ cần thay đổi lối sống.
Điều đầu tiên bạn cần làm bây giờ là xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh: không thức khuya, ngủ đủ giấc, hạn chế sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia, chất kích thích thuốc lá, café… tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như thiền, yoga để giúp tinh thần thoải mái, khi đứng trước đám đông bạn có thể hít sâu thở chậm từ 5 – 10 phút sẽ giúp cải thiện tình trạng trên.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp tập luyện khác dưới đây giúp ổn định nhịp tim:
https://loannhiptim.co/roi-loan-nhip-tim/phuong-phap-tap-luyen/tap-luyen-giup-dieu-tri-roi-loan-than-kinh-tim.html
Bên cạnh đó, sử dụng thêm các giải pháp hỗ trợ có nguồn gốc thiên nhiên như Ninh Tâm Vương rất hữu ích trong trường hợp của bạn. Sản phẩm có tác dụng ổn định tính dẫn truyền thần kinh tim, cải thiện tình trạng căng thẳng, mệt mỏi và duy trì nhịp đập trái tim ổn định. Bạn có thể đọc thêm về sản phẩm trong bài viết sau https://loannhiptim.co/san-pham-ho-tro/thong-tin-san-pham/ninh-tam-vuong-dung-the-nao-de-co-hieu-qua-tot-nhat.html
Chúc bạn luôn mạnh khỏe.
Thân!